BT tổng hợp

F

fansontungmtp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hòa tan 5,1 g oxit của một kim loại III bằng HCl. Số mol axit cần dùng là 0,3 mol. Tìm CTHH của oxit đó.
Bài 2: Cho 2,016g kim loại X tác dụng hết với oxi thu được 2,784g chất rắn . Hãy xác định kim loại đó
Bài 3: Hỗm hợp khí X gồm $ N_2 $ và $ O_2 $ 6,75 lít X có khối lượng 8,8 g
a) Tính % thể tích X
b) Tính thể tích khí $ H_2 $ (đktc). có V= thể tích 1,1g hỗn hợp X
 
U

ulrichstern2000

Bài 1:
Gọi kim loại cần tìm là A (đồng thời là khối lượng mol luôn)
Ta có:
A2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
0,05///////0,3
Ta có 5,1/(2A + 48) = 0,05 => A = 27 => A là Al (Nhôm) => CTHH: Al2O3
 
U

ulrichstern2000


bài 2:
4X + nO2 → (đk nhiệt độ) 2X2On
2,016/x (mol)//////////////////2,016/2x (mol)
Ta có: 2,016/2x = 2,784/(2X + 16n)
Rút gọn được: X = 21n => n = 2 thì X = 24 (Mg)
(Bài không sai xác nhận giúp nhé, tối giải tiếp, h mình bận)
 
X

xuanloc_97

3.
mình nghĩ là 6.72 lít khí X
a. gọi a b lần lượt là số mol $ N_2 và O_2 $
ta có: a+b=0.3
28a+32b=8.8
=> a=0.2
b=0.1
=> %=.................
b. 8.8 g hỗn hợp X có 6.72 lít khí X
=>1.1 g hỗn hợp X có 0.84 lít khí
=> $ V H_2 = 0.84 l $
 
U

ulrichstern2000

Bài 3:
a) Gọi a, b lần lượt là số mol mỗi khí có trong hỗn hợp (a, b > 0)
n(hỗn hợp khí) ≈ 0,3 (mol) (số lẻ quá, số liệu đề có ổn không bạn???)
Ta có phương trình theo thể tích khí:
a + b = 0,3 (I)
Phương trình theo khối lượng hỗn hợp khí:
28a + 32b = 8,8 (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình, giải hệ được:
a = 0,2 (mol); y = 0,1 (mol)
=> %V(N2) ≈ 66,67%
%V(O2) ≈ 33,33%
b) Trong 8,8 g khí X có 6,75 lít khí
=> Trong 1,1 g khí X có 0,84 lít khí
Vậy V(H2) = 0,84 (lít)
 
Top Bottom