Văn [Bứt phá Ngữ Văn - KTTNTHPTQG 2022] Đọc hiểu

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu 1​
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận0,5
Câu 2Nội dung chính "Trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình''0,5
Câu 3a. Nghĩa 1: Những con gà rừng thà được tự do trong nơi nó sinh ra - cánh rừng dẫu sẽ bị trở thành con mồi bất cứ lúc nào, cái chết vì đói cũng như vậy còn hơn là cuộc sống no đủ nhưng bị nhốt trong lồng tù túng
b. Nghĩa sâu xa: Đi theo những nhu cầu phát triển của xã hội, con người phải chiến đấu, nổ lực để đạt được thành công, quý trọng cuộc sống từ sự vất vả, tự đi lên còn hơn là sống trong nhung lụa nhưng bị cướp đoạt quyền tự do, nhân quyền bị xâm phạm đến ngột ngạt, cái chết của cô đơn hay sự mất tự do còn đau khổ hơn rất nhiều so với cái chết vì đói, vì khổ, chí ít lao động tự thân đã là một điều vô cùng đáng trân trọng, sự thất bại không đáng sợ bằng việc ta mất đi tự do.
a.0,25đ

b.0,75đ​
Câu 4a. Nêu nguyên tắc sống
b. Lí giải việc chọn nguyên tắc sống đó
1. Gỉai thích liên quan đến nguyên tắc sống đã chọn
2. Gỉai thích cụ thể, rõ ràng, thuyết phục
a.0,25đ
b.
1. 0,25đ
hoặc
2. 0,75đ
[TBODY] [/TBODY]
Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
=> Nghị luận
Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ?
=. Vân đề chính: trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”.
=> Có nghĩa là mặc dù gà rừng mất rất nhiều thời gian để kiếm thức ăn, chúng không muốn bị nhốt trong lồng.
Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao ?
=> Tự lập vì tự lập giúp chúng ta ít phụ thuộc vào người khác
@Vinhtrong2601 em đạt 1,75đ
ĐỀ THI THỬ SỐ 29 KTTNTHPTQG 2021 :Chuothong49

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

“Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)
[TBODY] [/TBODY]
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1
. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Nghị luận​


Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ?

Trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.​


Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”.
  • Nghĩa đen: Gà rừng chấp nhận việc phải khó khăn, vất vả để có được miếng ăn thay vì ru rú trong chiếc lồng chật hẹp với miếng ăn luôn được dâng tận miêng

  • Nghĩa bóng: Gà rừng chỉ những con người luôn dám đương đầu với mọi thử thách,không ngại khó, ngại khổ,... tự do, khẳng định bản thân,... chứ không ỷ lại và thiếu độc lập

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao ?

Sự tự tin và kĩ năng giao tiếp, đó là bởi hai điều đó chính là chìa khóa của mọi thành công. Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ còn tự tin sẽ giúp tăng cường các mối quan hệ có lợi, ko ngần ngại học hỏi được nhiều điều từ thế giới xung quanh và giúp ta vượt mọi trở ngại​
[TBODY] [/TBODY]
@hoangtuan9123 đạt 3 điểm trọn vẹn
Ép, em đứng bét rồi. :<

ĐỀ THI THỬ SỐ 29 KTTNTHPTQG 2021 :Chuothong49


ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

“Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)
[TBODY] [/TBODY]
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1
. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Nghị luận

Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ?
" trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình."

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”.
Chú gà rừng đó phải vất vả đi kiếm từng miếng ăn, ngụm nước. Tuy nhiên chúng không muốn bị nhốt trong chiếc lồng nhỏ, chật hẹp.

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao ?
[TBODY] [/TBODY]
@Xuân Hải Trần em đạt 1,25đ
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1
. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Nghị luận


Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ?

chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”.
  • Nghĩa đen: Gà rừng chấp nhận việc phải khó khăn, vất vả để có được miếng ăn thay vì ru rú trong chiếc lồng chật hẹp với miếng ăn luôn được dâng tận miêng

Nghĩa bóng: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do.
Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao ?
Nguyên tắc có ý nghĩa với mình nhất đó là: không bao giờ từ bỏ, đừng dừng lại, cố gắng lên nào.
Vì:
- Giúp con người chủ động, tự tin trước đám đông
- Giúp con người giải quyết vấn đề nhanh hơn
- Giúp con người luôn có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống
[TBODY] [/TBODY]
@Chris Master Harry đạt 3đ
Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Nghị luận


Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ?
"trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình"
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”.
Nghĩa đen: Gà rừng chấp nhận "đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước" chứ không cầu mong bản thân vì được ăn uống đầy đủ mà phải sống trong lồng, mất đi tự do.
Nghĩa bóng: Con người chúng ta cho dù có phải vất vả, khổ sở để có thể sinh tồn, nhưng ít nhất chúng ta cũng có "tự do", có thể sống theo ý thích của bản thân. Cho dù có cuộc sống như thần tiên ơn trong lồng giam đi chăng nữa thì con người chúng ta cũng sẽ không cảm nhận được sự hạnh phúc, vui sướng khi chúng ta được tự do.
Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao ?
Nguyên tắc tự lập, kĩ năng giao tiếp,...
Vì tự lập sẽ khiến chúng ta không phụ thuộc vào những gì sẵn có, không tế lại vào những yếu tố bên ngoài mà cần phải có kĩ năng riêng của bản thân để có thể độc lập sinh tồn. Kĩ năng giao tiếp là kĩ năng trọng yếu giúp chúng ta có thể trao đổi, bày tỏ ý kiến, cảm xúc với người khác,...

Câu 3,4 của em lại là làm bừa tiếp :p
@Khánhly2k7 đạt 3đ
Câu 1:
Phương thức nghị luận.
Câu 2:
Vấn đề chính được tác giả đặt ra trong đoạn trích là: Trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
Câu 3.
Câu nói “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng.”
Thà khó khăn, cực khổ mà có tự do còn hơn được sung sướng, nhung lụa nhưng bị giam cầm, tù túng
Câu 4:
Chân thành. Đối với em, mọi thứ đều cần bắt đầu bằng lòng chân thành thì mới làm việc lâu dài, bền vững và thành công. Ngược lại, sự khởi đầu bằng lòng giả dối thì môi trường làm việc rất tiêu cực, nhiều xô bồ, cạm bẫy.
@Heheli đạt 2,75đ
Câu 1.
Phương thức biểu đạt nghị luận.
Câu 2:
Vấn đề chính :Trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
Câu 3:
Gà thà đi 10 dặm mới uống được một ngụm nước, ăn một hạt thóc còn hơn phải sống trong cảnh bị nhốt trong lồng để rồi mất đi sự tự do của chính nó.
Câu 4 :
Em thấy lòng kiên trì là tốt nhất . Bởi khi có lòng kiên trì , con người ta mới có thể thành công.
@Yuriko - chan đạt 1,75đ
Câu 1:
Phương thức nghị luận.
Câu 2:
Vấn đề chính được tác giả đặt ra trong đoạn trích là: Trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
Câu 3.
Câu nói “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng.”
Thà khó khăn, cực khổ mà có tự do còn hơn được sung sướng, nhung lụa nhưng bị giam cầm, tù túng
Câu 4:
Chân thành. Đối với em, làm mọi việc thì phải đến nơi đến chốn, làm mà bỏ giữa chừng thì vứt đi.
@Minhtq411 đạt 1,5đ
“Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)
[TBODY] [/TBODY]
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1
. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Nghị luận

Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ?
" Trước khi đòi tự do thì bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình"

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”.
Chú gà rừng ấy chấp nhận việc khó khăn đi kiếm ăn còn hơn bị nhốt trong cũi

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao ?
[TBODY] [/TBODY]
@bebo 01 đạt 1,25

Bảng xếp hạng đã có nhiều thay đổi, mình sẽ cập nhật sau. Hẹn gặp lại các bạn với các đề thi tiếp theo.:Chuothong23
 
  • Like
Reactions: Khánhly2k7

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
ĐỀ THI THỬ THPTQG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
“Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú (…)
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh, người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt

Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời
Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…”

(Trích Giấc mơ của anh hề - Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Vũ – Thơ tình, NXB văn học, năm 2002)
[TBODY] [/TBODY]
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các câu thơ:

Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý thơ sau của tác giả không? Lý giải vì sao?

Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…
[TBODY] [/TBODY]
CÔNG BỐ ĐIỂM SỐ VÀ VỊ THỨ HIỆN TẠI CỦA CÁC THÍ SINH: XẾP HẠNG
Mời các bạn tham gia đề thi tiếp theo
@Vinhtrong2601
@hoangtuan9123
@Ác Quỷ
@Yuriko - chan
@Chris Master Harry
@Xuân Hải Trần
@sannhi14112009
@Minht411
@bebo 01
@Khánhly2k7
@Nguyễn Hoàng Vân Anh
@kaede-kun
...
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do
Câu 2.Đối lập:
- Làm rõ sự tương phản giữa ước mơ và hiện thực
- Giấc mơ chính là khát vọng của mọi người về một hiện thực tươi đẹp, hạnh phúc trong tương lai; đối lập với hiện thực đau khổ ở hiện tại.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các câu thơ:
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
- Những giấc mơ tươi đẹp vào ban đêm giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, tạm thời quên đi những khó khăn, mệt mỏi trong cuộc sống thực tại ban ngày. Những điều đến với ta trong giấc mơ chính là cái khát vọng thầm kín nhưng chân thực nhất: Đó là những khát khao muốn đạt được nhất.
Câu 4.
Anh/Chị có đồng tình với ý thơ sau của tác giả không? Lý giải vì sao?

Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…
Em đồng tình với ý kiến của tác giả vì:
-Tác giả gửi đi thông điệp: hhững giấc mơ đưa con người đi xa, và được là chính mình, sống 1 cuộc đời có mơ ước và hạnh phúc
-Cuộc sống không có những giấc mơ, những khát vọng để hướng về những điều tốt đẹp; cuộc đời sẽ trở nên vô vị, mất hết ý nghĩa.
- Bờ là cái nhỏ bé, biển là cái rộng lớn, bao la. Và đời sống cũng vậy,là cái hạn hẹp, nghèo nàn mà giấc mơ luôn mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn và phong phú.
 

Heheli

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười 2021
56
66
21
Đà Nẵng
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Tự do
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Nhân hóa
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các câu thơ:
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những điều ta nghĩ rằng không thể sẽ khiến ta trở nên có động lực và thực hiện nó
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý thơ sau của tác giả không? Lý giải vì sao?

Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…
Em đồng ý
Cuộc sống là sự gầy dựng bởi ước mơ, niềm tin. Nếu không có ước mơ, sẽ chẳng có những điều tốt đẹp được gầy dựng cho đến ngày hôm nay. Sự liên kết giữa ước mơ và đời sống, có giấc mơ mới tạo nên cuộc sống.
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Khánhly2k7

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng năm 2020
374
1,564
156
17
Hà Nội
THCS Cổ Nhuế
ĐỀ THI THỬ THPTQG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
“Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú (…)
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh, người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt

Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời
Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…”

(Trích Giấc mơ của anh hề - Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Vũ – Thơ tình, NXB văn học, năm 2002)
[TBODY] [/TBODY]
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các câu thơ:

Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý thơ sau của tác giả không? Lý giải vì sao?

Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…
[TBODY] [/TBODY]
CÔNG BỐ ĐIỂM SỐ VÀ VỊ THỨ HIỆN TẠI CỦA CÁC THÍ SINH: XẾP HẠNG
Mời các bạn tham gia đề thi tiếp theo
@Vinhtrong2601
@hoangtuan9123
@Ác Quỷ
@Yuriko - chan
@Chris Master Harry
@Xuân Hải Trần
@sannhi14112009
@Minht411
@bebo 01
@Khánhly2k7
@Nguyễn Hoàng Vân Anh
@kaede-kun
...
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?- Tự do.
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích:- Đối lập
-Nói rõ sự khác biệt và tương phản giữa ước mơ và hiện thực.
-Ước mơ thể hiện mong muốn của một người cũng như là những điều họ chưa đạt đến và có được trong hiện thực.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các câu thơ:
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
-Thứ chúng ta không thể đạt tới được thì luôn ước ao có được chúng. Ví như những giấc mơ của anh hề, người hát xẩm, cậu bé mồ côi,...Khi chúng ta chìm vào giấc mơ, nó sẽ hiện rõ khát vọng thầm kín và chân thực của chúng ta như: làm triệu phú, thức dậy giữa lâu đài rực rỡ,...Điều đó giúp chúng ta có động lực vươn tới những thứ mà chúng ta không có được.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý thơ sau của tác giả không? Lý giải vì sao?

Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…
-Em đồng tình với ý thơ trên của tác giả. Vì chỉ khi có ước mơ thì mới có động lực vươn lên trong cuộc sống. Giấc mơ đã thể hiện khát vọng của mỗi người đối với cuộc sống của họ. Có ước mơ thì mới có động lực để vươn lên trong cuộc sống. Cho dù ước mơ có viển vông đi nữa thì ít nhất chúng ta cũng còn có động lực để vươn lên, biết đâu một ngày nào đó giấc mơ sẽ thành sự thật.
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đáp án đề thi thử đọc hiểu thứ 3
Câu hỏi
Nội dung đáp án
Thang điểm
1
Thể thơ: Tự do0,25 điểm
2
  • Liệt kê: những giấc mơ của anh hề, người hát xẩm, cậu bé mồ côi nghèo khổ, người tù…
  • Đối lập (tương phản): anh hề/ trở thành triệu phú; người hát xẩm/ lâu đài rực rỡ; thằng bé mồ côi/ trong tay chiếc bánh khổng lồ; kẻ u tối/ thảnh thơi dưới mặt trời...
  • Phép điệp ngữ: những giấc mơ Những giấc mơ êm đềm Những giấc mơ nổi loạn
  • Phép so sánh: Những giấc mơ… như cánh chim vẫy gọi những bàn tay Đời sống là bờ Những giấc mơ là biể
  • Nêu tên một BPTT: 0,25
  • Từ ngữ thực hiện: 0,5 điểm
3
  • Ước mơ vẫy gọi, thúc giục con người phấn đấu đạt được điều mình mong mỏi; (0,5 điểm)
  • Ước mơ thôi thúc con người nỗ lực hành động để biến điều không thể thành điều có thể.( 0,5 điểm)
1,0 điểm
4
  • Đồng tình / Phản đối (0,25 điểm)
  • Lý giải thuyết phục (0,75 điểm)
1,0 điểm
[TBODY] [/TBODY]


Chúc mừng @Chris Master Harry +2,75
Chúc mừng @Heheli +2
Chúc mừng @Khánhly2k7 +2,75
:Chuothong47
 
  • Like
Reactions: Khánhly2k7

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực,giữa mùa hè ngắn ngũi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mãnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình không phân tâm.
Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy... Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian được hạn định.
Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta càng phải biết trân trong cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú.
(Trích Cách sống từ blenh thường trở nên phi thường, Inamori Kazuo,- NXB Lao động 2020, tr. 103-104)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi.
Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao?
 
  • Like
Reactions: ldc2305

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực,giữa mùa hè ngắn ngũi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mãnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình không phân tâm.
Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy... Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian được hạn định.
Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta càng phải biết trân trong cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú.
(Trích Cách sống từ blenh thường trở nên phi thường, Inamori Kazuo,- NXB Lao động 2020, tr. 103-104)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi.
Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao?
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận
Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng giữa mùa hè ngắn ngủi là các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi.
Câu 3. Những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích là :
- Các loài thực vật ở 2 vùng đều nảy mầm và nở hoa trong điều kiện khắc nghiệt nhất.
- Đều cho thấy sức sống phi thường của các 2 thảm thực vật.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao?
- Em đồng tình với ý kiến của tác giả. Bởi vì:
+ Sống hết mình chứng tỏ con người đã không bỏ cuộc trước những khó khăn thất bại
+ Nếu con người có thất bại thì sẽ rút ra cho mình được bài học. Mà thất bại nhỏ sẽ tạo nên những thành công lớn.
=> Sống hết mình giúp con người vươn tới tương lai bởi mỗi bài học rút ra được từ sự nỗ lực sẽ giống như viên gạch xây đắp nền móng vững chắc để con người phát triển và hoàn thiện bản thân hơn
 

ldc2305

Học sinh
Thành viên
4 Tháng tám 2021
4
8
21
Lào Cai
APC - Gia Lai
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực,giữa mùa hè ngắn ngũi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mãnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình không phân tâm.
Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy... Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian được hạn định.
Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta càng phải biết trân trong cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú.
(Trích Cách sống từ blenh thường trở nên phi thường, Inamori Kazuo,- NXB Lao động 2020, tr. 103-104)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi.
Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao?
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính nghị luận
Câu 2: Chúng sinh trưởng rất mãnh liệt: đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mãnh đời thật ngắn ngủi.
Câu 3:
Trước khi đối mặt với những điều kiện sống khắc nghiệt, chúng đều vươn lên và phát triển, hướng tới những điều tốt đẹp nhất và làm điều tốt đẹp nhất cho đời.
Câu 4:
Em có đồng tình vì
+ Sống hết mình là cống hiến hết sức, không ngại gian nan và vất vả.
+ Sống hết mình tức ta không bỏ cuộc, luôn cố gắng vượt qua khó khăn và một ngày sẽ đạt được thành quả tốt đẹp nhất.
=> Dù xuất phát điểm ta có nhỏ bé thế nào, chỉ cần cháy hết sức mọi thứ sẽ dẫn đến kết quả tốt nhất.
 

Yemm_qoq

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng một 2022
6
11
6
19
Hà Nội
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực,giữa mùa hè ngắn ngũi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mãnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình không phân tâm.
Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy... Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian được hạn định.
Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta càng phải biết trân trong cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú.
(Trích Cách sống từ blenh thường trở nên phi thường, Inamori Kazuo,- NXB Lao động 2020, tr. 103-104)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi.
Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao?
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2. Các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mãnh đời thật ngắn ngủi.
Câu 3. Chúng đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian được hạn định.
Câu 4. Em đồng ý với nhận định của tác giả. Vì nếu như sống hết mình cho hiện tại, dù cho có mắc bao nhiêu thất bại, nhưng chắc chắn qua đó chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý báu cho bản thân để vươn lên trong cuộc sống đầy khó khăn phía trước. Vì cuộc sống luôn có rất nhiều mùi vị, những thất bại chúng ta gặp hiện nay có thể sẽ tạo tiền đề cho thành công ở ngày mai. Như câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công"
 
Top Bottom