BT hóa học thầy Sơn phần Amin-Aminoaxit

H

hocmai.hoahoc

Câu 8:
Anilin kém tan trong nước, ban đầu tạo vẩn đục, khi thêm HCl, anilin phản ứng với HCl tạo muối tan trong nước => dung dịch trong suốt. Khi thêm NaOH vào dung dịch anilin lại tách ra, để một thời gian sẽ tách lớp.
Câu 15: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin, ta có thể dùng các hoá chất là
A. dung dịch Br2, dung dịch NaOH và CO2. B. dung dịch Br2, dung dịch HCl và CO2.
C. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl và CO2. D. dung dịch NaOH, dung dịch HCl và CO2 .
Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp, phenol phản ứng tan vào dung dịch NaOH tách làm 2 lớp=> chiết ra 2 lớp riêng
Lớp dung dịch với dung môi là H2O: C6H5ONa. Khi cho HCl hoặc sục CO2 vào dung dịch này thì phenol lại tách ra tạo lớp hữu cơ => chiết thu lại phenol
Lớp hữu cơ benzen- anilin, khi cho HCl vào thì hỗn hợp lại tách lớp: lớp hữu cơ (benzen) == > chiết thu lại benzen
Lớp dung môi H2O: C6H5NH3Cl cho dung dịch NaOH vào thì anilin lại tách ra
Câu 31:
Các dung dịch có pH < 7 là C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 33: Em viết các đồng phân nhé!
 
M

mrchum

nhưng mà thầy ơi ! câu 33 em viết có được mỗi 2 dồng phân của amioaxit thôi . Nhưng đáp án lại bảo có 6 loại ?
 
H

hocmai.hoahoc

[FONT=&quot]Ứng với CTPT C3H7O2N có 2 đồng phân aminoaxit: H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)-COOH
Một cách phân chia tương đối thì có thể chia thành 3 loại polime: 1 tạo bởi [/FONT][FONT=&quot]H2NCH2CH2COOH[/FONT], [FONT=&quot]1 tạo bởi [/FONT][FONT=&quot]CH3CH(NH2)-COOH, 1 tạo bởi hỗn hợp 2 aminoaxit trên![/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
 
Top Bottom