BT rất hay !! Thảo luận nào !! :D

H

hardyboywwe

Cho tiếp 1 bài tập nữa :)
F1 dị hợp các cặp gen,có kiểu hình cây cao,quả ngọt đem giao phối với cây thấp quả chua nhận đc đời F2 4 loại kiểu hình phân phối như sau:
17,5% cây cao quả ngọt
20% cây cao quả chua
32,5% cây thấp quả ngọt
30% cây thấp quả chua
Cho biết vị quả do 1 gen quy định tính trạng quả ngọt trội hoàn toàn
1.tính trang kích thước cây di truyền theo quy luật nào?
2.Phép lai chịu sự chi phối các quy luật di truyền nào?
3.xác định KG của F1 và cá thể đem lai với F1(ko cần lập bảng)
 
H

hardyboywwe

[TEX]1 bài tập nữa để thảo luận Cho tự thụ phấn 10 cây ngô hạt tím quả có râu thu đc 1920 cây ngô đời F1,trong đó có 1380 cay hạt tím,quả râu;204 cây hạt tím,ko râu;300 cây hạt trắng,quả ko râu.Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và các cặp gen phân li độc lập nhau,mỗi cây chỉ có 1 quả và số lượng hạt mỗi quả xem như bằng nhau. Xác định kiểu gen và số lượng cá thể thuộc mỗi loại kiểu gen của 10 cây ngô ban đầu[/TEX]

Xét P đều là tím có râu -- coi là 100%
KG hạt tím là : AA. Aa
Kg hạt có râu là : BB ,Bb
Giả sử có tỉ lệ lần lượt là : xAA , yAa
zBB , tBb
Ta có : xz + xt + yz + yt =1 (1)
Khi tự thụ phấn ta dk : xAA --> xAA
yAa --> 0,25yAA : 0,5yAa : 0,25yaa
zBB --> zBB
tBb --> 0,25tBB : 0,5tBb : 0,25tbb
Xét F1 : Cây hạt tím có râu chiếm tỉ lệ 1380/1920
--> xz + 0,25xt + 0,5xt + 0,25yz+ 0,25.0,25yt + 0,5.0,25yt + 0,5yz +0,5.0,25yt + 0,5.0,5yt =1390/1920
<=> xz+ 0.75xt + 0,75yz + 0,5625yt= 1380/1920
Tương tự vs các pt khác : Cây tím ko râu :
0,25xt + 0,25.0,25yt+ 0,5.0,25yt = 0,25xt + 0,1875yt = 0,10625 (3)
o,25.0,25yt = 0,0625 (4)
Giải hệ 4 pt ( dễ giải thui )
==> xt = -4,5
xz =1,75
yt = 2,5
yz = 1,25

Các bạn
tham khao !! rùi góp j jup minh nha !! :d


Với bài tạp này,mình sẽ định hướng lại cách giải cho bạn
ta tính số lượng hạt trên mỗi quả: 1920/10 = 192 hạt/quả
Muốn xuất hiện loại kiểu hình cây hạt trắng quả ko râu thế hệ P phải có những cây KG AaBb.
+kết quả tự thụ của những cây này thu đc F1
P1: AaBb * AaBb
----> F1-1 9a-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
[(9.36)+(3.36)+(3.36)+(1.36)]/192 = 3 cây
Vậy có 3 cây KG AaBb ở P tham gia tự thụ
--->số cây còn lại của F1 do tự thụ của các bố mẹ khác nhau là
A-B- = 1380 - (36.9) = 704 cây
A-bb = 204 -( 36.3) = 96 cây
aaB- = 300 - (36.3) = 192 cây
Vì F1 xuất hiện loại kiểu hình hạt trắng quả râu (aaB-) phải do tự thụ giữa các cây ở P2 có kiểu gen AaBb
P2 : AaBb * AaBB ----> F1-2 : 3A-B- : 1aaB-
F1-2 : ((3.192)+(1.192))/192 = 4 cây
vậy có 4 cây KG AaBB ở P tham gia tự thụ phấn
Vì F1 xuất hiện loại KH hạt tím quả ko râu nên thế hệ P phải có những cây KG AABb
P3 : AABb * AABb ----> F1-3 : 3A-B 1A-bb
ta tính ra f1-3 = 2 cây
Vậy có 2 cây KG AABb ở P tham gia tự thụ
cây hạt tím quả có râu còn lại ở P là 10-(3+4+2) = 1 cây
+mặt khác số cây hạt tím quả có râu còn lại ở F1 là
1380-(324+ 576 +288) = 192 cây---.số cây AABB của P là 192/192 = 1 cây
--->bạn tự kết luận
 
H

hazamakuroo

Mình chưa hiểu lắm !!

Các phần sau :
[(9.36)+(3.36)+(3.36)+(1.36)]/192 = 3 cây
Vậy có 3 cây KG AaBb ở P tham gia tự thụ phấn
Vì F1 xuất hiện loại kiểu hình hạt trắng quả râu (aa phải do tự thụ giữa các cây ở P2 có kiểu gen AaBb
--> đâu thấy đề bài có F1 hạt trắng có râu ???
P2 : AaBb * AaBB ----> F1-2 : 3A-B- : 1aaB- --> Tỉ lệ 3:3:1:1 mà
F1-2 : ((3.192)+(1.192))/192 = 4 cây --> trên là 36 sao đây lại 192
P3 : AABb * AABb ----> F1-3 : 3A-B 1A-bb
ta tính ra f1-3 = 2 cây

--> vẫn tỉ lệ này !! to tương 3:3:1:1
+mặt khác số cây hạt tím quả có râu còn lại ở F1 là
1380-(324+ 576 +288) = 192 cây---.số cây AABB của P là 192/192 = 1 cây
--->bạn tự kết luận

--> Càng không hiểu ???
bạn giải thik chi tiết giúp mình nha !! cảm ơn bạn nhiều

bài làm :
***xét Cao/ Thấp = 3/5 --> tương tác gen
8=4x2 --> KG F1 qđ kích thước dị hợp 2 cặp gen ( AaBb )
Cây thấp quả chua có KG là : Aabb hoặc aaBb ( có vai trò như nhau )
***Xét Ngọt/ Chua = 1:1 --- >Dd x dd ( PL)
----->> F1 có KG AaBbDd
Cây kia có KG Aabbdd ( aaBbdd )
------->
 
H

hazamakuroo

Đề Thi trường tôi nè !! :d

SỞ GD – ĐT TỈNH BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 LẦN 1 – NĂM 2011 – 2012
Môn : Sinh Học
Thời Gian : 180 phút

Ngày thi : 1 - 12 - 2011

Câu 1 : ( 1, 5 điểm )
Nêu hai khác biệt chính giữa một gen cấu tríc điển hình của sinh vật nhân sơ ( vi khuẩn ) với một gen điển hình của sinh vật nhân thực. Cấu trúc của các loại gen này có ‎ nghĩa gì cho các sinh vật nhân sơ và nhân thực ?

Câu 2 : ( 2,5 điểm )
a.Một tế bào bình thường có bộ NST như
hình vẽ.
Tế bào đó đang ở thời nào của phân bào ?
Giải thích. Những sự kiện nào đã xảy ra đối
với NST thể hiện trên hình vẽ ?
Ý nghĩa của các sự kiện đó trong tiến hóa ?

b. Một tế bào lưỡng bội người có hàm lượng ADN = 6,6 (pg), (1pg = 10-12 g). Đã nguyên phân một số đợt liên tiếp và lấy nguyên liệu của môi trường là 204,6( pg). Xác định số tế bào con ở thế hệ cuối cùng được tạo ra và tổng NST của các tế bào con đó. Biết hàm lượng ADN nói trên nằm trong nhân tế bào và các tế bào thế hệ cuối cùng đang ở pha G2.

Câu 3 : ( 1,5 điểm )
Có một đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’-UGG-3’ mã hoá cho axit amin triptophan thành bộ ba 5’-UGA-3’ ở giữa vùng mã hoá của phân tử mARN. Tuy vậy, trong tế bào lại còn có một đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hoá tARN tạo ra các tARN có thể “sửa sai” đột biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc này vẫn đọc được 5’-UGA-3’ như là bộ ba mã hoá cho triptophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này tham gia vào quá trình dịch mã của gen bình thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả gì ?

Câu 4 : (3,5 điểm )
a.Cho bản đồ di truyền của ba Gen như hình vẽ :


-----.--------------------------------.------------------.----------
A 20cM B 10cM D

Biết rằng trong mỗi đoạn giữa A và B, giữa B và D chỉ có 1 điểm trao đổi chéo duy nhất. Nếu chỉ có 1 trong 2 trao đổi chéo xảy ra thì được gọi là trao đổi chéo đơn, nếu 2 trao đổi chéo xảy ra đồng thời thì được gọi là trao đổi chéo kép. Mỗi gen quy định 1 tính trạng và nằm trên NST thường.

Cho Pt/c ABD/ABD x abd/ abd , tạo F1, cho F1 lai phân tích tạo Fa gồm 8 loại KH khác nhau.
- Hãy xác định tỉ lệ các loại KH ( theo lí thu‎yết ) ở Fa
- Nếu cho F1xF1, thì F2 có tối đa bao nhiêu loại KG
b. Giả sử Gen thứ nhất có 3 alen, Gen thứ hai và Gen thứ 3 đều có 2 alen. Cả 3 Gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường tương đồng, tính số loại kiểu gen tối đa liên quan đến 3 Gen này.

Câu 5: ( 3,5 điểm )
Ở 1 loại thực vật, Gen A – hạt vàng , a – hạt trắng , B – hạt trơn , b – hạt nhăn. Các gen thuộc NST thường.
Cho P thuần chủng, tương phản lai với nhau thu được F1 100 % hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 10000 hạt, gồm 4 loại KH khác nhau, trong số đó hạt vàng nhăn là 2464 hạt.
Biết diển biến NST ở 2 giới hoàn toàn giống nhau.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối 2 cặp tính trạng trên và KG của F1.
b. Tính số hạt vàng trơn dị hợp 2 cặp gen ở F2.
c. Nếu lấy 5 hạt đều vàng, trơn ở F2 thì xác suất để có 3 hạt có KG đồng hợp và 2 hạt có KG dị hợp 1 cặp gen là bao nhiêu ?

Câu 6 : ( 2 điểm )
Ở ruồi giấm, cho giao phối giữa ruồi cái cánh chẻ với ruồi đực cánh bình thường thu được :
81 ruồi cái cánh chẻ
162 ruồi cánh bình thường, trong đó ruồi cái cánh bình thường chiếm 50%.
Giải thích kết quả và viết SĐL minh họa.
( Biết hình dạng cánh do 1 gen quy định, không có đột biến xảy ra ).

Câu 7 : ( 1 điểm )
Cho rằng khối u được xuất phát từ một tế bào bị đột biến nhiều lần dẫn đến mất khả năng điều hoà phân bào. Hãy giải thích tại sao tần số người bị bệnh ung thư ở người già cao hơn so với ở người trẻ.

Câu 8 : ( 1 điểm )
Loài ARN nào là đa dạng nhất ? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực ?
Hãy giải thích .

Câu 9 : ( 2 điểm )
a. Các nhà khoa học nhận thấy các đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể khác nhau ở người thường gây chết ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của cá thể bị đột biến. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau như vậy ?
b. Các thể đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể có những đặc điểm gì khác biệt với các loại thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác? Nêu ý nghĩa của đột biến này trong chọn giống và trong tiến hóa.


Câu 10 : ( 1 điểm )
Dựa trên cơ sở khoa học nào mà người ta tiến hành lai phân tử ? Giải thích ứng dụng thực tiễn của lai phân tử trong việc xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài .
 

Attachments

  • Thi khảo sát HSG lần 1 - Bắc Ninh.doc
    52.5 KB · Đọc: 1
Top Bottom