BT khó về NST, Di truyền!!

L

lantohehevip

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 10: Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là
A. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.
B. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.
C. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.
D. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.

Câu 18: Loài lúa mỳ hoang dại có gen qui định khả năng kháng bệnh “gỉ sắt” trên lá. Loài lúa mì trồng lại có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. Hai loài này có họ hàng gần gũi nên có thể lai được với nhau và cho ra một số ít con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra được giống lúa mỳ trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt từ lúa mỳ hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mỳ trồng?
A. Gây đột biến đa bội ở con lai khác loài rồi tiến hành chọn lọc.
B. Cho cây lai F1 lai trở lại với lúa mì trồng rồi tiến hành chọn lọc nhiều lần.
C. Gây đột biến chuyển đoạn ở cây lai F1 rồi lai trở lại với lúa mì trồng và tiến hành chọn lọc, các thế hệ sau lại lai trở lại với lúa mì trồng và tiếp tục chọn lọc.
D. Lai tế bào xôma rồi tiến hành chọn lọc.

Câu 20: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu: 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1.
Do điều kiện sông bất lợi nên từ thế hệ này trở đi CLTN loại bỏ hoàn toàn kiểu gen aa khi vừa mới sinh ra. Sau 9 thế hệ cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. 0,8519AA + 0,1481 Aa
B. 0,8336 AA + 0,1588 Aa + 0,0076aa.
C. 0,8464AA + 0,1472 Aa + 0,0064 aa .
D. 0,8464 AA + 0,1472Aa
Câu 25: Ở ruồi giấm alen lặn a quy định mắt có màu hạt lựu, liên kết với gen b quy định cánh xẻ. Các tính trạng tương phản là mắt đỏ và cánh bình thường. Cho lai ruồi giấm mắt đỏ cánh bình thường với ruồi giấm mắt đỏ cánh xẻ thu được kết quả sau:
* Ruồi đực F1: 7,5% mắt đỏ cánh bình thường :7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ: 42,5% mắt đỏ cánh xẻ : 42,5% mắt hạt lựu cánh bình thường.
* Ruồi cái F1: 50%mắt đỏ cánh bình thường: 50% mắt đỏ cánh xẻ.
Tần số hoán vị gen là:
A. 20 %. B. 7,5 %. C. 30 % D. 15 %
Câu 26: Ở cà chua, alen trội A quy định tính trạng thân cao, alen lặn a quy định tính trạng thân thấp, gen trội B quy định tính trạng quả tròn, alen lặn b quy định tính trạng quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Lai cà chua thân cao, quả tròn dị hợp tử về hai cặp gen với cà chua thân cao, quả bầu dục có kiểu gen Ab/ab , F1 thu được tỉ lệ: 47,5% thân cao, quả tròn : 27,5% thân cao, bầu dục : 2,5% thân thấp, quả tròn: 22,5% thân thấp, quả bầu dục. Khoảng cách giữa gen quy định chiều cao của thân và gen quy định hình dạng quả trên cặp nhiễm sắc thể là:
A. 5cM. B. 15cM. C. 10cM. D. 20cM.

Câu 39: Bộ NST của một loài: 2n=4, kí hiệu là AaBb (A,B là NST của bố, a,b là NST của mẹ). Có 300 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo giao tử, , trong đó có 40% tế bào sinh tinh xẩy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo . Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm cả 2 cặp NST Aa và Bb.
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của bố không mang gen trao đổi chéo của mẹ là:
A. 75 B. 105 C. 120. D. 210
 
P

phamdangtrieu

2.......................

Câu 10: Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là
A. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.
B. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.
C. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.
D. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.

Câu 18: Loài lúa mỳ hoang dại có gen qui định khả năng kháng bệnh “gỉ sắt” trên lá. Loài lúa mì trồng lại có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. Hai loài này có họ hàng gần gũi nên có thể lai được với nhau và cho ra một số ít con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra được giống lúa mỳ trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt từ lúa mỳ hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mỳ trồng?
A. Gây đột biến đa bội ở con lai khác loài rồi tiến hành chọn lọc.
B. Cho cây lai F1 lai trở lại với lúa mì trồng rồi tiến hành chọn lọc nhiều lần.
C. Gây đột biến chuyển đoạn ở cây lai F1 rồi lai trở lại với lúa mì trồng và tiến hành chọn lọc, các thế hệ sau lại lai trở lại với lúa mì trồng và tiếp tục chọn lọc.
D. Lai tế bào xôma rồi tiến hành chọn lọc.

Câu 20: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu: 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1.
Do điều kiện sông bất lợi nên từ thế hệ này trở đi CLTN loại bỏ hoàn toàn kiểu gen aa khi vừa mới sinh ra. Sau 9 thế hệ cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. 0,8519AA + 0,1481 Aa
B. 0,8336 AA + 0,1588 Aa + 0,0076aa.
C. 0,8464AA + 0,1472 Aa + 0,0064 aa .
D. 0,8464 AA + 0,1472Aa
Bài này phải dùng cộng thức sau:
Nếu a = 0,x (vd: 0,1 thì x là 1) thì nếu có sự loại bỏ KG aa khỏi QT sau mỗi thế hệ thì sau n lần ngẫu phối tần số a = x/(10 + n.x)

Câu 25: Ở ruồi giấm alen lặn a quy định mắt có màu hạt lựu, liên kết với gen b quy định cánh xẻ. Các tính trạng tương phản là mắt đỏ và cánh bình thường. Cho lai ruồi giấm mắt đỏ cánh bình thường với ruồi giấm mắt đỏ cánh xẻ thu được kết quả sau:
* Ruồi đực F1: 7,5% mắt đỏ cánh bình thường :7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ: 42,5% mắt đỏ cánh xẻ : 42,5% mắt hạt lựu cánh bình thường.
* Ruồi cái F1: 50%mắt đỏ cánh bình thường: 50% mắt đỏ cánh xẻ.
Tần số hoán vị gen là:
A. 20 %. B. 7,5 %. C. 30 % D. 15 %
Có sự phân li tính trạng theo giới tính => Gen liên kết giới tính
Nếu làm tự luận thì có thể viết sơ đồ lai bắt đầu với P : X (Ab) X (aB) x X (Ab) Y
Ở đây ta thấy rằng cá thể đực là XY mà Y không mang gen nên tỉ lệ hoàn toàn phụ thuộc X (giống như phép lai phân tích vậy).
=> Dễ dàng tính được tần số HV bằng tổng tỉ lệ 2 KH chiếm tỉ lệ thấp.

Câu 26: Ở cà chua, alen trội A quy định tính trạng thân cao, alen lặn a quy định tính trạng thân thấp, gen trội B quy định tính trạng quả tròn, alen lặn b quy định tính trạng quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Lai cà chua thân cao, quả tròn dị hợp tử về hai cặp gen với cà chua thân cao, quả bầu dục có kiểu gen Ab/ab , F1 thu được tỉ lệ: 47,5% thân cao, quả tròn : 27,5% thân cao, bầu dục : 2,5% thân thấp, quả tròn: 22,5% thân thấp, quả bầu dục. Khoảng cách giữa gen quy định chiều cao của thân và gen quy định hình dạng quả trên cặp nhiễm sắc thể là:
A. 5cM. B. 15cM. C. 10cM. D. 20cM.
Bắt đầu từ KG đồng hợp lặn (thường thì khi có tỉ lệ đồng hợp lặn thì cứ bắt đầu từ nó):
Thấp, bầu (ab/ab) = x. 0,5 = 0,225 => x = 0,45.
=> TSHV = (0,5 – 0,45)2 = 0,1 => 10cM

Câu 39: Bộ NST của một loài: 2n=4, kí hiệu là AaBb (A,B là NST của bố, a,b là NST của mẹ). Có 300 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo giao tử, , trong đó có 40% tế bào sinh tinh xẩy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo . Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm cả 2 cặp NST Aa và Bb.
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của bố không mang gen trao đổi chéo của mẹ là:
A. 75 B. 105 C. 120. D. 210
Bài này vẫn còn “trong quá trình nghiên cứu”!!!^­_^
 
A

a012

ban co dieu gi thac mac thi vao blog sinhk33.com nhe! thay Vo Van Đat se giai thich cho ban, rat hay do!
 
D

dharma.

Câu 18: Loài lúa mỳ hoang dại có gen qui định khả năng kháng bệnh “gỉ sắt” trên lá. Loài lúa mì trồng lại có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. Hai loài này có họ hàng gần gũi nên có thể lai được với nhau và cho ra một số ít con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra được giống lúa mỳ trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt từ lúa mỳ hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mỳ trồng?
A. Gây đột biến đa bội ở con lai khác loài rồi tiến hành chọn lọc.
B. Cho cây lai F1 lai trở lại với lúa mì trồng rồi tiến hành chọn lọc nhiều lần.
C. Gây đột biến chuyển đoạn ở cây lai F1 rồi lai trở lại với lúa mì trồng và tiến hành chọn lọc, các thế hệ sau lại lai trở lại với lúa mì trồng và tiếp tục chọn lọc.
D. Lai tế bào xôma rồi tiến hành chọn lọc.
Theo ý kiến của riêng mình thì đáp án sẽ là C.
Chuyển đoạn có thể gây chết, mất hoặc giảm khả năng sinh sản ở sinh vật. Nhưng người ta đã ứng dụng thành công việc chuyển đoạn để chuyển những gen mong muốn từ bộ NST của loài này sang bộ NST của loài khác.

Câu 39: Bộ NST của một loài: 2n=4, kí hiệu là AaBb (A,B là NST của bố, a,b là NST của mẹ). Có 300 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo giao tử, , trong đó có 40% tế bào sinh tinh xẩy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo . Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm cả 2 cặp NST Aa và Bb.
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của bố không mang gen trao đổi chéo của mẹ là:
A. 75 B. 105 C. 120. D. 210
<> Giảm phân xảy ra TĐC ở 1 cặp NST sẽ tạo được [TEX]\frac{1}{8}gt[/TEX] chứa hoàn toàn NST của bố.
<> Giảm phân xảy ra TĐC ở cả 2 cặp NST sẽ tạo được [TEX]\frac{1}{16}gt[/TEX] chứa hoàn toàn NST của bố.
==> Vậy kết quả cuối cùng sẽ là:
[TEX]60 + 45 = 105[/TEX]

Thân!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom