Hóa 9 BT Hóa 9 nâng cao

AlexisBorjanov

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tư 2020
788
746
121
Hà Nội
Earth
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hoà tan hoàn toàn 11,28 gam oxit kim loại kiềm A trong 100 ml dd axit H2SO4 1M tạo ra dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa hết 1,08 gam Al. Biết nguyên tử khối của các kim loại kiềm như sau: Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85; Cs = 133. Tìm công thức của oxit trên.
2. Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong O2 dư. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml) được dd A. Biết nồng độ của NaOH trong dung dịch A giảm đi bằng ¼ nồng độ của nó trong dd ban đầu. Biết dung dịch A có thể hấp thụ tối đa V lít khí CO2 (đktc). Tính m và V.
Em xin chân thành cảm ơn!
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
1. Hoà tan hoàn toàn 11,28 gam oxit kim loại kiềm A trong 100 ml dd axit H2SO4 1M tạo ra dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa hết 1,08 gam Al. Biết nguyên tử khối của các kim loại kiềm như sau: Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85; Cs = 133. Tìm công thức của oxit trên.
2. Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong O2 dư. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml) được dd A. Biết nồng độ của NaOH trong dung dịch A giảm đi bằng ¼ nồng độ của nó trong dd ban đầu. Biết dung dịch A có thể hấp thụ tối đa V lít khí CO2 (đktc). Tính m và V.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bài 1:
Gọi CT oxit kim loại kiềm là R2O
+) Cho kim loại kiềm vào dung dịch H2SO4, dung dịch sau pứ tác dụng với Al nên có 2 TH:
TH1: Sau pứ H2SO4 còn dư
TH2: Sau pứ sinh ra ROH, H2SO4 hết

*) Xét TH1:

R2O + H2SO4 -> R2SO4 + H2O
2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2

nAl = 0,04 mol => nH2SO4 dư = 0,06 (mol)
Tổng mol H2SO4 = 0,1 .1 = 0,1 (mol)
=> nH2SO4 pứ vs R2O = 0,1 - 0,06 = 0,04 (mol)
=> nR2O = 0,04 (mol)
=> M R2O = 11,28 / 0,04 = 282
Hay 2R + 16 = 282 => R = 133 => R: Cs

*) Xét TH2 :
R2O + H2SO4 -> R2SO4 + H2O
R2O + H2O -> 2ROH
2Al + 2ROH + 2H2O -> 2RAlO2 + 3H2

nAl = 0,04 (mol) => nROH = 0,04 (mol)
=> nR2O pứ H2O = 0,02 (mol)
nH2SO4 = 0,1 (mol) => nR2O pứ H2SO4 = 0,1 (mol)

=> tổng mol R2O = 0,1 + 0,02 = 0,12 (mol)
=> 2R + 16 = M R2O = 11.28 / 0,12 = 94
=> R = 39 (K)

Bài 2 : Chiều chị làm sau. Giờ chị bận rồi ^^

Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong O2 dư. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml) được dd A. Biết nồng độ của NaOH trong dung dịch A giảm đi bằng ¼ nồng độ của nó trong dd ban đầu. Biết dung dịch A có thể hấp thụ tối đa V lít khí CO2 (đktc). Tính m và V
Vì dd A còn NaOH => Chứng tỏ NaOH dư
=> Chỉ xảy ra 1 PT:
2NaOH + CO2 -> Na2CO3 + H2O

nC = [tex]\frac{m}{12}[/tex] (mol)
=> nCO2 = [tex]\frac{m}{12}[/tex] (mol)
=> nNaOH pứ = [tex]2.\frac{m}{12}=\frac{m}{6}[/tex]

mNaOH ban đầu = 100 . 1,28. 25% = 32 (g)
=> mNaOH (A) = [tex] 32 - 40.\frac{m}{6} = \frac{96-20m}{3}[/tex]

mdd A = m dd NaOH + mCO2 = 100 . 1,28 + [tex]44.\frac{m}{12} = \frac{384+11m}{3} [/tex]

C% NaOH (A) = [tex]\frac{1}{4}.25[/tex]% = 6,25%
=> [tex]\frac{96-20m}{384+11m}=6,25[/tex]%
=> m = 3,48 (g)

nNaOH (A) = 0,66 (mol)

NaOH + CO2 -> NaHCO3
nCO2 = nNaHCO3 = 0,66 (mol)
=> V = 14,784 (l)
 
Last edited:
Top Bottom