Một số câu hỏi ôn luyện
Chào em!
Những câu hỏi em đưa lên, thực chất nó phù hợp với chương trình ôn thi HSG hơn đại học. Em có thể tham khảo cách làm dưới đây nhé:
Trong 1 quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen. Tần số hai alen này là bao nhiêu để tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất ? Giải thích ?
Trả lời:
Gọi p và q là tần số tương ứng của 2 alen A và a (p + q = 1). Theo định luật Hacđivanbec, khi quần thể ở trạng thái cân bằng ta có:
P2AA + 2pqAa + q2 aa
Theo bất đẳng thức toán học, ta có p2 + q2 >= 2pq. Do đó tần số kiểu gen dị hợp cao nhất khi 2pq = p2 + q2.
Ta có hệ phương trình:
P + q = 1
P2 + q2 = 2pq
Giải hệ phương trình trên ta được : p = 0,5 ; q = 0,5.
Tại sao nói tiến hoá lớn vừa là hệ quả của tiến hoá nhỏ vừa có những nét riêng của nó?
Tiến hóa nhỏ diễn ra bằng con đường phân ly tính trạng, sự phân ly tính trạng kéo dài trên phạm vi loài tất yếu dẫn đến sự hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Do đó tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn diễn ra theo cùng một cơ chế chọn lọc tự nhiên bằng con đường phân li tính trạng.
Mặt khác một số loài thuộc các đơn vị khác xa nhau nhưng sống trong cùng một điều kiện giống nhau đã được CLTN diễn ra theo cùng một hướng, tích lũy các đột biến thích nghi tương tục nhau nên hình thành một số đặc điểm hình thái giống nhau. Đo chính là quá trình chọn lóc theo con đường đồng quy tính trạng là nét riêng của tiến hóa lớn.
Vì sao vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau ? Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng được giải thích như thế nào?
Vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc có một số tiêu biểu giống nhau vì cho đến kỉ Đệ tam (Thứ ba), vùng Cổ bắc và Tân Bắc nối liền với nhau. Do đó sự phân bố động, thực vật của Xr hai vùng đồng nhất.
Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng đươc giải thích do đến kỉ Đệ Tứ đại lục châu Mĩ mới tách đại lục Âu – Á tại eo biển Berrinh. Vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa hai vùng là độc lập với nhau và bị cách li địa lý.
Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông nâu, thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm: 238 con đực lông nâu : 124 con cái lông nâu : 82 con đực lông đỏ : 38 con cái lông đỏ : 118 con cái lông xám : 40 con cái lông trắng, không có con đực lông xám và con đực lông trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng ở loài động vật này, cặp nhiễm sắc thể giới tính của con đực là XY, con cái là XX, tính trạng nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến mới xảy ra.
Trả lời:
F2 phân tính theo tỉ lệ: Nâu : đỏ : xám : trắng xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1
F2 có 16 tổ hợp, mỗi bên F1 cho 4 loại giao tử, F1 dị hợp tử hai cặp gen, 2 cặp gen cùng quy định một loại tính trạng màu sắc thỏ. Chứng tỏ màu mắc thỏ tuân theo quy luật di truyền tương tác gen kiểu bổ trợ.
Kiểu hình thu được ở F2 không phân li đều ở hai giwois, mà tính trạng này có ở 2 giwois chứng tỏ gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể X (Y không alen) hoặc nằm trên cả X và Y.
Quy ươc: A –B-: lông nâu; A-bb: lông đỏ (hoặc xám); aaB-: lông xám (hoặc đỏ) ; aabb: lông trắng
Tính trạng màu sắc lông được quy định bởi 2 cặp gen, sẽ có một cặp gen nằm trên NST thường, 1 cặp gen nằm trên NST giới tính.
- Nếu gen nằm trên NST X(Y ko alen). Em tự viết sơ đồ lai sẽ thấy trường hợp này không thỏa mãn.
Do đó gen phải nằm trên cả X và Y.
TH1: A –B-: lông nâu; A-bb: lông đỏ; aaB-: lông xám; aabb: lông trắng
SDL1: aaXbXb x aaXBYB
Em tự viết sơ đồ lai minh họa nhé! SĐL này sẽ không thỏa mãn
SDL2 : bbXaXa x BBXAYA
Em tự viết sơ đồ lai minh họa nhé! SĐL này sẽ thỏa mãn
TH2: A –B-: lông nâu; A-bb: lông xám; aaB-: lông đỏ; aabb: lông trắng
Trường hợp này làm tương tự trường hợp 1