Bổ trợ kiến thức, kĩ năng, luyện thi đại học môn Ngữ Văn

V

vuonganhthu1996@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NGUỒN : www.facebook.com/lophocvancuatoi

Đây là page mình mới lập. Trước hết mình post phần chương trình luyện thi.Mỗi tuần sẽ có một phần kiến thức về tác phầm. Các bạn like page để theo dõi nhé :x
hoặc có gì chúng ta sẽ trao đổi trực tiếp tại topic này , Cảm ơn



Chương trình luyện thi đại học
Môn Văn

CHUYÊN ĐỀ 1 : VĂN HỌC TRƯỚC CÁCH MẠNG
PHẦN VĂN HỌC LÃNG MẠN
1, Thơ:
-Vội Vàng – Xuân Diệu
-Tràng Giang- Huy Cận
-Đây thôn Vỹ Dạ- Hàn Mạc Tử
-Tương Tư- Nguyễn Bính
2, Văn
-Hai đứa trẻ - Thạch Lam
-Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
PHẦN VĂN HỌC HIỆN THỰC
1, Tác giả Nam Cao
- Chí Phèo
- Đời Thừa
2, Tiểu thuyết số đỏ: Trích đoạn : “Hạnh phúc của một tang gia” – Vũ Trọng Phụng
CHUYÊN ĐỀ 2 : THƠ VĂN HỒ CHÍ MINH
1. Tác giả- Hồ Chí minh
2. Nhật ký trong tù
- Chiều tối
- Lai Tân
3. Tuyên ngôc độc lập

CHUYÊN ĐỀ 3: THƠ CA GIAI ĐOẠN 1945 -1975
1. Tây Tiến – Quang Dũng
2. Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
3. Đàn ghi ta của lorca – Thanh Thảo
4. Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
5. Sóng – Xuân Quỳnh
CHUYÊN ĐỀ 4: TRUYỆN KÝ GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
1. Vợ nhặt – Kim Lân
2. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
3. Một người Hà Nội – Nguyễn Khải
4. Tuỳ bút: Người lái đò sông đà – Nguyễn Tuân
5. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
6. Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường
7. Rừng Xà Nu – Nguyễn Trung Thành
8. Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
CHUYÊN ĐỀ 5 : THƠ TỐ HỮU
1. Tác giả : Tố Hữu
2. Từ ấy
3. Việt Bắc
CHUYÊN ĐỀ 6 : KỊCH BẢN SÂN KHẤU
1. Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng
2. Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
 
V

vuonganhthu1996@gmail.com

Thơ Văn Hồ Chí Minh

Chuyên đề : Thơ văn Hồ Chí Minh

Một số quan điểm nghệ thuật cần lưu ý về tác giả Hồ Chí Minh


1, Hồ Chí Minh là một tác giả luôn phủ nhận tư cách nghệ sĩ của mình, Bác chỉ có khát vọng chính trị, không hề có khát vọng văn chương. Hồ Chí Minh luôn luôn phủ nhận các sáng tác của mình.
Như bài thơ mở đầu cho tập “Nhật kí trong tù” Bác có viết:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ở trong ngục biết làm chi đây
Ngài dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do​
Hoặc như giáo sư Đặng Thai Mai có nói về tập thơ của bác : “Đến một tập thơ lớn như “Nhật kí trong tù” mà Bác cũng chỉ như vô tình đánh rơi vào lịch sử văn học”

2, Tuy Bác luôn phủ nhận tư cách nghệ sĩ của mình, nhưng điều này không có nghĩa là Bác coi thường thơ văn, coi thường nghệ thuật. Ngược lại, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao tác dụng vô cùng to lớn của văn học nghệ thuật đối với đời sống cũng như đanh giá rất cao thiên chức của người nghệ sĩ:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”​
(CẢM TƯỞNG ÐỌC “THIÊN GIA THI”)​

3, Hồ Chí Minh không hề mong muốn trở thành nhà thơ. Vây mà với những sáng tác của mình, Người lại được thừa nhận như một nhà thơ lớn vì : (Phần trả lời cho câu hỏi 2 điểm)
a) Thơ vốn là tiếng nói của tâm hồn. Vì tâm hồn Bác vốn đã đẹp và đậm chất thơ vậy nen thơ Bác có cái hay tự nhiên chứ không phải cái hay do kĩ thuật ngôn từ
b) Việc được công nhận là nhà thơ lớn hay không lại còn phụ thuộc vào ảnh hưởng của tác giả đối với người học và xã hội. Các bài thơ của Bác ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của đất nước ta. Vậy nên Bác xứng đáng được coi là nhà thơ lớn
c) Bác là một người rất uyên bác, có hiểu biết sâu rộng về văn hoá nghệ thuật. Bác có thể viết truyện bằng tiếng Pháp, làm thơ bằng chữ Hán, có thể làm thơ tuyên truyền rất mộc mạc, nôm na và gần gũi, lại vừa làm được thơ trữ tình rất sâu sắc hoặc thơ trào phúng rất thâm thuý. Thêm vào đó, Bác đã đi năm châu bốn biển, học được tinh hoa văn hoá nhận loại...

(Trên đây chỉ là một số gợi ý để các bạn tham khảo)


NGUỒN : www.facebook.com/lophocvancuatoi
 
Top Bottom