Cho ABC ngoại tiếp (I) và nội tiếp (O). (I) tiếp xúc BC tại D. E là điểm trên (O) sao cho AD,AE liên hợp đẳng giác trong BAC. K,L là hình chiếu E lên IB,IC. Chứng minh trung điểm KL thuộc trung trực BC
(Ý tưởng lời giải: Phạm Gia Hưng - THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình)
Gọi J,S,Q lần lượt là tâm bàng tiếp góc A và điểm chính giữa cung BC lớn, nhỏ của (O). U,V lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ S lên BI,CI. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm BC,UV,KL.
Ta thấy ΔABD∼ΔAEC nên AB⋅AC=AE⋅AD ΔABI∼ΔAJC⇒AB⋅AC=AI⋅AJ ⇒AI⋅AJ=AE⋅AD⇒ΔADI∼ΔAJE⇒ADI=AJE
(nếu như em học nghịch đảo đối xứng thì qua phép nghịch đảo đối xứng I có trục AI và phương tích AB⋅AC, I↔J và D↔E nên ADI=AJE)
Ta lại có =AJE=ADI=90o−ADB=90o−(DAC+C)=90o−EAB−C=21(sđSQ-sđEB-sđAB)=21(sđAS-sđEQ) nên S,J,E thẳng hàng.
Từ đó theo định lý Thales ta có KUKB=ESEJ=LVCL. Áp dụng bổ đề ERIQ ta có M,N,P thẳng hàng.
Bây giờ ta chỉ cần chứng minh N thuộc trung trực BC.
Lần lượt gọi Ia,Ib,Ic là tâm đường tròn bàng tiếp góc A,B,C của tam giác ABC.
Dễ thấy (O) là đường tròn Euler của tam giác IaIbIc nên S là trung điểm của IbIc.
Từ đó SIb=SIc=SB nên U là trung điểm BIb. Từ đó UM là đường trung bình tam giác BIbC nên UM∥CIb hay UM⊥CI.
Suy ra UM∥SV. Tương tự SU∥VM nên SUVM là hình bình hành, suy ra S,N,M thẳng hàng hay ta có điều phải chứng minh.
Nếu còn thắc mắc chỗ nào bạn hãy trả lời dưới topic này để được hỗ trợ nhé ^^ Chúc bạn học tốt ^^
Ngoài ra, bạn tham khảo kiến thức tại đây nhé