BT Hoán Vị

H

hazamakuroo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 ::
Cho một số chuột cái thuần chủng,kiểu hình là đuôi ngắn cong,thân có sọc sẫm giao phối với chuột đực bình thường được F1. Cho các chuột F1 giao phối với nhau được F2.
Trong số chuột thu được ở F2 ở 203 chuột đuôi ngắn cong, thân có sọc sẫm: 53 chuột có kiểu hình bình thường, 7 chuột đuôi bình thường, thân có sọc sẫm và 7 chuột đuôi ngắn cong màu thân bình thường.
a. Tính tần số hoán vị gen xảy ra ở chuột cái F1.
b. Tính số hợp tử bị chết.
c. Nếu chỉ căn cứ vào số lượng các cá thể đực mang kiểu hình khác nhau ở F2 thu được trong phòng thí nghiệm mà tính tần số hoán vị gen thì sai số là bao nhiêu?
Biết rằng gen B qui định đuôi ngắn cong, gen b qui định đuôi bình thường; gen S qui định thân có sọc sẫm, gen s qui định màu thân bình thường; các gen này liên kết với NST giới tính X; một số chuột đực chứa cả hai gen lặn b và s bị chết ở giai đoạn phôi.
 
N

nhatbach

chào bạn, mình nghĩ đề thi đại học cũng kô ra tới cỡ như thế này đâu, mình vừa làm thử, đáp số F=10%,
bạn xác định đc KG F1 rồi chứ, gọi f là tần số hv, bạn lập cái bảng giao tử đấy,
Gọi số tổng cá thể nếu không chết là A, số cá thể bị chết là x, số cá thể mang KG X (bs) y còn lại là (1-f)/4 * A - x =53 ;tổng số cá thể còn lại : A- x=270, từ 2 pt này bạn rut ra 0,75A + fA/4 = 217
tiếp theo, số cá thể KH cong-sẫm là A(0,5 + (1-f)/4 )= 203.
từ 2 pt trên bạn đc A = 280 và Af=28=> f=0,1 các câu sau thì từ đó bạn làm tiếp nha,hi vọng là đúng:D mình cũng rất thích các bt hvg, co gi` bạn có thể trao đổi wa yahoo với mình, nick mình là hoangtukho_maichungtinh@yahoo.com, chào bạn:)
 
H

hocmai.sinhhoc

Bài 1 ::
Cho một số chuột cái thuần chủng,kiểu hình là đuôi ngắn cong,thân có sọc sẫm giao phối với chuột đực bình thường được F1. Cho các chuột F1 giao phối với nhau được F2.
Trong số chuột thu được ở F2 ở 203 chuột đuôi ngắn cong, thân có sọc sẫm: 53 chuột có kiểu hình bình thường, 7 chuột đuôi bình thường, thân có sọc sẫm và 7 chuột đuôi ngắn cong màu thân bình thường.
a. Tính tần số hoán vị gen xảy ra ở chuột cái F1.
b. Tính số hợp tử bị chết.
c. Nếu chỉ căn cứ vào số lượng các cá thể đực mang kiểu hình khác nhau ở F2 thu được trong phòng thí nghiệm mà tính tần số hoán vị gen thì sai số là bao nhiêu?
Biết rằng gen B qui định đuôi ngắn cong, gen b qui định đuôi bình thường; gen S qui định thân có sọc sẫm, gen s qui định màu thân bình thường; các gen này liên kết với NST giới tính X; một số chuột đực chứa cả hai gen lặn b và s bị chết ở giai đoạn phôi.

a. Tần số hoán vị gen:
Theo đề bài, ta có sơ đồ lai:
P: ♀ X^BS X^BS x ♂ X^bs Y
G: X^BS X^bs , Y
F1: X^BS X^bs : X^BS Y
F1 x F1: X^BSXbs x X^BS Y
G: X^BS = X^bs X^BS , Y
X^Bs = X^bS
Em tự lập bảng sơ đồ lai nhé
Từ kết quả lập bảng ta có các tổ hợp có tỷ lệ bằng nhau gồm :
X^bS Y = X^Bs Y = X^BD X^Bs = X^BD Xb^S = 7 con
X^bs Y = X^BS Y = X^BS X^bs = X^BS X^BS
Kiểu hình đuôi ngắn, thân có sặc sẫm (203 con) ở F2 gồm toàn bộ chuột cái và chuột đực có KG: X^BS Y.
=> X^BS X^bs = X^BS X^BS = X^BS Y =
=> X^bd Y = 63 con
Tổng số hợp tử ở thế hệ F2 là : 63 x 4 + 7 x 4 = 280 hợp tử
X^bS Y = 2,5% => giao tử X^bS = 2,5/50 = 5%
=> Tần số hoán vị gen = 10%
b. Sai số về tần số hoán vị gen:
Nếu chỉ căn cứ vào các cá thể đực ở F2, ta có:
Tần số hoán vị gen = (7 +7)/(63 +53+7+7) = 10,77%
Sai số: 10,77% - 10% = 0,77%
Chúc em học tốt nhé!
 
H

hazamakuroo

Thầy giúp em bài " Khó " !!

Câu 10:(2,5 điểm)
Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông nâu, thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm: 238 con đực lông nâu : 124 con cái lông nâu : 82 con đực lông đỏ : 38 con cái lông đỏ : 118 con cái lông xám : 40 con cái lông trắng, không có con đực lông xám và con đực lông trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng ở loài động vật này, cặp nhiễm sắc thể giới tính của con đực là XY, con cái là XX, tính trạng nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến mới xảy ra.
Câu 9 (1,0 điểm)
a. Trong 1 quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen. Tần số hai alen này là bao nhiêu để tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất ? Giải thích ?
Câu 7 (2,5 điểm)
a. Tại sao nói tiến hoá lớn vừa là hệ quả của tiến hoá nhỏ vừa có những nét riêng của nó?
b. Vì sao vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau ? Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng được giải thích như thế nào?

Mong thầy giúp em !! em cảm ơn thầy nhiều ! :d
 
H

hocmai.sinhhoc

Một số câu hỏi ôn luyện

Chào em!
Những câu hỏi em đưa lên, thực chất nó phù hợp với chương trình ôn thi HSG hơn đại học. Em có thể tham khảo cách làm dưới đây nhé:
Trong 1 quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen. Tần số hai alen này là bao nhiêu để tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất ? Giải thích ?
Trả lời:
Gọi p và q là tần số tương ứng của 2 alen A và a (p + q = 1). Theo định luật Hacđivanbec, khi quần thể ở trạng thái cân bằng ta có:
P2AA + 2pqAa + q2 aa
Theo bất đẳng thức toán học, ta có p2 + q2 >= 2pq. Do đó tần số kiểu gen dị hợp cao nhất khi 2pq = p2 + q2.
Ta có hệ phương trình:
P + q = 1
P2 + q2 = 2pq
Giải hệ phương trình trên ta được : p = 0,5 ; q = 0,5.
Tại sao nói tiến hoá lớn vừa là hệ quả của tiến hoá nhỏ vừa có những nét riêng của nó?
Tiến hóa nhỏ diễn ra bằng con đường phân ly tính trạng, sự phân ly tính trạng kéo dài trên phạm vi loài tất yếu dẫn đến sự hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Do đó tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn diễn ra theo cùng một cơ chế chọn lọc tự nhiên bằng con đường phân li tính trạng.
Mặt khác một số loài thuộc các đơn vị khác xa nhau nhưng sống trong cùng một điều kiện giống nhau đã được CLTN diễn ra theo cùng một hướng, tích lũy các đột biến thích nghi tương tục nhau nên hình thành một số đặc điểm hình thái giống nhau. Đo chính là quá trình chọn lóc theo con đường đồng quy tính trạng là nét riêng của tiến hóa lớn.
Vì sao vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau ? Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng được giải thích như thế nào?
Vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc có một số tiêu biểu giống nhau vì cho đến kỉ Đệ tam (Thứ ba), vùng Cổ bắc và Tân Bắc nối liền với nhau. Do đó sự phân bố động, thực vật của Xr hai vùng đồng nhất.
Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng đươc giải thích do đến kỉ Đệ Tứ đại lục châu Mĩ mới tách đại lục Âu – Á tại eo biển Berrinh. Vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa hai vùng là độc lập với nhau và bị cách li địa lý.
Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông nâu, thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm: 238 con đực lông nâu : 124 con cái lông nâu : 82 con đực lông đỏ : 38 con cái lông đỏ : 118 con cái lông xám : 40 con cái lông trắng, không có con đực lông xám và con đực lông trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng ở loài động vật này, cặp nhiễm sắc thể giới tính của con đực là XY, con cái là XX, tính trạng nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến mới xảy ra.

Trả lời:
F2 phân tính theo tỉ lệ: Nâu : đỏ : xám : trắng xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1
F2 có 16 tổ hợp, mỗi bên F1 cho 4 loại giao tử, F1 dị hợp tử hai cặp gen, 2 cặp gen cùng quy định một loại tính trạng màu sắc thỏ. Chứng tỏ màu mắc thỏ tuân theo quy luật di truyền tương tác gen kiểu bổ trợ.
Kiểu hình thu được ở F2 không phân li đều ở hai giwois, mà tính trạng này có ở 2 giwois chứng tỏ gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể X (Y không alen) hoặc nằm trên cả X và Y.
Quy ươc: A –B-: lông nâu; A-bb: lông đỏ (hoặc xám); aaB-: lông xám (hoặc đỏ) ; aabb: lông trắng
Tính trạng màu sắc lông được quy định bởi 2 cặp gen, sẽ có một cặp gen nằm trên NST thường, 1 cặp gen nằm trên NST giới tính.
- Nếu gen nằm trên NST X(Y ko alen). Em tự viết sơ đồ lai sẽ thấy trường hợp này không thỏa mãn.
Do đó gen phải nằm trên cả X và Y.
TH1: A –B-: lông nâu; A-bb: lông đỏ; aaB-: lông xám; aabb: lông trắng
SDL1: aaXbXb x aaXBYB
Em tự viết sơ đồ lai minh họa nhé! SĐL này sẽ không thỏa mãn
SDL2 : bbXaXa x BBXAYA
Em tự viết sơ đồ lai minh họa nhé! SĐL này sẽ thỏa mãn
TH2: A –B-: lông nâu; A-bb: lông xám; aaB-: lông đỏ; aabb: lông trắng
Trường hợp này làm tương tự trường hợp 1
 
G

girlbuon10594

Trong 1 quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen. Tần số hai alen này là bao nhiêu để tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất ? Giải thích

Gọi p và q lần lượt là tần số của 2 alen A và a [TEX](p+q=1)[/TEX]

Theo định luật Hacdi-Vanbec, khi ở trạng thái cân bằng ta có: [TEX]p^2+2pq+q^2=1[/TEX]

Theo bất đẳng thức toán học ta có [TEX]p^2+q^2\geq 2pq[/TEX], vì vậy tần số kiểu gen dị hợp cao nhất khi [TEX]2pq=p^2+q^2[/TEX]

Giải HPT ta có: [TEX]\left{\begin{p^2+q^2=2pq}\\{p+q=1} [/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]p=q=0,5[/TEX]

Vậy khi tần số 2 alen là 0,5 thì tần số KG dị hợp là cao nhất.
 
H

hazamakuroo

Thầy Giúp em mấy câu lí thuyết vs ạ!! :d

Câu 1 :
Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái trên cạn thường nhắn hơn so với chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước ??

Câu 2 :
Chứng minh hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống ?

Câu 3 :
Về lí thuyết, cạnh tranh trong cùng loài là rất khốc liệt, vì sao ? Tại sao trong thực tế, sự cạnh tranh cùng loài rất ít khi xảy ra ?

Câu 4 :
Một nhà nghiên cứu thu được hai dòng ngô đột biến hạt trắng thuần chủng. Người ta muốn biết xem tính trạng hạt trắng ở hai dòng ngô đó có phải do cùng một lôcut gen hay do các đột biến ở các lôcut gen khác nhau quy định.
Bạn hãy bố trí thí nghiệm để làm sáng tỏ mối quan tâm trên của nhà nghiên cứu.
Giả thiết rằng tính trạng hạt trắng do gen lặn quy định.

Mong thầy sớm giúp em ạ !! Em cảm ơn thầy rất nhiều !
 
H

hocmai.sinhhoc

Một số câu hỏi lý thuyết

Câu 1:
Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái trên cạn thường nhắn hơn so với chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước ?
Chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái trên cạn thường ngắn hơn so với chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước vì:
-Phần lớn nguồn thức ăn sơ cấp trên mạng (thân gỗ lớn, rễ… chứa nhiều linhin, xenlulo) có thời gian phân hủy rất dài, các loài dộng cật có bộ xương đá vôi cứng, chi phí năng lượng cho săn mồi cao. Do đó hiệu suất sử dụng thức ăn của các loài động vật trên cạn thấp
-Các loài động vật dưới nước có màng chủ yếu là lipoprotein, động vật ăn tảo chủ yếu là giáp xác có vỏ kitin đễ phân hủy, chi phí năng lượng cho săn mồi thấp. Do đó hiệu suất sử dụng thức ăn của các loài thủy sinh cao hơn.
Câu 2 :
Chứng minh hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống ?
Hệ sinh thái là một hệ thống có cấu trúc gồm 2 thành phần: Quần xã sinh vật và sinh cảnh trong đó các thành pahanf của hệ sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất.
-Hệ sinh thái là một hệ có đầy đủ các chức năng sông:
+ Trong hệ sinh thái luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng theo phương thức đồng hóa và dị hóa. Bắt đầu từ sinh vật sản xuất à sinh vật tiêu thụ à sinh vật phâ giải đều có quá trình tổng hợp các chất hữu cơ riêng cho mình nhờ sử dụng vật chất và năng lượng từ môi trường hoặc từ các bậc dinh dưỡng phía trước. Ở mọi loài đều diễn ra quá trình oxi hóa phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng sử dụng.
+ Quần xã có sự sinh trưởng thông qua sự sinh trưởng của quần thể.
+ Sự sinh sản của các cá thể à sinh trưởng của quần thể, sản sinh ra các quần thể mới
+ Quần xã có khả ăng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường thông qua cơ chế điều hòa mật độ của quần thể và hiện tượng khống chế sinh học.
+ Mỗi quần thể đều có biến đổi, có tiến hóa tạo nên sự biến đổi (tiến hóa) của quần xã thông qua quá trình diễn thế. Có sự biến đổi tương ứng giữa quần xã và sinh cảnh.
Câu 3 :
Về lí thuyết, cạnh tranh trong cùng loài là rất khốc liệt, vì sao ? Tại sao trong thực tế, sự cạnh tranh cùng loài rất ít khi xảy ra ?
Trả lời:
Về lý thuyết, cạnh tranh cùng loài là rất khốc liệt vì các cá thể có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
Sự cạnh tranh cùng loài ít khi xảy ra vì số lượng cá thể của quần thể thường nằm dưới ngưỡng mà môi trườngcó thể chịu đựng được, các cá thể cùng loài bao giờ cũng có khả năng tiềm ẩn để phân li ổ sinh thái để tránh sự đối đầu khi nhu cầu thiết yếu nào đó bị giảm.
Câu 4 :
Một nhà nghiên cứu thu được hai dòng ngô đột biến hạt trắng thuần chủng. Người ta muốn biết xem tính trạng hạt trắng ở hai dòng ngô đó có phải do cùng một lôcut gen hay do các đột biến ở các lôcut gen khác nhau quy định.
Bạn hãy bố trí thí nghiệm để làm sáng tỏ mối quan tâm trên của nhà nghiên cứu.
Giả thiết rằng tính trạng hạt trắng do gen lặn quy định.
Trả lời:
Cho 2 dòng thuần chủng hạt trắng lai với nhau. Nếu đời con đồng loạt thân cao thì tính trạng hạt trắng ở 2 dòng ngô đó phải do các đột biến ở locut khác nhau quy định. (tương tác gen)
Nếu đời con đồng loạt hạt trắng thì tính trạng hạt trắng ở 2 dòng ngô đó phải do các đột biến ở 1 locut quy định.
 
Top Bottom