Sử 10 Bóng tối của cuộc cách mạng Pháp

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, quần chúng nổi dậy ở Paris tấn công pháo đài Bastille, một nhà tù quốc gia và là biểu tượng cho sự áp bức của chế độ quân chủ, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc Cách mạng Pháp. Cuộc tấn công vào pháo đài Bastille là một bước ngoặt lớn trong cuộc cách mạng Pháp, nó đánh dấu sự biến chuyển của cuộc cách mạng từ một phong trào tự phát của quần chúng trở thành một cuộc nổi dậy vũ trang mà kết quả đã dẫn đến cái chết của nhà vua Pháp, chế độ quân chủ ở Pháp bị xóa bỏ và được thay thế bởi một nền cộng hoà thế tục. Chỉ vài tuần sau sự kiện Bastille, Quốc hội lập hiến đã bãi bỏ chế độ phong kiến ở Pháp và phê chuẩn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền làm hiến pháp của đất nước.

Điều mà hầu hết mọi người không nhận ra về cuộc cách mạng Pháp, đó là sự tàn nhẫn và đẫm máu khủng khiếp của nó: rất nhiều người Pháp đã bị giết hại chỉ vì họ từ chối tham gia cách mạng. Hầu hết mọi người đã nghe về Robespierre, Jacobins và tất nhiên là cả các vụ xử tử bằng máy chém. Nhưng ít người biết về cái cách mà các nhà lãnh đạo của cách mạng Pháp đã giết hại những người đồng bào của họ, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, và đàn áp tất cả những người không muốn tham gia cách mạng, đáng chú ý nhất là ở vùng Vendée của Pháp.

Phe đối lập chính của cuộc cách mạng Pháp là ở vùng Vendée, nơi những người nông dân Vendée nổi dậy công khai chống lại các nhà cách mạng ở Paris. Cuộc nổi dậy diễn ra khi mà tình trạng bất ổn đang gia tăng ở Lyon, Marseille và Normandy, đe dọa nghiêm trọng đến chính phủ Cách mạng vào thời điểm quân đội Pháp vừa nhận thất bại tại Neerwinden trước quân Áo (vào ngày 18 tháng 3 năm 1793). Đầu năm 1794, lính Pháp hành quân đến vùng Vendée. Nhiệm vụ của họ rất đơn giản: giết tất cả mọi người dân mà họ nhìn thấy và dập tắt cuộc nổi dậy Vendée bằng bất cứ giá nào. Hàng ngàn người - bao gồm cả phụ nữ và trẻ em - đã bị tàn sát một cách man rợ, các trang trại và làng mạc trên khắp khu vực đã bị đốt cháy và phá hủy. Tại thành phố Nantes thuộc vùng Vendée , chỉ huy quân đội Cách mạng là Jean-Baptiste Carrier đã xử tử các tù binh bằng một cách thức vô cùng khủng khiếp. Trong cái gọi là "noyades" (vụ đuối nước) - những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Nantes trần truồng bị trói chặt vào nhau trong những chiếc thuyền được chế tạo đặc biệt, chiếc thuyền được kéo ra giữa sông và sau đó bị đánh chìm. Tất cả mọi người trên thuyền đều chết đuối. Khi chiến dịch ở Vendée kết thúc, Tướng Francois Joseph Westermann đã viết một lá thư cho Ủy ban An toàn Công cộng nêu rõ: "Vendée đã không còn nữa ... Theo mệnh lệnh mà ngài giao cho tôi, tôi đã nghiền nát những đứa trẻ dưới vó ngựa, tàn sát những người phụ nữ, sẽ không còn bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra tại đây. Tôi không bắt giữ bất kỳ ai làm tù nhân, tôi đã tiêu diệt tất cả bọn chúng..."

75561593_577607652993070_8441614330293649408_o.jpg

Theo nhà sử học Alain Gérard , thuộc Trung tâm nghiên cứu lịch sử Vendée, "Ở các vùng khác của Pháp, quân cách mạng chỉ giết các quý tộc hoặc tư sản giàu có, nhưng ở Vendée, họ đã giết hại cả những người dân thường vô tội. Các nhà lãnh đạo của Cách mạng đã phản bội lại chính nhân dân. Nó đã chứng minh sự vô tín của Cách mạng đối với các nguyên tắc của chính nó. Đó là lý do tại sao vụ thảm sát Vendée bị xóa sạch khỏi ký ức lịch sử ". Các nhà sử học như Reynald Secher thậm chí đã đi xa hơn khi mô tả sự kiện này là "cuộc diệt chủng" nhằm xóa sổ người dân ở Vendée, mặc dù nhiều nhà sử học Pháp phản đối quan điểm đó, họ chỉ xem đây là một cuộc nội chiến chứ không phải là một cuộc diệt chủng dân tộc. Dù giữ quan điểm nào, vào thời điểm quân đội Pháp hành quân trở lại Paris từ vùng Vendée sau khi "bình định" cuộc nổi dậy, các nhà sử học tin rằng 170.000 - 200.000 người dân của vùng Vendée và những người chống lại cách mạng đã bị lực lượng cách mạng thẳng tay giết hại.

Cách mà các nhà lãnh đạo cách mạng Pháp đối xử với những người dân Pháp từ chối đứng về phía cách mạng là một dấu hiệu của những gì sẽ xảy ra sau đó. Nước Pháp cách mạng dần biến đổi thành một chế độ độc tài quân sự dưới thời hoàng đế Napoléon, họ tiếp tục tiến hành chinh phạt các quốc gia ở châu Âu phản đối cuộc cách mạng Pháp, một cuộc chinh phạt gây ra cái chết của hàng triệu người ở Pháp, Nga và tất cả các nước châu Âu khác
Tất cả những hành động khủng bố, sự chết chóc và hủy diệt mà cuộc cách mạng Pháp đã gây ra ở Pháp và châu Âu sẽ được các nhà cách mạng biện minh bằng ba từ tiếng Pháp đơn giản - "Liberté, égalité, fraternité” (tự do-bình đẳng-bác ái).
 
Top Bottom