{ BOX VĂN 8}{NƠi GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC VỀ NGỮ VĂN 8}

B

bongbottuyet

dàn ý

Đề này khá quen thuộc nhưng mình cần sự chặt chẽ logic của một bài văn nghị luận:
Hình ảnh người nông dân trước CM tháng tám qua 2 văn bản "Lão hạc" và"Tức nước vỡ bờ"
 
P

phamducanhday

click vào đây
..................................................................
 
Last edited by a moderator:
T

tthandb

Viết 1 bài luận ( 8-10 câu ) về chủ đề sau:
Chủ nhật Hằng được mẹ đưa đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có những bộ quần áo mới bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui. Em hãy nhận xét việc làm của Hằng.

p/s: mình đang học bài tự chủ thì cô giáo bắt phải làm bài này
 
T

thuyhoa17

Viết 1 bài luận ( 8-10 câu ) về chủ đề sau:
Chủ nhật Hằng được mẹ đưa đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có những bộ quần áo mới bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui. Em hãy nhận xét việc làm của Hằng.

p/s: mình đang học bài tự chủ thì cô giáo bắt phải làm bài này
Cái đề này giống Giáo dục công dân hơn he ^^.

Gợi ý:

Tự chủ là gì? Là tự mình làm chủ bản thân mình, không bất cứ ai có thể bắt mình làm cái này hay cái kia mà chính là bản thân mình là người quyết định mình sẽ làm gì.

Nó có thể bị chi phối bởi sở thích, bởi điều kiện, hoàn cảnh sống, bởi những người xung quanh VÀ BẢN THÂN MÌNH.

>> Qua câu chuyện về bạn Hằng thì có thể thấy là do bị chi phối bởi sở thích + điều kiện đầy đủ >> không làm chủ được bản thân trong việc biết suy nghĩ, tính toán những thứ cần mua và không nên mua.

giả sử như với tính ko biết tự chủ đó phát triển lên, xấu đi thì ko chỉ là từ việc nhỏ là mua áo quần hay gì mà sau này sẽ phát sinh những hệ lụy khác như: cãi nhau, không biết kiềm chế khi gặp khó khăn để bình tĩnh suy xét,...

Nếu có thể thì bạn Hằng nên tự rèn luyện thêm và gia đình hoặc bạn bè có thể giúp đỡ bạn ấy để bạn ấy biết tự chủ hơn, bởi đó là một đức tính rất cần thiết cho mỗi người chúng ta để sống thật tốt cho mình và cho những người xung quanh.
 
C

conan1952000

CÁC ANH CHỊ GIÚP EM BÀI NÀY VỚI: "bằng trí tưởng tượng hãy kể lại giây phút nhân vật giôn xi vẽ vịnh na plơ"
 
B

boboiboydiatran

Mở bài: Sau khi khỏi bệnh, Giôn-xi quyết định thực hiện những dự định chưa thực hiện của cô, cô sẽ vẽ vịnh Na-plơ.
Thân bài:
- Nguyên nhân và những suy nghĩ của Giôn-xi khi vẽ tranh:
+ Cụ Bơ-men đáng thương đáng kình cụ đã cho cháu cuộc sống này, bức tranh này dành tặng cho cụ.
+ Chị Xiu thân yêu, ta không phải là chị em ruột nhưng chị đã hết lòng ch8m sóc em, chị đã kéo em lại mỗi khi em có ý định đi cùng thần chết, chị đáng nhận được bức tranh này.
+ Tặng chính tôi bức tranh này, niềm khao khát bấy lâu đã thực hiện được và vì nó sẽ giúp tôi biết tin yêu cuộc sống hơn.
- Vinh Na-plơ trong bức tranh như thế nào?
- Những tình cảm Giôn-xi dành trong bức tranh
.Kết bài: tự làm nha mình cụt ý rồi...
20.9.07_Vinh%20Napoli
có rồi thây .
 
L

lidungnguyen123

TỚ GÓP 1 ĐỀ NHỎ NEK
kết thúc truyện chiếc lá cuối cùng của o-hen-ri , xiu đã nói với giôn- xi "đó là kiệt tác của bác bơ-men". Theo em chiếc lá cuối cùng có là kiệt tác không ? Hãy chứng minh
ờ mà quên hihi CÁC BẠN NHỚ ĐÂY LÀ MỘT BÀI VĂN NHÉ!
 
L

lidungnguyen123

Trong tác phẩm Lão Hạc nam cao viết: "chao ôi đối với những người sống quanh ta,nếu ta không cố tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở ngu ngốc,bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.........toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta tháy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương...cái bạn tính tốt của người ta cũng bị những nổi lo lắng, buồn đau , ích kỉ che lấp mất
EM hiểu ý kiến trên như thế nào ? từ các nhân vật Lão Hạc , Ông Giáo, vợ ông giáo, Binh Tư, trong tác phẩm "Lão Hạc" em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
MONG CÁC BẠN GIÚP CHO TỚ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
CÁC BẠN LÀM CỤ THỂ NHÉ
MÌNH CẢM ƠN NHIỀU
MÌNH ĐANG CẦN GẤP
 
L

lidungnguyen123

Một số tác phẩm thơ văn cách mạng đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước đầu TK XX, dù trong hoàn cảnh tù đầy gian khổ , hiểm nguy vẫn luôn có tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng và ý chí kiên định .Dựa vào các tác phẩm"cảm tác ở nhà ngục Quảng đông" của PHAN BỘI CHÂU và "đập đá ở Côn Lôn" của PHAN CHÂU TRINH, em hãy làm sáng tỏ điều đó.
CÁC BẠN GIÚP CHO TỚ VỚI
TỚ BÍ LẮM RỒI!!!!HUHU
AI TRẢ LỜI MÌNH ĐỀU CẢM ƠN HẾT
 
L

lidungnguyen123

thuyết minh danh lam thắng cảnh

mình góp 1 đề nhỏ nek
THUYÊT MINH VỀ NÚI BÀ ĐEN Ở TÂY NINH
 
L

lidungnguyen123

bạn nào giúp tớ làm 1 bài văn thuyết minh giới thiệu núi bà đen với
bí quá
huhu
 
B

boboiboydiatran

bạn nào giúp tớ làm 1 bài văn thuyết minh giới thiệu núi bà đen với
bí quá
huhu


tham khảo thử nha bạn

Núi Bà Đen là núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh.

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh.
Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).
Tương truyền rằng vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18, những cuộc xâu xé nhau giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than. Nguyễn Huệ dấy lên cao trào Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ. Tin này lan rộng ra, và từng đoàn người về tụ họp trên núi để chiêm bái và cầu nguyện vì sự linh thiêng của người con gái tiết hạnh, xin cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để người ta cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân đã trở thành tập tục quen thuộc từ đây.

nguồn : link
 
B

boboiboydiatran

Núi Bà Đen ở Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km. Từ xa nhìn núi Bà Đen như một chiếc nón lá úp trên đồng bằng. Đây là ngọn núi cao nhất ở nam bộ. Núi Bà Đen còn gọi là núi Điện Bà, còn có tên là Vân Sơn, vì thường có mây phủ. Và còn có tên là núi Một.
Tương truyền kể rằng: xưa kia có một người con gái là Lý Thị Thiên Hương ở Trảng Bàng, nhan sắc lộng lẫy, do tình duyên trắc trở, người con gái này bỏ lên núi và bị bọn phỉ giết chết, xác khô đen. Tên núi là Bà Đen có từ đó.
Bà Đen có núi đá gập ghềnh, cây cối xanh tốt, trên có chùa Vân Sơn trông xuống hồ nước, nước hồ trong lặng.
Đường lên đỉnh núi quanh co, có rất nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Lên trên cao, hướng về phía đông nam là ngọn núi Cậu. Hướng về phía tây bắc là ngọn núi Heo và núi Phụng.
Tại Bà Đen có ba khu triển lãm bảo tàng được hình thành. Đó là động Kim Quang, khu chùa Hang và Chân Núi. Các khu này giới thiệu một phần hiện vật và hình ảnh của cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng trước đây.
Ngày trước Mỹ xây dựng trên đỉnh núi một trung tâm thông tin siêu tần số, diện tích 40.000 m2, và một đài quan sát nhìn thấu vào căn cứ cách mạng của ta.
Núi Bà Đen là thắng cảnh đẹp của Tây Ninh.

Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).
ương truyền rằng vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18, những cuộc xâu xé nhau giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than. Nguyễn Huệ dấy lên cao trào Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ. Tin này lan rộng ra, và từng đoàn người về tụ họp trên núi để chiêm bái và cầu nguyện vì sự linh thiêng của người con gái tiết hạnh, xin cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để người ta cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân đã trở thành tập tục quen thuộc từ đây.
Leo núi Bà Đen
Cáp treo lên núi Bà Đen

Có hai con đường lên đỉnh núi: Một đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đường này xấu, khó đi. Một đường mòn khác bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi men theo các trụ điện lên thẳng đỉnh núi. Trên đỉnh núi khí hậu mát mẻ, ban đêm rất lạnh, không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì tôm. Một người khỏe mạnh mất từ 2h-4h để leo tới đỉnh. Ngày nay, đã có cáp treo làm phương tiện để lên núi

nguồn yahoo
bạn tham khảo nha .
 
L

lidungnguyen123

CÂU 1:
trong truyện ngắn lão hạc của nam cao, nhân vật ông giáo đã từng có lúc thất vọng thốt lên"cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.." nhưng cuối cùng ông giáo đã vở lẽ nhận ra:" không!cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác."
điều gì từng khiến ông giáo thất vọng rồi vỡ lẻ như vậy và điều đó có nghĩa gì?
phân tích nhân vật lão hạc để trả lời câu hỏi trên
GỢI Ý: thể loại văn phân tích nhân vật

câu 2
"Phải bé lại , lăn vào lòng 1 người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ , để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho , mới thấy người mẹ có 1 dịu êm vô cùng."
----> Từ ý nghĩa của câu văn trên hãy viết 1 đoạn văn (khoảng từ 10-20 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về người mẹ đối với tuổi thơ của mỗi con người

câu 3
a) em hiểu gì về phẩm chất người mẹ , người vợ, người phụ nữ việt nam qua các văn bản: tôi đi học, trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ?------> (1 bài văn nhé)
b) viết 1 đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của bác hồ trong văn bản ngắm trăng có sữ dụng câu cảm thán .gạch chân câu cảm thán

câu 4
kết thúc truyện chiếc lá cuối cùng của o-hen-ri , xiu đã nói với giôn xi "đó là kiệt tác của bác bơ-men ". theo em chiếc lá cuối cùng có phải là một kiệt tác không ?HÃY CHỨNG MINH------------------> chú ý:1 BÀI VĂN NHE


GIÚP MÌNH NHE MÌNH SẼ ẤN THẬT NHIỀU NÚT CẢM ƠN
 
B

boboiboydiatran

CÂU 1:
trong truyện ngắn lão hạc của nam cao, nhân vật ông giáo đã từng có lúc thất vọng thốt lên"cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.." nhưng cuối cùng ông giáo đã vở lẽ nhận ra:" không!cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác."
điều gì từng khiến ông giáo thất vọng rồi vỡ lẻ như vậy và điều đó có nghĩa gì?
phân tích nhân vật lão hạc để trả lời câu hỏi trên
GỢI Ý: thể loại văn phân tích nhân vật

câu 2
"Phải bé lại , lăn vào lòng 1 người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ , để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho , mới thấy người mẹ có 1 dịu êm vô cùng."
----> Từ ý nghĩa của câu văn trên hãy viết 1 đoạn văn (khoảng từ 10-20 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về người mẹ đối với tuổi thơ của mỗi con người

câu 3
a) em hiểu gì về phẩm chất người mẹ , người vợ, người phụ nữ việt nam qua các văn bản: tôi đi học, trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ?------> (1 bài văn nhé)
b) viết 1 đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của bác hồ trong văn bản ngắm trăng có sữ dụng câu cảm thán .gạch chân câu cảm thán

câu 4
kết thúc truyện chiếc lá cuối cùng của o-hen-ri , xiu đã nói với giôn xi "đó là kiệt tác của bác bơ-men ". theo em chiếc lá cuối cùng có phải là một kiệt tác không ?HÃY CHỨNG MINH------------------> chú ý:1 BÀI VĂN NHE


GIÚP MÌNH NHE MÌNH SẼ ẤN THẬT NHIỀU NÚT CẢM ƠN
câu 4

Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – một kiệt tác của cụ Bơ-men.Chiếc lá của cụ bơ-men vẽ sống động như thật,đã đánh lừa cặp mắt nhà nghề của hai nữ họa sĩ nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình.Ý nghĩa và giá trị của nó vô cùng to lớn,nó làm hồi sinh niềm tin,hạnh phúc và khao khát sống tưởng chừng như lụi tàn.Không những thế,cụ bơ-men đã vẽ nó không chỉ bằng mực,bằng tâm huyết của người họa sĩ mà còn bằng cả tình yêu,lòng nhân đạo và đức hi sinh cao cả của mình.Từ đó cho ta thấy nó đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật,đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật.Đó là nghệ thuật chân chính vì con người,phải mang trong mình những chức năng sinh thành tái tạo,làm thức dậy niềm tin yêu cuộc sống,mở đường cho những khát vọng,chắp cánh cho những ước mơ. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác-một kiệt tác màu xanh của niềm tin và hi vọng hồi sinh-một tác phẩm nghệ thuật bất tử.
.
 
L

lidungnguyen123

viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm : a) "Học phải kết hợp với bài tập mới hiểu bài"
b) "Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ"
CÁC BẠN LÀM GIÚP TỚ NHE!!!!!!!!!!GẤP NHƯ CHÁY NHÀ VẬY ĐÓ
CẢM ƠN DỮ DỘI LUÔN
THÂN
 
V

vualinklong

các bạn trả lời gấp

các bạn trả lời gấp dùm mình nha, mình đang rất, rất cần
Đề: Đọc bài Hịch Tướng Sĩ của TQT, có ý kiến cho rằng:
"Bài Hịch là 1 áng văn chính luận, thể hiện lòng yêu nước căm thù của Trần Quốc Tuấn"
Hãy làm sáng tỏ vấn đề trên
 
L

leo345

viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm : a) "Học phải kết hợp với bài tập mới hiểu bài"
b) "Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ"
CÁC BẠN LÀM GIÚP TỚ NHE!!!!!!!!!!GẤP NHƯ CHÁY NHÀ VẬY ĐÓ
CẢM ƠN DỮ DỘI LUÔN
THÂN


-Luận điểm 1:"Giải thích "Học phải kết hợp với bài tập mới hiểu bài ":

+Bạn nên giải thích học là gì?Vì sao phải học

+Giải thích "Hành" là gì?Vì sao phải thực hành?

-Luận điểm 2:Giải thích vì sao "Học phải kết hợp với bài tập mới hiểu bài "

+Học đi đôi với hành có tác dụng như thế nào với người học? Học xong kiến thức và thực hành thì sẽ như thế nào?Có giúp chúng ta học tốt hơn ko?

+Nếu chỉ học kiến thức thôi mà không có thực hành thì vốn kiến thức mình vừa học được sẽ như thế nào?Có thật sự trở thành của mình không?

-Luận điểm 3: Biểu hiện của nó
+Bác hồ đã đem những điều mình học về giúp nước ntn?
+Các bác sĩ đã cứu sống vô số mạng người nhờ áp dụng vốn học vào thực tiễn.
.................................

-Luận điểm 4:phê phán 1 số con người ko biết làm theo phương châm trên

-Luận điểm 5:Hành động của bản thân.
 
L

leo345

các bạn trả lời gấp dùm mình nha, mình đang rất, rất cần
Đề: Đọc bài Hịch Tướng Sĩ của TQT, có ý kiến cho rằng:
"Bài Hịch là 1 áng văn chính luận, thể hiện lòng yêu nước căm thù của Trần Quốc Tuấn"
Hãy làm sáng tỏ vấn đề trên



MB : -Giới thiệu tg, tp
-Nêu nhận định ý kiến về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn
TB : Cần làm rõ các ý sau:
-Lo lawngs vận mệnh của đất nước khi đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc
-Thể hiện lònh căm thù giặc sâu sắc " Quyết không đội trời chung"
-Trích vào dẫn chứng "Căm tức ........ chỉ quân thù"
-Quyết tâm chiến đấu hi sinh vì đất nước
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng"
KB : - Khẳng định lại ý kiến lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn.
- Nêu nhận định của em

Bạn tham khảo nhé.
______________________________
 
Top Bottom