BTTL Phân li độc lập

H

hocmai.sinhhoc

Câu 3: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?
A. 1/4. B. 9/16. C. 1/16. D. 3/8.
Ở đây em dễ dàng viết được kiểu gen của P: AaBb x AaBb.
Em tự viết sơ đồ lai và nhận thấy F1 thu được 16 kiểu tổ hợp giao tử.
KGF1: 1AABB : 2AaBB : 4AaBb: 2AABb : 2Aabb : 1Aabb : 2aaBb : 1aaBB : 1aabb
Ta nhận thấy ở F1, kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 4/16 = ¼
Vậy đáp án đúng là đáp án A.
Câu 5: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 4/9. B. 1/9. C. 1/4. D. 9/16.
Ở câu này cũng tương tự câu só 3, tuy nhiên cách hỏi khác nhau nên đáp án cũng khác nhau. Câu này đầy bài yêu cầu trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/9.
Câu 7: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ không thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 1/2. B. 1/9. C. 8/9. D. 9/16.
Câu này cũng tương tự câu số 3, em cần nắm được tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở phép lai Menđen.
Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng (chỉ có thể là AABB) chiếm tỉ lệ 1/9.
Do đó những cây thân cao, hoa đỏ không thuần chủng chiếm tỉ lệ: 1 – 1/9 = 8/9.
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất các thể đồng hợp về 2 cặp gen thu được ở F1 là
A. 1/4. B. 1/2. C. 1/8. D. 3/8.
Ở đây em cần nhớ, các cá thể đổng hợp về hai cặp gen chỉ có thể là: 1AABB + 1Aabb + 1aaBB + 1aabb trong tổng số 16 tổ hợp sinh ra.
Do đó Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất các thể đồng hợp về 2 cặp gen thu được ở F1 là 4/16 = ¼.
Câu 9: Bài này chúng ta có thể giải quyết theo 2 cách:
Hầu như tất cả các em đều xác định được cá thể P : AaBb x AaBb, F1 đem lai phải có kiểu gen: A-bb x aaB-
Cách 1: Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:
Xét tính trạng chiều cao thân: P Aa x Aa ; F1 sinh ra: 1AA : 2Aa : 1aa
F1 đem lai: A- x aa sẽ có 2 trường hợp AA x aa
TH1: Aa x aa; F2 sinh ra: 1/2 Aa :1/2aa
Xác suất có kiểu gen Aa trong số các cây thân cao của F1 là 2/3
Do đó theo lí thuyết xác suất A- sinh ra ở F2 là = 1/2 . 2/3 = 2/6
TH2: Tương tự xét phép lai F1: AA x aa cũng được Aa sinh ra = 1/3 . 1
Qua trên ta thấy tỉ lệ cây thân cao sinh ra là 1/3 + 2/6 = 4/6 = 2/3
Xét tính trạng màu sắc hoa:
Làm hoàn toàn tương tự ta cũng được kết quả như trên
Xét sự di truyền chung của 2 cặp tính trạng:
Xác suất sinh ra cây thân cao, hoa đỏ là: 2/3.2/3 = 4/9
Cách 2:
TH1: F1: Aabb (Cao, trắng) x aaBB (thấp, đỏ)
Xs cây Aabb trong các cây thân cao, hoa trắng ở F1 là: 2/3
Xs cây F1 aaBB trong các cây thân thấp, hoa đỏ là: 1/3
Xs cây A-B- sinh ra là: 1/2 . 2/3. 1/3 = 1/9
Tương tự như trên chúng ta xét các trường hợp:
TH2: Aabb x aaBb
Xs cây A-B- sinh ra là: 1/4 . 2/3. 2/3 = 1/9
TH3: AAbb x aaBB
Xs cây A-B- sinh ra là: 1/3 . 1/3 = 1/9

TH4: AAbb x aaBb
Xs cây A-B- sinh ra là: 1/3 . 1/3 = 1/9
Vậy xs sinh ra cây A-B- là 1/9 + 1/9 + 1/9 + 1/9 = 4/9
Em có thể tham khảo các cách làm này nhé!
Câu 10, 11 em cũng làm hoàn toàn tương tự nhé!

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất các thể dị hợp về 1 cặp gen thu được ở F1 là
A. 1/4. B. 1/2. C. 1/8. D. 3/8.
Các cá thể dị hợp về một cặp gen có thể là: 2AaBB + 2AABb + 2aaBb + 2Aabb trong tổng số 16 kiểu tổ hợp sinh ra. Do vậy xác suất các thể dị hợp về 1 cặp gen thu được ở F1 là: 8/16 = ½
 
Top Bottom