Box văn 12 : ôn tập kiến thức trọng tâm trong kì thi đh

D

doigiaythuytinh



- Bạn spring thiếu 1 cái quan trọng ở phần thân bài:

+ Giải thích: cái đẹp và cái nên thơ.
+ Đầu phần thân bài t nhớ là phải nêu nhận định của mình về ý kiến đó: đúng sai, phải trái thế nào đấy thì mới có căn cứ mà lập luận phía sau được

- Cái dàn ý của bạn cũng súc tích quá: Thêm vài cái luận cứ cho 2 cái luận điểm nữa

- Biểu hiện

- Nâng cao vấn đề - Bác bỏ

* Hy vọng bạn nào làm cái dàn ý rõ hơn cho cái đề nầy :D

@ Bạn spring: t đọc cái nớ rồi bà (ai đó cho), nhưng mà nó lý thuyết quá - sách mô cũng viết đại ý như rứa ~~> nhàm lắm ^^. Đề nghị sửa gấp cái lí do edit =.=!




 
S

spring_bud1935

Ủa rứa hả, k ngờ ta nói cũng # sách nhỉ?
T đoán là tại sách cũng k hiểu giống ta nên lí thuyết và đại khái rứa mà.
;))
 
S

suabo2010

Box này có vẻ trầm nhở? Như thế này thì chán thiệt đó. Mình phải nghĩ cách khuấy động pt chứ. Box toán sôi nổi thế kia cơ mà. Hic.
Bạn chủ box thử lập kế hoạch xem nào. Nếu thấy đc thì mọi ng cùng làm. Okay?
Theo t nghĩ ấy, thì cứ 1 hoặc 2 tuần gì đó(tùy vào độ khó của tác phẩm cũng như yêu cầu của mọi ng) mình sẽ bàn tập trung về 1 tác phẩm nào đó.
Các thành viên sẽ cùng post các đề hoặc các câu hỏi ngắn liên quan về tác phẩm đó. Tất cả các thành viên sẽ cùng nhau giải đáp.
Mọi ng thấy có đc k? Nếu đc thì chúng ta cùng bắt tay làm ngay. Bạn chủ box và các thành viên khác cho ý kiến đi.
 
Last edited by a moderator:
D

duyenkute93

hì
lâu k ngó,giờ thấy bạn góp ý,cũng hay :)
mà,mình cũng mới làm quen với việc lập pic kiểu này,m.n cứ cho ý kiến đi,okie thì sẽ duyệt ^^
 
S

suabo2010

Bạn lập ra topic chắc bạn cũng k mún topic của mình bị đóng băng chứ? Bạn cho kế hoạch đi. mn cùng tham gia.
40.gif
 
A

aingu_hontoi

ý ý!!!!!!!!!!! Văn đây rồi, tình yêu và nỗi sợ hãi của tôi đây rồi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Mọi người cho mình bon chen một cái đề nhé...cùng vào đây thảo luận..
Trong một bài hát, nhạc sĩ Phú Quang có viết
"Có nhiều khi tôi quá buồn, tôi mong quanh chỗ tôi ngồi mọc lên nhiều cây cỏ"
Hãy phát biểu suy nghĩ của anh chị về vấn đề gợi ra từ lời bài hát trên.
p/s: hi vọng box văn sẽ thành công vang dội!!!!!!!!! yeah!
 
D

doigiaythuytinh

@Bạn aingu_hontoi: Cai trích dẫn ấy trong bài hát nào hở bạn - search gg mà cũng chả thấy ^^

@Chị Duyên: Em nghĩ nên ôn tập có hệ thống - kiểu như từng bài, từng dạng câu hay gì gì đấy. Nếu làm đc cái đề thi thử có chất lượng để các mem thử sức thì tốt hơn ạ
 
D

duyenkute93

nếu đc thì m.n post đề thi thử của trường mình lên đi,ae cùng giải quyết ^^
p/s: chờ kiếm thử xem có đề gì hay k post lên.
 
A

aingu_hontoi

@Bạn aingu_hontoi: Cai trích dẫn ấy trong bài hát nào hở bạn - search gg mà cũng chả thấy ^^

@Chị Duyên: Em nghĩ nên ôn tập có hệ thống - kiểu như từng bài, từng dạng câu hay gì gì đấy. Nếu làm đc cái đề thi thử có chất lượng để các mem thử sức thì tốt hơn ạ
CỎ, CHIM SẺ VÀ CHÂU CHẤU


Có nhiều khi tôi quá buồn
Tôi ước mong về ngồi dưới cội cây xưa
Em có nhắn điều gì theo lá rụng
Ký ức nào khẽ động vai tôi

Dáng ai như tôi đi qua cánh đồng

Thu nhặt lại mình trên ngọn gió

Giống như con chim sẻ nọ
Thu về từng cọng vàng khô
2.

Có nhiều khi tôi quá buồn

Tôi ước mong chung quanh chỗ tôi ngồi
Mọc lên thật nhiều cây cỏ
Cây xấu hổ đau gì mà rủ lá
Tôi gập người trên bóng tôi

Không nghe tiếng ai nói cười

Tôi còn ngồi chi đây một mình

Cắn móng tay từng ký ức mong manh
Giống như con châu chấu nọ

Gặm hoài lá cỏ xanh.

( Hoàng Phủ Ngọc Tường)

nhạc sĩ phú quang phổ nhạc...bài nỗi buồn...ca sĩ hồng nhung thể hiện
 
V

vjtran

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=FAsoDiSDWW

Link bài hát đây, lúc đầu nghe cái đề nghĩ đây có lẽ có ý nói tới thiên nhiên, nhưng khi đọc cả bài thơ và nghe bài hát....thì có lẽ ko phải.
Cảm nhận nó hay, nhưng thật sự chưa hiểu hết được nội dung của nó.
Chắc phải tìm hiểu thêm vậy! :)
 
D

doigiaythuytinh

Đề: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân


Đời người gắn với những chuyến đi với bao điểm đến; có nơi chỉ thoáng qua với chút kí ức mờ nhạt nhưng cũng có không ít vùng đất đã trở thành niềm thương sâu sắc trong tâm khảm mỗi người. Tô Hoài cũng có một vùng đất như thế. Là "quê hương " những tác phẩm của ông, Việt Bắc là vùng đất trù phù giúp cây bút Tô Hoài tỏa hương khoe sắc. Ở đó, có những con người lầm lũi lao động, nhẫn nhịn trong cam chịu tủi hờn; ở đó, có những con người tuy bình thường nhỏ bé nhưng có sức sống mạnh liệt và khả năng chống cự quật cường. Nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là đại diện tiêu biểu cho một con người như thế. Dưới ách phong kiến miền núi, Mị bị chà đạp, tưởng như mất hết sức sống. Nhưng khi mùa xuân đến mang theo không khí hồi sinh, những mơ ước khát khao của Mị lại trỗi lên mạnh mẽ. Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong tình huống này, ta sẽ thấy được sức sống tiềm tàng của cô cũng như bao con người bé nhỏ khác.

Có thể nói tập "Truyện Việt Bắc" là màng chào hỏi đầy ấn tượng của Tô Hoài với vùng đất Việt Bắc lịch sử; và "Vợ chồng A Phủ" đã góp phần không nhỏ cho sự thành công ấy. Tác phẩm là sự kết hợp của câu chuyện ở Hồng Ngài và Phiềng Sa, là sự vận động tích cực từ nước mắt đến nụ cười, thể hiện cái nhìn nhân đạo của tác giả.

Mị là bông hoa của núi rừng, tập trung mọi vẻ đẹp của người con gái miền núi. Mị xinh đẹp, thổi sáo hay "bao người ngày đêm thổi sáo đi theo Mị". Thế nhưng, có ai ngờ đâu, cuộc đời bông hoa xinh đẹp ấy lại bị trói buộc bởi món nợ truyền kiếp của cha mẹ cô với gia đình nhà Thống lí. Dưới sức ép của thần quyền, cường quyền, Mị trở thành con dâu nhà Thống lí.“Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, bây gờ người ta bắt bán con trừ nợ. Không thể làm thế nào khác được rồi” - Tiếng kêu chua xót của cha Mị nói lên một định mệnh cay đắng: Mị là con dâu gạt nợ. Thân phận Mị lúc này khác gì cô gái bị ép duyên trong truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”:
“Ngẫm thân em chỉa bằng thân con bọ ngựa
Bằng con chẫu chuộc thôi…”
Đã có hàng mấy tháng liền, đêm nào Mị cũng khóc; tiếng khóc của sự uất ức, tủi hờn. Nhưng không may mắn như cô Tấm trong truyện cổ, không có bàn tay thần linh nào đứng ra giúp đỡ Mị. Cô đã từng có ý định hái ăn lá ngón tự tử; nhưng Mị chết đi thì sao, món nợ vẫn còn đó, cha Mị làm sao có thể trả được. Xót thương cho số phận mình, nhưng trên hết là lòng hiếu thảo sâu sắc, Mị “không đành lòng chết” mà quay trở lại nhà Thống lí, tiếp tục cuộc sống suốt ngày phải “lùi lũi như con rùa nuôi trong nơi xó cửa”.

Tưởng như “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Nhưng khi mùa xuân đến, lòng khát khao sống, khát khao tình yêu bấy lâu ấp ủ trong lòn Mị đã bùng cháy lên trong những đêm tình của bao trai gái Hồng Ngài. Tiếng sáo rủ bạn vang lên như gợi lại cho Mị những kỷ niệm về một miền ký ức tưởng như đã mờ xa trong dĩ vãng-những tháng ngày thanh xuân đẹp đẽ, xinh tươi. Trong vô thức, Mị nhẩm thầm bài hát ai đó đang thổi:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
Mùa xuân mang theo những tia nắng ấm áp giúp trái tim dường như đã chai sạm của Mị dần hồi sinh, có được phản xạ với sự vật xung quanh mình.
Mị nổi loạn. Mị lén lấy hũ rượu để uống “ực từng bát” rồi say lịm mặt. Tim đến với rượu, Mị muốn chìm vào cơn say để quên đi hiện thực chua xót. Mị uống rượu hay uống những đắng cay tủi hờn mà mình phải cam chịu, uống những khát khao ước vọng bị vùi dập? Tiếng sáo giúp Mị hồi sinh. Tiếng sao mang Mị trở về quãng đời tươi đẹp. Tưởng như năm tháng đã làm Mị vơi đi bao đau nhục cuộc đời; nhưng giờ đây, tiếng sáo, tiếng hát của trai gái Mào tha thiets gọi bạn tình lại dậy lên trong Mị bao khao khát:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
Mị dần ý thức về sự sống của mình, không chỉ là tồn tại để đối mặt với thời gian vô nghĩa nữa. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mị bỗng trỗi dậy cái ham muốn được đi chơi ngày Tết. Bởi “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi” Tô Hoài đã thật tinh tế khi sử dụng những câu đơn liên tục thể hiện những ham muốn, suy nghĩ đang đổ dồn trong tâm trí nhân vât của mình. Mị đề cao đòi hỏi “muốn được đi chơi”, Mị cảm thấy uất hận, đau đớn vì hoàn cảnh hiện tại, khi mà A Sử với mị “không có lòng với nhau mà vẫn phải ở vớ nhau”. Mị xót thương cho thân phận mình, ghê tởm A Sử “còn muốn rình bắt thêm mấy người con gái nữa về làm vợ”, Mị “quấn lại óc” rồi lấy cái váy hoa, tiếng sao gọi bạn “rập rờn” trong đầu Mị. Mị sắp đi chơ. Hành động Mị ngang nhiên diễn ra trước mắt A Sử; như một sự thách thức, Mị “rút thêm cái áo” Chắc hẳn, thằng con trai nhà quan ấy phải bất ngờ lắm khi thấy kẻ lâu nay vẫn ngoan ngoãn phục tùng mình hôm nay bỗng giở chứng. A Sử hỏi, Mị cũng chẳng trả lời. Phải chăng, tâm trí Mị lúc ấy đã thả theo tiếng sáo gọi bạn lơ lửng ngoài đường? Thế nhưng, thằng chồng vô đạo ấy đã trói Mị vào cột nhà bằng thắt lưng và sợi đay để hắn lại tiếp tục vui chơi với những đêm tình mùa xuân. Mặc dù lúc mê lúc tỉnh, khắp người “bị dây trói thít lại, đau nhức” nhưng Mị vẫn “nồng nàn tha thiết nhớ”; tâm hồn Mị vẫn đang rong đuổi những giai điệu mượt mà tình tứ ngày xuân. Nhưng rồi, những tiếng sáo vụt tắt lại để Mị cô độc với hoàn cảnh hiện tại. Xót xa khi nghĩ rằng mình “không bằng con ngựa”; thử hỏi, có nỗi đau nào Mị chưa từng trải qua?

Đêm tình mùa xuân là thành công của Tô Hoài khi thể hiện được thành công hành động và diễn biến tâm lí nhân vật. Số phận của Mị cũng là số phân của bao người phụ nữa dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến miền núi. Những đau khổ bất hình những như phẩm chất tốt được của Mị được miêu tả rất sinh động, vừa cá thể hóa, vừa khái quát hóa tạo nên một nhân vật đầy sức sống mạnh mẽ và tiềm tàng qua cái nhìn nhân đạo của tác giả

“Vợ chồng A Phủ” đã mang tên tuổi Tô Hoài sát lại gần Tây Bắc hơn. Đêm tình mùa xuân chỉ là bước đệm ban đầu cho sự vùng lên mạnh mẽ sức sống tiềm tàng của Mị, mở đầu cho cảm hứng hồi sinh của tác phẩm. Và ta ưởng như còn nghe đâu đây tiếng sáo, tiếng hát đem tình mùa xuân ở Hồng Ngài thửo ấy:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”

Sửa bài giúp mình nhé:D Thấy không ổn nhưng chả biết viết thêm tnao :|
 
H

hoanghondo94

:(Năm nào chả có mùa xuân , sao tự dưng năm nay Mị lại muốn đi chơi , tại sao Mị lại muốn phá phách , muốn nổi loạn ?? ( Cái này có nên giải thích một chút không nhỉ )

:)Tớ nghĩ cậu nên phân tích kĩ hơn về TIẾNG SÁO - Hình tượng âm thanh xuyên suốt tác phẩm :

- Mỗi lần tiếng sáo trở lại truyện ( tám lần mieu tả , 3 lần đặc tả tiếng sáo ) là mỗi lần chuyển hoá từ âm thanh của hiện tại dần dần thành tiếng nói ,lời mời gọi của mùa xuân , của tuổi trẻ.

- Tiếng sáo từ chỗ ở ngoài Mị , ở xa Mị rồi dần dần như tiếng ai gọi mời đã thâm nhập vào nội tâm ,lay động tiềm thức hiện hình thành dòng ý thức trong tâm hồn Mị.

* Ý nghĩa của đêm tình mùa xuân ( Cái này bắt buộc phải có đấy )

Theo tớ nên chia thành 3 mảng cho dễ viết :
1.Mị trước đêm tình mùa xuân
2.Mị trong đêm tình mùa xuân
3.Mị khi bị trói đứng ở cột
 
L

linhphoebe

có bạn nào đã từng làm văn về một chi tiết rất đặc biệt trong * Vợ nhặt * chưa nhỉ ?? Hôm qua ngồi tu tâm dưỡng tính thế nào bỗng nhiên nãy ra ý định làm văn về đôi mắt của cô vợ nhặt nhà anh ku Tràng...
* trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt * => *hai con mắt trũng hoáy của thị tức sáng lên ... * ==> ..* thị đảo mắt nhìn xung quanh.. * ===> * .. đưa mắt lên nhìn , hai con mắt thị tối lại ..* ...
thực ra theo mình thì mấy cái này cũng để chứng minh thêm cho : * những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống .. * Nhưng thấy Kim Lân ưu tiên cho đôi mắt này quá , với lại thấy cũng hay hay nên.... ..... ngồi buồn gõ vu vơ, ai thấy đồng quan điểm với mình thì vào bàn luận tí cho box rôm rả hey !!
 
Last edited by a moderator:
H

hoanghondo94

có bạn nào đã từng làm văn về một chi tiết rất đặc biệt trong * Vợ nhặt * chưa nhỉ ?? Hôm qua ngồi tu tâm dưỡng tính thế nào bỗng nhiên nãy ra ý định làm văn về đôi mắt của cô vợ nhặt nhà anh ku Tràng...
* trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt * => *hai con mắt trũng hoáy của thị tức sáng lên ... * ==> ..* thị đảo mắt nhìn xung quanh.. * ===> * .. đưa mắt lên nhìn , hai con mắt thị tối lại ..* ...
thực ra theo mình thì mấy cái này cũng để chứng minh cho : * những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống .. * Nhưng thấy Kim Lân ưu tiên cho đôi mắt này quá :D , với lại thấy cũng hay hay nên.... ;)) ;)) ..... ngồi buồn gõ vu vơ, ai thấy đồng quan điểm với mình thì vào bàn luận tí cho box rôm rả hey !!


Hay đấy , cái này mình chưa nghĩ đến , chúng ta có thể phát triển ý tưởng đó thành cái đề văn:

Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết "hai con mắt" của người vợ nhặt trong tác phẩm VỢ NHẶT ( Kim Lân )
 
L

linhphoebe

Cá nhân mình thì mình phân tích những đôi mắt ấy của thị theo nhữn ý sau như sau :
* trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt * (sự tàn phá của nạn đói từ những chính sách bóc lột tàn bạo,khiến con người ta trở nên... ) => *hai con mắt trũng hoáy của thị tức sáng lên ... * ( nạn đói khiến cho con người ta ao ước được sinh tồn hơn là giữ lòng tự trọng, lòng sĩ diễn và nhân cách của chính bản thân mình, họ muốn sống.. ) ==> ..* thị đảo mắt nhìn xung quanh.. * ( một sự mong chờ nào đó ở một tương lai phía trước chăng ?.. ) ===> * .. đưa mắt lên nhìn , hai con mắt thị tối lại ..* ... ( thực tại phũ phàng lại hiện lên trước mắt ) ...

p/s: mình thì mình nghĩ thế, sơ sài thiếu sót chỗ nào các bạn bổ sung nhé!! ( rồi sau này nếu đồng nhất ta mới thử viết thành văn hj )
 
D

doigiaythuytinh

Trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa", chi tiết người chồng đánh vợ bên cạnh chiếc xe tăng, có ý nghĩa gì?
 
C

congchualolem_b

Ngay trên vùng đất anh hùng của những chiến thắng oai hùng ngày nào, những tưởng cay đắng đã qua đi, cuộc sống thanh bình trở về. Nhưng oái ăm thay, ngay tại đó vẫn còn những giọt nước mắt thầm lặng, đau xót cho số phận nghèo khó và cùng cực. Bài toán đặt ra là sau khi có được đáp số ở câu a, rằng làm cách nào để giải phóng đất nước thì lại phải giải tiếp câu b, rằng làm cách nào để cải thiện đời sống xã hội sau chiến tranh. Đó là điều mà Nguyễn Minh Châu đã nhìn thấy được sau cơn mơ niềm vui chiến thắng hãy còn chưa dứt được.

P/s: DGTT: Em có ở gần Hội An không? =p~
 
P

pe_kho_12412

mọi người cho mình hỏi :

đề bài : phân tích 20 dòng thơ đầu trong việt bắc thì làm thế này có ổn không

ố Hữu là một trong những nhà thơ lớn nhất, tiêu biểu nhất của nền thi ca hiện đại. “Ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, nhà thơ của lý tởng cộng sản”. Tập thơ “Việt Bắc”, là đỉnh cao của thơ Tố Hữu đồng thời cũng là thành tựu hàng đầu của thơ ca kháng chiến chống Pháp, trong đó bài thơ “Việt Bắc” đợc coi là kết tinh sở trờng nghệ thuật của ngòi bút Tố Hữu. Đó là khúc hát ân tình của ngời kháng chiến đối với quê hương, đất nước với nhân dân cách mạng được thể hiện bằng một nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại mà cốt lõi là truyền thống ân nghĩa đạo lý thủy chung của dân tộc.

Được coi là người sinh ra để thơ hoá những vấn đề chính trị, thơ Tố Hữu luôn bám sát các sự kiện cách mạng. Men theo năm tháng những bài thơ của Tố Hữu, ta có thể tái hiện lại những chặng đường hào hùng của cách mạng Việt Nam. Thơ ông quả là “cuốn biên niên sử bằng thơ” như có nhà nghiên cứu đã đánh giá. “Việt Bắc” không phải là ngoại lệ.

Tháng 7/1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, một trang sử mới mở ra cho đất nước. Tháng 10/1954, cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước chuyển từ căn cứ địa về thủ đô. Trong thời điểm lịch sử ấy, bài thơ “Việt Bắc” đã ra đời. “Việt Bắc” không còn là tình cảm riêng của Tố Hữu mà còn tiêu biểu cho tình cảm của người kháng chiến miền xuôi đối với chiến khu cách mạng, với đất nước, với nhân dân. Một sự kiện chính trị đã chuyển hoá thành thơ ca theo cách “Tâm tình hoá, là một đặc trng của lối thơ trữ tình chính trị Tố Hữu. 20 câu thơ đầu tiên của “Việt Bắc” thể hiện rất rõ đặc trưng nghệ thuật này.

Đoạn thơ mở đầu bằng những câu thơ ngọt ngào:

Mình về mình có nhớ ta
Mời năm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Câu thơ mở ra cảnh giã biệt, một hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ cảm xúc trữ tình dạt dào. Cảnh giã biệt vẫn quen thuộc trong thơ ca dân gian và cổ điển truyền thống đã được Tố Hữu khéo vận dụng để diễn tả tâm trạng mang tính thời đại. Cuộc chia tay lớn của cán bộ Đảng, Chính phủ với Việt Bắc được thu vào cuộc chia tay của một đôi trai gái: người ở lại rừng núi chiến khu là cô gái Việt Bắc, người về xuôi là anh cán bộ cách mạng. Chuyện chung đã hoá thành chuyện riêng, chuyện cách mạng của dân nước trở thành chuyện tình yêu của lứa đôi, cuộc chia tay đầy bịn rịn lưu luyến giữa những người đã từng gắn bó sâu nặng dài lâu:

“Mười lăm năm” “thiết tha mặn nồng” được Tố Hữu thể hiện bằng một thể thơ giàu tính dân tộc. Thể lục bát, cách kết cấu đối đáp, sử dụng đại từ nhân xưng “Mình”, “Ta” quen thuộc trong thơ ca dân gian, có khả năng “biểu hiện một cách thuận tiện, phù hợp với điệu hồn chung của cộng đồng người Việt” “Rung lên cái sợi tơ lòng chung của những tấm lòng Việt”. Tất cả những yếu tố đó đã diễn tả thật xúc động tình cảm quyến luyến thiết tha trong một cuộc chia tay đặc biệt: chưa xa đã nhớ, để chia mà không xa, cách mà
không biệt.

Mình về mình có nhớ ta” đã là chuyện chung thuỷ, riêng tư. Nhưng đến:

“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”


thì không còn là chuyện của tình yêu lứa đôi mà đã là chuyện ân nghĩa thủy chung của đạo lý dân tộc. Câu thơ lục bát điệp hai lần từ “mình” nghe như lối tâm tình thương mến mà day dứt. Băn khoăn lớn nhất của ta và mình trong cuộc chia tay là ân tình thủy chung. Cái độc đáo ở chỗ: một câu hỏi về thời gian, một câu hỏi về không gian. Chỉ một khổ thơ đã gói gọn một thời cách mạng, một trời cách mạng. Tác giả đã chọn tình yêu một đôi trai gái làm một góc nhìn để bao quát toàn cảnh Việt Bắc với “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” Từ thuở cách mạng còn trứng nước đến khi trưởng thành vững vàng đó là điểm nhìn nghệ thuật rất Tố Hữu- người thi sĩ luôn khơi nguồn cảm hứng từ những sự kiện lớn của cách mạng.

Tiếp theo câu hỏi của ngời ở là tiếng lòng của người đi:

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay


Người đi đã nghe câu hỏi, lòng tràn đầy bâng khuâng “bồn chồn” một tình cảm thương nhớ “thiết tha”. Tâm trạng lúc chia tay được diễn tả thật đắt qua sự luyến láy của ngôn từ và cả ở nhạc điệu của câu thơ: Hai câu đầu là nhịp 2/2 hối hoàn của lục bát đến đây đã vặn mình chuyển điệu 3/3:

“Áo chàm đưa/ buổi phân ly
Cầm tay nhau/ biết nói gì / hôm nay"


Cái xao xuyến bồi hồi của lòng người đã cồn cào nổi sóng trên câu thơ thể hiện cách thần tình chút ngập ngừng chứa chan tình thương mến, tạo ra một khoảng lặng đầy biểu cảm để chuỗi câu hỏi tiếp theo vang lên dồn dập, tha thiết hơn.

Mười hai câu lục bát còn lại là lời của người ở, cấu tạo bằng sáu câu hỏi như khơi sâu vào kỷ niệm. Mỗi câu hỏi đều gợi lại những gì tiêu biểu nhất của Việt Bắc qua những hình ảnh chọn lọc gợi cảm: Mưa nguồn, suối lũ, mây mù, Những hình ảnh chọn lọc vừa chân thực vừa thơ mộng; “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” Những câu thơ có khả năng diễn biến những khái niệm trừu tợng thành hình ảnh đầy cảm giác sống động cụ thể “mối thù nặng vai”. Nghệ thuật nhân hoá cũng tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ:

“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”

Tình cảm của ngời ở đối với ngời đi xem ra đợc thể hiện sâu kín hơn cả trong câu thơ này, chỉ 14 chữ mà chứa đựng biết bao quyến luyến nhớ thương: Người đi rồi cả một miền rừng trở nên hoang vắng, trám không người nhặt, măng không ai hái, cả núi rừng cũng mong nhớ đến thẫn thờ. Như một thông lệ trong cuộc chia tay giữa những người thân thiết, người ta thường đẩy thời gian về quá khứ để chưa xa đã nhớ, chưa biệt đã thương. Để trên nền xúc cảm này, dòng hồi tởng những kỉ niệm thân thương ùa về mãnh liệt.

“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

Nhìn thoáng qua, tổ chức các câu thơ đều lặp lại ở phép láy đầu 6 câu: Mình đi, mình về. “Đi”, “Về” vốn ngợc chiều trái hướng, song ở đây lại đồng nhất một phương .

Phải chăng niềm tin giản dị mà rất thực của cả người đi và người ở đã thổi vào câu chữ, làm nên chút choáng ngợp bối rối của ngôn từ, thể hiện mạch ngầm văn bản trong chiều sâu thơ ca: Ra đi để hẹn về. Việt Bắc đã trở thành quê hương thứ hai của ngời cán bộ kháng chiến.

Những kỷ niệm được gợi nhớ đều là những kỷ niệm của cuộc sống chung, tình cán bộ với nhân dân chia ngọt sẻ bùi, chung gian lao, chung mối thù Nếu không khéo rất dễ sa vào cái gọi là “liệt kê kỉ niệm” câu thơ sẽ trôi tuột đi, không thể lưu đọng lại trong lòng người đọc. Cái làm nên chất thơ của bài “Việt Bắc” cũng như của đoạn thơ này chính là nhạc điệu. Chính nhạc điệu đã làm cho các kỷ niệm trở nên ngân nga, trầm bổng réo rắt, thấm sâu vào tâm tư. Những yếu tố làm nên chất nhạc kỳ diệu ấy không chỉ ở những câu lục bát rất chuẩn về thanh luật mà còn ở nghệ thuật tiểu đối được sử dụng với tần số cao trong các câu thơ. Nó không chỉ có khả năng biểu đạt rất xúc động nỗi lòng sâu kín bồi hồi của người đi kẻ ở, mà còn tạo ra sự tương xứng về cấu trúc, vẻ đẹp nhịp nhàng của ngôn từ.

Mưa nguồn suối lũ / những mây cùng mù
Miếng cơm / mối thù
Trám / măng
Hắt / son
Nhớ / mình
Tân / đa


Những hình ảnh thơ đã thực sự cất lên chất thơ nhờ nhạc điệu đầy quyến luyến, trầm bổng, ngân nga qua những câu thơ sóng đôi lối đối xứng tiểu đối, nó mang vẻ đẹp cổ điển uyên bác. Đặc biệt câu hỏi cuối đoạn thơ có thể tách riêng ra bởi sự thâm thúy, hàm súc:

“Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa”


Đại từ “mình”, “ta” vốn được sử dụng trong đối đáp thơ ca dân gian nay được Tố Hữu sử dụng đầy biến ảo: Khi mình là Ta, khi “ta” là “mình”, cái ngầm ý hai ta là một đã rõ. Nhng ở đây một câu lục mà tới ba lần lặp lại chữ mình: “Mình đi, mình có” là chỉ ngời về, “nhớ mình” là chỉ người ở. Câu hỏi đầy ý nhị mà sâu kín: Mình quên “ta” cũng là quên chính “mình” đó. Cũng như ở phần sau, Tố Hữu lại nhấn theo lối bồi thấn trong câu thơ trả lời khẳng định sắt son.

“Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”

Nhà thơ đã khai thác rất đắt chữ “Mình” trong tiếng Việt. “Mình” vừa là bản thân vừa là ta, “Mình” cũng là ngời thân thiết có thể xem như chính mình vậy. Đại từ nhân xưng được sử dụng vừa thống nhất vừa biến hoá khiến “Việt Bắc” cất lên như tiếng lòng đồng vọng bản hoà âm tâm hồn của kẻ ở người đi.

Sự đổi chỗ trong tổ chức câu thơ: “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” được viết thành: “Tân trào Hồng Thái mái đình cây đa” chứng tỏ tên riêng và danh từ chung đều đã đồng nhất hoàn toàn về ý nghĩa -Việt Bắc quê hương cách mạng. Nỗi nhớ về chiến khu Việt Bắc “Tân Trào, Hồng Thái”, đã chuyển hoá thành nỗi nhớ quê hương “Mái đình cây đa” những hình ảnh đã đi vào tâm thức người Việt từ ngàn đời. “Trong thơ Tố Hữu, cái riêng, cái chung như không còn ranh giới, cái cũ cái mới lồng vào nhau, (Nguyễn Văn Hạnh) mà đây là một trờng hợp điển hình.

“Việt Bắc” là bài ca tâm tình, ngọt ngào đằm thắm rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách thơ của Tố Hữu. Vẫn là tiếng nói của tình cảm tình yêu nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng đối với nhân dân.

Trong câu chuyện với một nhà nghiên cứu văn học người Pháp Tố Hữu tâm sự rằng: “mình phải lòng đất nước và nhân dân của mình. Và đã nói về đất nước về nhân dân như nói về người mình yêu”. Cho nên tình yêu biến thành tình nghĩa “Việt Bắc” đã trở thành tiếng hát ân tình chung của những người kháng chiến, của cả dân tộc trong một thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ.

Có thể khẳng định rằng đoạn thơ trên là những câu thơ hay nhất của bài thơ “Việt Bắc”.

mình chỉ ôn để thi học kì, nhưng đọc mở thấy hơi rờm rà :D so với tớ, mọi người thấy thế nào , giúp mình câu này với .t5 thi oy :D
 
L

linhphoebe

Ôi làm thế nào để viết nghị luận XH vừa đủ ý vừa hay lại đúng với yêu cầu đề ra nhỉ [ 600 từ ]...hix luyện mãi mà lúc nào cũng thấy ko ổn............ Muốn viết đủ+ hay thì lại dài lượt thượt ko đúng yêu cầu..viết ngắn gọn thì ko đủ ý + không đủ để truyền tải suy nghĩ..... Help!!!
 
D

doigiaythuytinh

@ Bạn pe_kho: Mình thấy ở phần chuyển ý, nhiều câu hơi thôi (mấy ngày tháng ấy^^). Bạn ngắt đoạn hơi thoải mái quá thì phải. Thiếu phần tóm ý kết bài đấy (0.5 điểm). M thấy nó cứ thế nào ấy, chưa sâu lắm thì phải :-?

@linhphoebe: T thấy mấy bài đại học 10 điểm câu NLXH cũng dài lê thê chứ có 600 từ giề đâu. T nghĩ là chỉ cần làm cân xứng ba bài theo điểm số là được.
p.s: Bạn chăm chỉ thật đấy ^^ Ngoài giờ kiểm tra văn và thi hk t chả bao giờ làm 1 bài văn hoàn chỉnh :(
 
Top Bottom