bt liên quan tới ax HNO3

L

lamtrang0708

G

giotbuonkhongten

Cho 18.5 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 vào 200 ml HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được 2.24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch D và còn lại 1.46 gam kim loại chưa tan. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng
Qui đổi về Fe và O
Đặt x,y llượt là số mol Fe,O

Fe - 2e --> Fe+2
x-----2x
O + 2e ---> O2-
y ----2y
N+5 + 3e --> N+2

56x + 16y = 17,04

x - y = 0,15

--> x = 0,27, y = 0,12

nHNO3 = 0,27.2 + 0,1 = 0,64 mol ok :)
 
Last edited by a moderator:
T

trandangphuc

nhẩm nhẩm thấy CM = 5M thì phải. Bài tập này rất quen thuộc trong đề các đề thi thử vào ĐH còn đề ĐH chính thức có vẻ cũng dạng này nhưng rắc rối hơn !
 
N

nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi

Minhf ít học dạng này nên không chắc lắm!

nHNO3=2nNO=0.2 mol
==>
CMHNO3=0.2\0.2=1M
:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
Sai thì thui đó!
 
R

rocky1208

Cho 18.5 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 vào 200 ml HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được 2.24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch D và còn lại 1.46 gam kim loại chưa tan. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng
Giả sử ban đầu có xmol Fe ---để ngoài kk-----> 18.5 gam Fe, Fe304
Fe sẽ cho e ba lần
Lần 1
m O = 18.5 - 56x -> nO = (18.5 - 56x )/16
O + 2e ------------------>O2-
(18.5 - 56x )/8<------(18.5 - 56x )/16
đấy là lần thứ nhất Fe cho e​
Lần 2
cho e cho NO3- ---> NO
N+5 + 3e -------> N+2
0.1<-------0.3<-------- 0.1​
Lần 3
cho nội bộ lẫn nhau. Tức trong dung dịch có Fe3+ mà Fe còn dư nên
2Fe 3+ + Fe -----> 3Fe2+
cái này không cho e ra ngoài nên không tính
1.46 gam kim lọai chưa tan là Fe -> nFe dư =0.026 mol, n Fe phản ứng là x - 0.26​
Túm lại đã có x - 0.26 mol Fe biến hết thành Fe2+. Do đó số mol e nhường là 2*(x - 0.26) = 2x- 0.52. Cái này bằng tổng số mol e nhường ở 2 lần đầu.
vậy
(18.5 - 56x )/8 + 0.3 = 2x- 0.52​

Giải ra cho x=0.348 mol
HNO3 là hai việc
  • tạo khí NO ---> tốn 0.1
  • vào muối Fe(NO3)2 -----> tốn 0.348* 2 =0.696
Vậy hết 0.796 mol -> Cm =0.398
Nhưng mà sao nhiều số lẻ quá, toàn phải làm tròn. không biết có sai ở đâu không nữa. Mọi người check giùm nhé.
:)&gt;-
From Rocky
 
T

trandangphuc

Bài giải:

N (+5) + 3e ---> N (+2)
0,1- - --0,3 < - - - - 0,1
Fe ---> Fe (+2) + 2e
3Fe (+8/3) + 2e ---> 3Fe (+2).. |b - - - -> b - - - - 2b
3a - - - - - > 2a - - - - 3a

Có hệ pt
{232a + 56b = 18,5 - 1,46
{0,3 + 2a = 2b
=> a = 0,03 ; b = 0,18
nHNO3 = n(N+5) = n(N+5) bị khử thành NO + n(N+5) trong muối
= 0,1 + 2×(3a+2b) = 1 mol
Vậy x = 1/0,2 = 5 (M)
 
G

giotbuonkhongten

Bài giải:

N (+5) + 3e ---> N (+2)
0,1- - --0,3 < - - - - 0,1
Fe ---> Fe (+2) + 2e
3Fe (+8/3) + 2e ---> 3Fe (+2).. |b - - - -> b - - - - 2b
3a - - - - - > 2a - - - - 3a

Có hệ pt
{232a + 56b = 18,5 - 1,46
{0,3 + 2a = 2b
=> a = 0,03 ; b = 0,18
nHNO3 = n(N+5) = n(N+5) bị khử thành NO + n(N+5) trong muối
= 0,1 + 2×(3a+2b) = 1 mol
Vậy x = 1/0,2 = 5 (M)
chỗ tính số mol HNO3 bị sai

nHNO3 = 2(3a + b) + 0,1= 0,64 mol :)
 
R

rocky1208

Bài anh rocky có chỗ bị nhầm rồi ạ

Nguyên văn bởi rocky
1.46 gam kim lọai chưa tan là Fe -> nFe dư =0.026 mol, n Fe phản ứng là x - 0.26

x - 0,026 :)
Hự ! b-(
Có phải mình già rồi không nhỉ :-??
Cám ơn em nhé. Đấy, nhìn anh mà rút kinh nghiệm. Anh sai cái lỗi kiểu này với lỗi kiểu 2*3 = 5 , 2+3 =6 ấy cả mấy chục lần rồi mà vẫn chưa chừa :))
Thank cho phát này.
:)&gt;-
From Rocky
 
Last edited by a moderator:
S

sky9x

Thựch hiện 2 thí nghiệm
cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít khí NO
cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít NO
biết NO là sản phẩm khử duy nhất các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.tìm quan hệ của V1 và V2
 
G

giotbuonkhongten

Thựch hiện 2 thí nghiệm
cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít khí NO
cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít NO
biết NO là sản phẩm khử duy nhất các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.tìm quan hệ của V1 và V2

3Cu + 8H+ --> 3Cu2+ + 2NO
0,06---0,08-----------------0,02
3Cu + 8H+ --> 3Cu2+ + 2NO
0,06---0,16----------------0,04
V1/V2 = 1/2
 
Top Bottom