N
nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mình đã sưu tập dc kha khá đề thi bây giwof chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo? hết thì mình lại poss tiếp!
Câu I: (4đ)
1. Hợp chất A tạo thành từ các ion đều có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Trong một phân tử chất A có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 164.
a- Xác định công thức cấu tạo của A. Biết rằng A tác dụng được với một đơn chất có trong thành phần của A theo tỉ lệ 1 : 1 tạo thành chất B. Viết công thức electron của A và B.
b- Cho A và B tác dụng với một lượng vừa đủ Brôm đều thu được chất rắn X. Mặt khác cho m gam kim loại Y chỉ có hóa trị n tác dụng hết với oxi thu được a gam oxit. Nếu cho m gam kim loại Y tác dụng hết với X thu được b gam muối. Biết a = 0.68b. Hỏi Y là kim loại gì ?
2. Từ các đơn chất và chỉ bằng phản ứng oxi hóa khử, viết phương trình phản ứng điều chế FeS04, NH4NO3.
Câu II4đ)
1. PCl5 phân ly theo phương trình :
PCl5 (k) <=> PCl3 (k) + Cl2(kh)
Cho n mol PCl5 vào một bình kín (không có không khí). Hệ lúc cân bằng có áp suất P, nhiệt độ 500 K, độ phân li a
a. Thiết lập mối liên hệ giữa hằng số cân bằng Kp với n,a,P.
b. Ở 500 K , Kp = 1/3
Tính độ phân li của PCl5 ở áp suất 1 atm và 8 atm. Các kết wả đó có phù hợp với nguyên lý chuyển dịch cân bằng không ?
2. Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ:
a. Muối A + H20 --> X + ...
b. Muối B + Axit ---> Y + ...
c. X + Y --> H20 + ...
Câu III: (4đ)
1. Cho phản ứng : CH4(k) <=> C(r) + 2H2(k) /\ = +890 kJ/mol <-- Cái kí hiệu này là denta H đó!
a. Cân bằng chuyển dịch về phía nào khi:
i) Tăng nhiệt độ vào hệ
ii) Cho thêm He vào bình phản ứng
Giải thích
b. ở nước ngoài người ta dùng Metan để xử lý khí thải NOx. Viết phương trình phản ứng.
c. Khi cho metan tác dụng với Clo, người ta thấy sự có mặt của C2H6 trong sản phẩm. Giải thích và tính tốc độ của gốc metyl nếu tốc độ phản ứng trong quá trình này là 0.4 mol.L-1. s-1
2. Viết cơ chế phản ứng cho phản ứng dưới đây :
... ( Cái này khất lại, vì cái Công thức cấu tạo dạng vòng benzen mà em không có chương trình vẽ này)
Câu IV: (4đ)
1. Muối A: X2SO4. Este B: Y2S04. Hàm lượng lưu huỳnh trong chất A là 22.6% và trong chất B là 25.39%.
Cho biết các phản ứng :
B + C --> D + E
B + C --> A + E
E + F --> G + H ( F là kim loại).
B + G --> M + A
Tìm công thức A,B. Viết phương trình phản ứng.
2. Cho thêm 30 lít hidrôBrômua vào 40 lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, metylamin, dimetylamin. Sau đó tỷ khối của hỗn hợp khí so với không khí là 1.836. Đun nóng hỗn hợp rắn được tạo nên, thu được hỗn hợp khí có tỷ khối so với không khí là 2.028.
Tính phần trăm thể tích trong hỗn hợp đầu biết các khí đo ở cùng điều kiện.
Câu V: (4đ)
Hỗn hợp A gồm hai muối sunfua kim loại FeS2 và RS. Cho 6.05 gam A tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng thì thu được dung dịch A1 và 11.872 lít (đktc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng 24.22 gam gồm hai khí N02 và N0. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch A1 thấy có kết tủa trắng không tan trong axit.
a. Gọi tên RS. Biết R có hóa trị không đổi, số mol FeS2 bằng 1/5 số mol RS.
b. Cho dung dịch A1 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu I: (4đ)
1. Hợp chất A tạo thành từ các ion đều có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Trong một phân tử chất A có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 164.
a- Xác định công thức cấu tạo của A. Biết rằng A tác dụng được với một đơn chất có trong thành phần của A theo tỉ lệ 1 : 1 tạo thành chất B. Viết công thức electron của A và B.
b- Cho A và B tác dụng với một lượng vừa đủ Brôm đều thu được chất rắn X. Mặt khác cho m gam kim loại Y chỉ có hóa trị n tác dụng hết với oxi thu được a gam oxit. Nếu cho m gam kim loại Y tác dụng hết với X thu được b gam muối. Biết a = 0.68b. Hỏi Y là kim loại gì ?
2. Từ các đơn chất và chỉ bằng phản ứng oxi hóa khử, viết phương trình phản ứng điều chế FeS04, NH4NO3.
Câu II4đ)
1. PCl5 phân ly theo phương trình :
PCl5 (k) <=> PCl3 (k) + Cl2(kh)
Cho n mol PCl5 vào một bình kín (không có không khí). Hệ lúc cân bằng có áp suất P, nhiệt độ 500 K, độ phân li a
a. Thiết lập mối liên hệ giữa hằng số cân bằng Kp với n,a,P.
b. Ở 500 K , Kp = 1/3
Tính độ phân li của PCl5 ở áp suất 1 atm và 8 atm. Các kết wả đó có phù hợp với nguyên lý chuyển dịch cân bằng không ?
2. Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ:
a. Muối A + H20 --> X + ...
b. Muối B + Axit ---> Y + ...
c. X + Y --> H20 + ...
Câu III: (4đ)
1. Cho phản ứng : CH4(k) <=> C(r) + 2H2(k) /\ = +890 kJ/mol <-- Cái kí hiệu này là denta H đó!
a. Cân bằng chuyển dịch về phía nào khi:
i) Tăng nhiệt độ vào hệ
ii) Cho thêm He vào bình phản ứng
Giải thích
b. ở nước ngoài người ta dùng Metan để xử lý khí thải NOx. Viết phương trình phản ứng.
c. Khi cho metan tác dụng với Clo, người ta thấy sự có mặt của C2H6 trong sản phẩm. Giải thích và tính tốc độ của gốc metyl nếu tốc độ phản ứng trong quá trình này là 0.4 mol.L-1. s-1
2. Viết cơ chế phản ứng cho phản ứng dưới đây :
... ( Cái này khất lại, vì cái Công thức cấu tạo dạng vòng benzen mà em không có chương trình vẽ này)
Câu IV: (4đ)
1. Muối A: X2SO4. Este B: Y2S04. Hàm lượng lưu huỳnh trong chất A là 22.6% và trong chất B là 25.39%.
Cho biết các phản ứng :
B + C --> D + E
B + C --> A + E
E + F --> G + H ( F là kim loại).
B + G --> M + A
Tìm công thức A,B. Viết phương trình phản ứng.
2. Cho thêm 30 lít hidrôBrômua vào 40 lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, metylamin, dimetylamin. Sau đó tỷ khối của hỗn hợp khí so với không khí là 1.836. Đun nóng hỗn hợp rắn được tạo nên, thu được hỗn hợp khí có tỷ khối so với không khí là 2.028.
Tính phần trăm thể tích trong hỗn hợp đầu biết các khí đo ở cùng điều kiện.
Câu V: (4đ)
Hỗn hợp A gồm hai muối sunfua kim loại FeS2 và RS. Cho 6.05 gam A tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng thì thu được dung dịch A1 và 11.872 lít (đktc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng 24.22 gam gồm hai khí N02 và N0. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch A1 thấy có kết tủa trắng không tan trong axit.
a. Gọi tên RS. Biết R có hóa trị không đổi, số mol FeS2 bằng 1/5 số mol RS.
b. Cho dung dịch A1 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa thu được.
Last edited by a moderator: