Bộ đề thi thử đại học 2012

N

ngobaochauvodich

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Còn 6 tháng nữa là tới kì thi tuyển sinh Đại học 2012, ngay từ bây giờ, mình sưu tầm được câu bài tập trong đề thi thử của các trường THPT, sẽ post lên và các bạn cùng giải nhé, cùng giúp nhau thi đỗ Đại Học 2012 nhé !

Câu 1:
Gen B và D đều tổng hợp được 1 chuỗi polipeptit .Số phân tử nước được giải phóng khi hoàn tất quá trình tổng hợp 2 chuỗi polipeptit là 494.Số lượt t ARN tham gia tổng hợp chuỗi polipeptit B từ gen B nhiều hơn chuỗi polipeptit D từ gen D là 100 axit amin.Số nu của gen B và D lần lượt là
A. 1800,1200
B. 1791,1191
C. 1641,1341
D. 1800,1200

Câu 2: Cho biết phân tử t ARN có 3 bộ đối mã mang axit amin tương ứng như sau: Glyxin : XXA, Valin: XAA, Lizin:UUU, Prolin:GGG, Alanin:XGG, Xistein: AXA, Lơzin:AAX.Khi giải mã tổng hợp protein thì 1 protein hoàn chỉnh cần 10glyxin, 20 alanin, 30 valin, 40 xistein,50 lizin, 60loxin, 70 prolin.Số nu từng loại của gen là bao nhiêu (biết mã mở đầu AUG và mã kết thúc UAA)
A.A=T=G=X=420
B.A=T=425,G=X=421
C.A=T=423,G=X=420
D.A=T=425,G=X=420

Câu 3: Một gen có chiều dài [tex]4080A^o[/tex].Khi gen phiên mã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp 4800 rinu tự do.Trong quá trình giải mã trên mỗi m ARN có 5 riboxom trượt qua không lặp lại.Số phân tử nước tạo ra trong quá trình tổng hợp protein trên là bao nhiêu
A.3970 B.3975 C.7940 D.7950


 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Câu 1: Gen B và D đều tổng hợp được 1 chuỗi polipeptit .Số phân tử nước được giải phóng khi hoàn tất quá trình tổng hợp 2 chuỗi polipeptit là 494.Số lượt t ARN tham gia tổng hợp chuỗi polipeptit B từ gen B nhiều hơn chuỗi polipeptit D từ gen D là 100 axit amin.Số nu của gen B và D lần lượt là
A. 1800,1200
B. 1791,1191
C. 1641,1341
D. 1800,1200

[TEX]\left\{\begin{matrix} & N(B)+N(D)=(494+3+3).6=3000& \\ & N(B)-N(D)=100.6=600 & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} & N(B)=1800 & \\ & N(D)=1200& \end{matrix}\right.[/TEX]


Câu 2: Cho biết phân tử t ARN có 3 bộ đối mã mang axit amin tương ứng như sau: Glyxin : XXA, Valin: XAA, Lizin:UUU, Prolin:GGG, Alanin:XGG, Xistein: AXA, Lơzin:AAX.Khi giải mã tổng hợp protein thì 1 protein hoàn chỉnh cần 10glyxin, 20 alanin, 30 valin, 40 xistein,50 lizin, 60loxin, 70 prolin.Số nu từng loại của gen là bao nhiêu (biết mã mở đầu AUG và mã kết thúc UAA)
A.A=T=G=X=420
B.A=T=425,G=X=421
C.A=T=423,G=X=420
D.A=T=425,G=X=420
-Số nu trên tARN:[TEX]A=10+30.2+40.2+60.2=270[/TEX];;;;;;;;[TEX]U=50.3=150[/TEX]

[TEX]G=70.3+20.2=250[/TEX]...................[TEX]X=10.2+30+20+40+60=170[/TEX]

mã mở đầu AUG và mã kết thúc UAA \Rightarrow số nu trên mARN:[/FONT]

[TEX]Am=150+3=153[/TEX]..................[TEX]Um=270+2=272[/TEX]

[TEX]Gm=170+1=171[/TEX]..................[TEX]Xm=250[/TEX]

\Rightarrow Trên gen:

[TEX]A=T=153+272=425[/TEX]...............[TEX]G=X=171+250=421[/TEX]


Câu 3: Một gen có chiều dài [tex]4080A^o[/tex].Khi gen phiên mã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp 4800 rinu tự do.Trong quá trình giải mã trên mỗi m ARN có 5 riboxom trượt qua không lặp lại.Số phân tử nước tạo ra trong quá trình tổng hợp protein trên là bao nhiêu
A.3970 B.3975 C.7940 D.7950

[TEX]N=2400[/TEX]

Số lần gen phiên mã: [TEX]\frac{4800}{1200}=4[/TEX]

\Rightarrow Số phân tử nước tạo ra trong quá trình tổng hợp protein trên là [TEX]4.5.(\frac{N}{6}-3)=7940[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 4: Một gen dài 408nm. Alen A có 3120 liên kết hidro, alen a có 3240 liên kết hidro. Do đột biến lệch bội xuất hiện tạo ra thể đột biến có số nu thuộc các alen trên là A=1320 và G=2280.Kiểu gen của thể đột biến này là
A. AAAaa B.AAA C.Aaa D.AAa
 
C

canhcutndk16a.

Câu 4: Một gen dài 408nm. Alen A có 3120 liên kết hidro, alen a có 3240 liên kết hidro. Do đột biến lệch bội xuất hiện tạo ra thể đột biến có số nu thuộc các alen trên là A=1320 và G=2280.Kiểu gen của thể đột biến này là
A. AAAaa B.AAA C.Aaa D.AAa
[TEX]N=2400[/TEX]
-alen A:[TEX]\left\{\begin{matrix} & N=2400 & \\ & 2A+3G=3120 & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} & A=T=480 & \\ & G=X=720 & \end{matrix}\right.[/TEX]

-alen a:[TEX]\left\{\begin{matrix} & N=2400 & \\ & 2A+3G=3240 & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} & A=T=360 & \\ & G=X=840 & \end{matrix}\right.[/TEX]

Do đột biến lệch bội xuất hiện tạo ra thể đột biến có số nu thuộc các alen trên là A=1320 và G=2280, mà :

[TEX]1320=480.2+360=2A_{A}+A_{a};2280=720.2+840=2G_{A}+G_{a}[/TEX]

\Rightarrow AAa \Rightarrow đáp án C
 
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Phép lai: [tex]\frac{AB}{ab}X^DX^d[/tex] x [tex]\frac{AB}{ab} X^DY [/tex] cho F1 có ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 5%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 5%. B. 15%. C. 7,5%. D. 2,5%.

Câu 2: Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn
A. 71,875%. B. 85,9375%. C. 28,125%. D. 43,75%.

Câu 3: Một gen có 3000 liên kết Hidro và có số nu loại G bằng 2 lần số nu loại A. Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nu bị mất có 5 nu loại X. Số nu loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là?
A. 370 và 730. B. 375 và 745. C. 375 và 725. D. 355 và 745
 
T

thuyan9i

Câu 1: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Phép lai: [tex]\frac{AB}{ab}X^DX^d[/tex] x [tex]\frac{AB}{ab} X^DY [/tex] cho F1 có ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 5%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 5%. B. 15%. C. 7,5%. D. 2,5%.

Câu 2: Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn
A. 71,875%. B. 85,9375%. C. 28,125%. D. 43,75%.

Câu 3: Mộ
A. 370 và 730. B. 375 và 745. C. 375 và 725. D. 355 và 745
Câu 2:
Tính trạng toàn trội chiếm tỉ lệ: (3/4) * (1/2) * (3/4) = 9/32
=> KH có TT lặn = 1 - 9/32 = 23/32

3.Gen trước đột biến:
Theo đề bài ta có hệ phương trình:
2A + 3G = 3000
G = 2A
Giải hệ ta được: A = 375; G = 750
Gen sau đột biến:
Số nu giảm sau khi đột biến: N giảm = 85x2/3.4 = 50
Số nu loại G và X giảm đi là 10 nu.
Vậy tổng số nu loại A và T giảm 40 nu, vậy nu loại G sau đột biến là: 750 - 5 = 745
Và số nu loại A sau đột biến là: 375 – 40/2 = 355

1.Từ tỉ lệ ta có
0,75 mắt đỏ:0,25 mắt đen (trong đó có 0,25 ruồi đực mắt đỏ).
vì F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 0,15
tức là 0,75 mắt đỏ X {thân đen cánh cụt}=0,15
tỉ lệ thân đen, cánh cụt: 0,15:0,75=0,2
vậy tỉ lệ kiểu hình ruồi đực F1 thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là:
0,25 ruồi đực mắt đỏ x 0,2 thân đen, cánh cụt = 0,05 (5%)
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Dưới đây là đề thi thử đại họ của THPT chuyên Nguyễn Huệ,up lên để mọi người cùng giải
 

Attachments

  • Thi thu chuyen Nguyen Hue 357.doc
    114.5 KB · Đọc: 6
N

ngobaochauvodich

Câu 9, Câu 14, Câu 17 trong đề này là phân loại thí sinh.Các bạn cùng giải thử xem

Chú ý:
Không dẫn link wed trực tiếp vào diễn đàn, ko xem được+có thể vi phạm
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Trong hệ sinh thái, năng lượng tích lũy sản sinh ra chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng thường chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm năng lượng nhận được từ bậc dinh dưỡng liền kề thấp hơn?
Câu trả lời của bạn:
A. 10%.
B. 30%.
C. 70%.
D. 90%.
 
C

canhcutndk16a.

Trong hệ sinh thái, năng lượng tích lũy sản sinh ra chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng thường chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm năng lượng nhận được từ bậc dinh dưỡng liền kề thấp hơn?
Câu trả lời của bạn:
A. 10%.
B. 30%.
C. 70%.
D. 90% :|
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

1) Ở chuột gen B quy định lông xám trội so với gen b quy định lông đen.Gen A quy định biểu hiện mà trội so với gen a át chế màu tạo màu trắng,gen D quy định lông ngắn trội so với gen d lông dài.Cho chuột [tex]\frac{Ad}{aD}Bbx[/tex][tex]\frac{Ad}{aD}Bb[/tex].Tỉ lệ lông xám ngắn ở F1 là: (Biết rằng cấu trúc NST không đổi trong giảm phân)
A.1/16 B.3/8 C.1/8 D.1/4


2) Ở chuột gen B quy định lông xám trội so với gen b quy định lông đen.Gen A quy định biểu hiện mà trội so với gen a át chế màu tạo màu trắng,gen D quy định lông ngắn trội so với gen d lông dài.Cho chuột [tex]\frac{AD}{ad}Bbx[/tex][tex]\frac{Ad}{aD}Bb[/tex].Tỉ lệ lông xám ngắn ở F1 là: (Biết rằng cấu trúc NST không đổi trong giảm phân)
A.1/16 B.3/8 C.1/8 D.1/4
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Các bạn tải đề thi thử đại học 2012 tại đây và cùng trao đổi thảo luận
 

Attachments

  • 044_044_132.pdf
    66.6 KB · Đọc: 31
P

pe_kho_12412

đọc qua đề thì tớ thấy đề chủ yếu vào lý thuyết, đã có 1 số dạng chúng ta đã thảo luận vì vậy mn tránh đưa lên kẻo loãng pic nha :)
còn đây là 1 số câu tớ thấy mn cần thảo luận :D

Câu 7: Cho F1 dị hợp về các gen đang xét lai với cá thể khác chưa biết kiểu gen. F2 thu được: 4345 lúa thân cao : 625 lúa
thân thân thấp. Biết vai trò các gen trội trong các kiểu gen khác nhau. Tính trạng kích thước cây được di truyền theo quy luật
nào ?
A. Tương tác bổ trợ B. Menđen C. Tương tác át chế D. Tương tác cộng gộp

Câu 8: Mỗi gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội không hoàn toàn. F1 : AaBb x AaBb. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 :
A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1
C. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 D. 1 : 1 : 1 : 1 : 4 : 2 : 2 : 2 : 2

câu này ko khó, nhưng nếu ko biết cách làm thì sẽ tốn ko ít thời gian cho nó ;))

Câu 17: Để kích thích tế bào lai (của 2 tế bào sinh dưỡng khác loài ), phát triển thành cây lai người ta dùng
A. Xung điện cao áp B. Hoocmôn thích hợp
C. Virut Xenđê D. Môi trường nuôi dưỡng đặc biệt
câu này hình như ở ban nâng cao thì phải, chọn D mà cứ liên tưởng tới công nghệ lai tb soma ko biết đúng ko :D

Câu 25: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, ở một
chiếc của NST số 5 bị đảo một đoạn, ở NST số 3 có một chiếc bị lặp một đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình
thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến chiếm tỉ lệ là
A. 25%. B. 87,5%. C. 12,5%. D. 75%.

thử :)

Khi giảm phân thì cặp NST tuơng đồng sẽ phân ly mỗi NST trong cặp tuơng đồng sẽ đi về 1 giao tử.
Giao tử mang đột biến sẽ có 3 trường hợp là :
chỉ chứa 1 NST bị đột biến( NST 1 hoặc 3 hoặc 5) sẽ có tỉ lệ là 50% =1/2( vì cặp NSt tuơng đồng phân ly đồng đều)
chứa 2 NST bị đột biến = 50% x 50% =1/4
chứa cả 3 NST bị đột biến = 50% x 50% x 50%= 1/8
vậy có thể xảy ra 1 trong 3 trường hợp trên nên giao tử mang đột biến chiếm tỉ lệ 1/2 + 1/4 + 1/8 = 87.5%
@_@ ri đúng ko biết :D

Câu 43: Ở cà chua do đột biến đã xuất hiện thể ba kép ở cặp NST số 4 và số 6. Trên cặp NST số 4 xét một gen có 2 alen
(A,a). Trên cặp NST số 6 xét một gen có 2 alen (B,b). Cây thể ba kép này có kiểu gen AAaBbb khi giảm phân bình thường
không phát sinh đột biến mới, thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau?
A. 6. B. 16. C. 9. D. 4.
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Câu 8: Mỗi gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội không hoàn toàn. F1 : AaBb x AaBb. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 :
A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1
C. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 D. 1 : 1 : 1 : 1 : 4 : 2 : 2 : 2 : 2
Bài này quan trọng là nhớ các kiểu gen của phép lai cơ bản AaBb X AaBb
1AABB: 2AABb : 2AaBB : 4AaBb: 2Aabb :1AAbb : 2aaBb: 1aaBB : 1aabb
Đáp án D ^^
(1:2:1)^2=1:2:1:2:4:2:1:2:1
Câu 43: Ở cà chua do đột biến đã xuất hiện thể ba kép ở cặp NST số 4 và số 6. Trên cặp NST số 4 xét một gen có 2 alen
(A,a). Trên cặp NST số 6 xét một gen có 2 alen (B,b). Cây thể ba kép này có kiểu gen AAaBbb khi giảm phân bình thường
không phát sinh đột biến mới, thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau?
A. 6. B. 16. C. 9. D. 4.
AAa--> tạo ra 4 loại giao tử
Bbb cũng tạo 4 loại giao tử
vậy tối đa 4X4=16 loại giao tử.
 
H

hoahongtham_6789

câu 7: tỉ lệ xấp xĩ 7:1
hehe nhớ câu thần chú "ít bổ trợ_nhiều át chế"
=>C tương tác át chế..
 
P

pe_kho_12412

câu 7: tỉ lệ xấp xĩ 7:1
hehe nhớ câu thần chú "ít bổ trợ_nhiều át chế"
=>C tương tác át chế..


:-??nếu từ tỉ lệ đó mà suy ra thế thì mình nghĩ c đang làm liều , 7:1 cũng có bổ trợ :D
nếu c có mẹo gì thì chỉ mn biết rõ hơn đi ...nói thế thì chịu :|
 
Last edited by a moderator:
H

hoahongtham_6789

7:1 không có bổ trợ. bạn cứ nhớ câu đó rồi áp dụng các bài tập khác thử xem...chuẩn girl!!!
 
P

pe_kho_12412

7:1 không có bổ trợ. bạn cứ nhớ câu đó rồi áp dụng các bài tập khác thử xem...chuẩn girl!!!

hì tớ nhầm và c cũng có sơ hở , nếu như là 3 kiểu hình thì &:1 sẽ có thể là cộng gộp đấy chứ, :D , c khuyên tớ nhớ nhưng ko nói bản chất thì tớ chịu thôi, mọi sự việc sẽ dễ nhớ hơn khi ta biết rõ ràng nguồn gốc của nó,đi thi mà run thì uk thì thần chú :|

các tỉ lệ tương tác gen thường gặp
1.Tương tác bổ trợ:
a.Bổ trợ có 2 kiểu hình:
A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1 (ví dụ là đỏ chẳng hạn).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 alen lặn, hoặc 2 lặn sẽ cho kiểu hình 2(trắng)
Hay gặp
Tỉ lệ 9:7 P: AaBb x AaBb => F : 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 đỏ : 7 trắng)
Tỉ lệ 3:5 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 đỏ : 5 trắng)
Tỉ lệ 1:3 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 đỏ : 3 trắng)
b.Bổ trợ có 3 kiểu hình:
A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 lặn sẽ cho kiểu hình 2(xanh).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 3(trắng)
Hay gặp
Tỉ lệ 9:6:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 6 xanh : 1 trắng)
Tỉ lệ 3:4:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 vàng : 4 xanh : 1 trắng)
Tỉ lệ 1:2:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 vàng : 2 xanh : 1 trắng)
c.Bổ trợ có 4 kiểu hình:
A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội A và 1 lặn b sẽ cho kiểu hình 2(xanh).Sự tương tác giữa 1 alen trội B và lặn a sẽ cho kiểu hình 3(tím).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 4(trắng)
Hay gặp:
Tỉ lệ 9:3:3:1 P: AaBb x AaBb => 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 3 xanh : 3 tím:1 trắng)
Tỉ lệ 3:3:1:1 (tương tự) và Tỉ lệ 1:1:1:1.

2.Tương tác át chế:
a.Át chế do gen trội có 3 kiểu hình:
Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng.
A_B_ vì A át B nên dù có gen trội B nó vẫn chỉ thể hiện kiểu hình của A.Như vậy A_B_ và A_bb đều có cùng 1 kiểu hình 1 (màu kem chẳng hạn)
aaB_: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của B: màu xám.
aabb: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của b: màu trắng.

Hay gặp:
Tỉ lệ 12:3:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 12 kem: 3 xám : 1 trắng)
Tỉ lệ 6:1:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 6 kem: 1 xám : 1 trắng)
Tỉ lệ 4:3:1 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 4 kem: 3 xám : 1 trắng)
Tỉ lệ 2:1:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb.
b.Át chế do gen trội có 2 kiểu hình:
Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng.
A_B_ , A_bb đều bị gen A át nhưng cùng thể hiện kiểu hình của gen b.Như vậy các kiểu gen A_B_, A_bb và aabb đều thể hiện cùng 1 kiểu hình của gen b (lông cong chẳng hạn)
aaB_ : vì aa không át được B nên kiểu gen này biểu hiện thành kiểu hình của B( lông thẳng chẳng hạn).
Hay gặp:

Tỉ lệ 13:3 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 13 cong: 3 thẳng)
Tỉ lệ 7:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (7 cong: 1 thẳng)
Tỉ lệ 5:3 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 5 cong: 3 thẳng)
Tỉ lệ 3:1 nữa.
c.Át chế do gen lặn:
Quy ước A không át, cặp aa có khả năng át.B quy định chân to.b quy định chân nhỏ.
A_B_ sẽ quy định kiểu hình chân to.
A_bb sẽ quy định kiểu hình chân nhỏ.
aaB_ và aabb do có sự át chế của cặp aa nên B và b bị “vô hiệu hoá” và sẽ thể hiện kiểu hình gen át.Như vậy 2 kiểu gen này quy định kiểu hình thứ 3(chân dài chẳng hạn).

Hay gặp:
Tỉ lệ 9:3:4 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 to: 3 nhỏ : 4 dài)
Tỉ lệ 3:3:2 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (3 to: 3 nhỏ: 2 dài)
Tỉ lệ 3:1:4 P: AaBb x aaBb => 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 3 to: 1 nhỏ : 4 dài)
Tỉ lệ 1:1:2.

3.Tương tác cộng gộp.
Tỉ lệ phổ biến là 15:1.Còn gặp 7:1 3:1.

Chú ý:- Có một số tỉ lệ( ví dụ như 3:4:1) xuất hiện trong nhiều dạng tương tác khác nhau, nên phải thận trọng.
- Một số tỉ lệ của tương tác gen vô cùng giống với các quy luật di truyền khác.Ví dụ như 3:1, 9:3:3:1, 1:2:1
cậu thấy đó cộng gộp còn có thể là 7:1 mà ;))
 
Last edited by a moderator:
H

hoahongtham_6789

Mình..quên..nói..là..chỉ..áp..dụng..cho..2..cặp..gen..thui!!:D:D
Cái..ni..nhìn..vào..tỉ..lệ..của..các..kiểu..tương..tác..là..thấy..rỏ..rồi..suy..ra..thôi..
 
Top Bottom