BT Hóa?

T

trannien_v

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

B1. cho 200 ml dd hỗn hợp X chứa NaCl 0,1 M và HCl 0,2 M. tính thể tích tối thiểu dung dịch AgNO3 0,15 M cần thêm vào dd X để luợng kết tủa thu dc là lớn nhất. tính nồng độ các ion trong dung dịch thu dc?

B2. Dung dịch A chứa 0,02 mol H2SO4 và 0,01 mol HCl. hỏi cần lấy bao nhiêu lít dung dịch B chứa Ba(OH)2 0,01 M và NaOH 0,02 M để trung hòa hết dung dịch A. tính lượng kết tủa sinh ra do phản ứng trung hòa?

B3. Cho dung dịch X có pH=3 và dung dịch Y có pH=12. cần trộn 2 dung dịch này với tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu để thu được dung dịch có:
a. pH=7
b. pH=4
c. pJ=11

B4. hòa tan hỗn hợp 2 muối X vào nước được dung dịch Y chứa các ion Ba2+, Na+, Cl-, NO3-
a. X có thể là những hỗn hợp chứa 2 muối nào?
b. chia dung dịch Y thành 3 phần đều nhau
-phần 1 thêm dung dịch Na2SO4 dư đc 4,66g kết tủa.
-phần 2 thêm dung dịch AgNO3 dư đc 5,74g kết tủa.
-phần 3 cô cạn được 6,71g muối.
Tính số mol mỗi ion trong dung dịch Y. X chứa 2 muối nào? Khối lượng bằng bao nhiêu?
(mọi người giải chi tiết dùm mình)
 
Last edited by a moderator:
Z

zebra_1992

1) [TEX]n_{Cl^-}=0,2.0,1+0,2.0,2=0,06mol[/TEX]
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì Ag+ phải tác dụng hết với Cl-
[TEX]Ag^+ + Cl^- ---> AgCl[/TEX]
=> [TEX]n_{Ag^+}=0,06 mol[/TEX]
=> [TEX]V_{AgNO3}=\frac{0,06}{0,15}= [/TEX]0,4 lít
[TEX][Na^+]=\frac{0,02}{0,6}=0,03M[/TEX]
[TEX][H^+]=\frac{0,04}{0,6}=0,06M[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Z

zebra_1992

2)dd A: [TEX]n_{H^+}=0,02.2+0,01=0,05 mol[/TEX]
[TEX]H^+ + OH^- ----> H_2O[/TEX]
=> [TEX]n_{OH-}=0,05 mol[/TEX]
Ta có: [TEX]n_{OH^-}=0,01.V.2 + 0,02V=0,05 mol[/TEX]
=> V=1,25 lít
[TEX]n_{Ba^{2+}}=0,01.1,25=0,0125 mol[/TEX]
[TEX]Ba^{2+} + SO_4^{2-} ----> BaSO_4[/TEX]
=> [TEX]m_{BaSO_4}=0,0125.233=2,9125[/TEX]
 
Z

zebra_1992

3) Trong dd X có pH=3 => [TEX][H^+]=10^{-3}[/TEX] => [TEX]n_{H^+}=10^{-3}.V_1[/TEX]
Tươgn tự trong dd Y có [TEX]n_{OH^-}=10^{-2}.V_2[/TEX] (vì dd B có pH=12=> phân li ra ion OH-)
[TEX]H^+ + OH^- ----> H_2O[/TEX]
a) Vì pH=7 => H+ phản ứng hết với OH-, không có ion dư
=> [TEX]n_{H^+}=n_{OH^-}[/TEX]\Leftrightarrow [TEX]10^{-3}.V_1=10^{-2}.V_2[/TEX]
=> [TEX]\frac{V_1}{V_2}=10[/TEX]
b) Vì pH=4 => H+ dư
[TEX]n_{H^+}[/TEX] dư=[TEX]10^{-3}.V_1 - 10^{-2}.V_2[/TEX]
Ta có: [TEX]\frac{10^{-3}.V_1 - 10^{-2}.V_2}{V_1+V_2}=10^{-4}[/TEX]
=> [TEX]\frac{V_1}{V_2}=\frac{101}{9}[/TEX]
c) Vì pH=11 => OH- dư
Ta làm tương tự
 
N

nguyentrantien

4.
a) có thể là BaCl2 và NaNO3 hoặc NaCl và Ba(NO3)2
b) BaSO4 kết tủa
số mol BaSO4 là
[laTEX]n_{BaSO4}=0.02mol[/laTEX]
ta có phương trình sau
[laTEX]{Ba^2+}+{Na2SO4}---------->{BaSO4}+2{Na^+}[/laTEX]
0,02_____0,02________________0,02______0,04 mol
[laTEX]n_{Ba^2+}=0,02mol[/laTEX]
AgCl kết tủa
số mol AgCl là
[laTEX]n_{AgCl}=0,04mol[/laTEX]
phương trình phản ứng
[laTEX]{Cl^-}+{AgNO3}--------->{AgCl}+{NO3^-}[/laTEX]
số mol Cl- là
[laTEX]n_{Cl^-}=0.04 mol[/laTEX]
gọi số mol Na+ x và NO3- là y
trong dung dich X mỗi phần
[laTEX]0,02.2+x=0,04+y[/laTEX]

[laTEX]137.0,02+23x+35,5.0,04+62.y=6,71[/laTEX]
đến đây dễ rồi nhỉ
nhấn đúng hoặc nhấn thank
 
Last edited by a moderator:
Z

zebra_1992

4) a) X có thể là hỗn hợp hai muối NaCl và Ba(NO3)2
Hoặc NaNO3 và BaCl2
b) Phần 1: [TEX]Ba^{2+} + SO_4^{2-} ----> BaSO_4[/TEX]
nBaSO4=4,66:233=0,02 mol
=> [TEX]n_{Ba^{2+}}=0,02 mol[/TEX]
=>[TEX]n_{Ba^{2+}}[/TEX] trong dd Y là 0,06 mol (Vì ta chia dd Y thành 3 phần bằng nhau)
Phần 2: [TEX]Ag^+ + Cl^- ----> AgCl[/TEX]
[TEX]n_{AgCl}=5,74:143,5=0,04 mol[/TEX]
=> [TEX]n_{Cl^-}=0,04 mol[/TEX]
=> [TEX]n_{Cl^-}[/TEX] trong dd Y là 0,12 mol
Gọi x là số mol ion Na+, y là số mol ion NO3-
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,06.2+x=y+0,12 (1)
Vì khi cô cạn phần 3 được 6,71g => 0,02.137+0,04.35,5+x/3 .23+y/3.62=6,71g (2)
Giải hệ pt ta được x=0,09mol ; y=0,09 mol
=> Trong dung dịch X chứa hai muối BaCl2 và NaNO3 (Ta dựa vào tỉ lệ mol)
Khối lượng hai muối trong dd X là 20,13 g
 
N

nguyentrantien

4) a) X có thể là hỗn hợp hai muối NaCl và Ba(NO3)2
Hoặc NaNO3 và BaCl2
b) Phần 1: [TEX]Ba^{2+} + SO_4^{2-} ----> BaSO_4[/TEX]
nBaSO4=4,66:233=0,02 mol
=> [TEX]n_{Ba^{2+}}=0,02 mol[/TEX]
=>[TEX]n_{Ba^{2+}}[/TEX] trong dd Y là 0,06 mol (Vì ta chia dd Y thành 3 phần bằng nhau)
Phần 2: [TEX]Ag^+ + Cl^- ----> AgCl[/TEX]
[TEX]n_{AgCl}=5,74:143,5=0,04 mol[/TEX]
=> [TEX]n_{Cl^-}=0,04 mol[/TEX]
=> [TEX]n_{Cl^-}[/TEX] trong dd Y là 0,12 mol
Gọi x là số mol ion Na+, y là số mol ion NO3-
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,06.2+x=y+0,12 (1)
Vì khi cô cạn phần 3 được 6,71g => 0,02.137+0,04.35,5+x/3 .23+y/3.62=6,71g (2)
Giải hệ pt ta được x=0,09mol ; y=0,09 mol
=> Trong dung dịch X chứa hai muối BaCl2 và NaNO3 (Ta dựa vào tỉ lệ mol)
Khối lượng hai muối trong dd X là 20,13 g
0,06 và 0,12 là ở đâu vậy bạn, mình ngu hóa nên bạn giải thích giùm mình:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
 
Z

zebra_1992

Vì dung dịch Y được chia làm 3 phần bằng nhau
Kết quả 0,02 mol và 0,04 mol chỉ là số mol trong mỗi phần nên ta nhân thêm 3 sẽ ra 0,06 mol và 0,12 mol
Chắc bạn chưa đọc kĩ bài mình, trong bài mình đã giải thích rất rõ rồi mà?
 
Top Bottom