Vật lí 9 Biến trở - Điện trở dùng trong kỹ thuật

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 2,5V và cường độ dòng điện định mức 0,4A được mắc với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V.
a. Đèn và biến trở phải mắc với nhau như thế nào để đèn có thể sáng bình thường? Vẽ sơ đồ mạch điện này. b. Để đèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu?
c. Nếu biến trở có điện trở lớn nhất là 40Ω thì khi đèn sáng bình thường dòng điện chạy qua bao nhiêu phần trăm (%) tổng số vòng dây của biến trở?
Bài 2: Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Ωm và có đường kính tiết diện là d1=0,8mm để quấn một biến trở có điện trở lớn nhất là 20Ω.
a. Tính độ dài l1 của đoạn dây nicrom cần dùng để quấn biến trở nói trên.
b. Dây nicrom của biến trở này được quấn thành một lớp gồm những vòng sát nhau trên một lõi sứ có đường kính d2=2,5 cm. Tính chiều dài tối thiểu l2 của lõi sứ này.
Giúp mình 2 bài này với nha
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Bài 1: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 2,5V và cường độ dòng điện định mức 0,4A được mắc với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V.
a. Đèn và biến trở phải mắc với nhau như thế nào để đèn có thể sáng bình thường? Vẽ sơ đồ mạch điện này. b. Để đèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu?
c. Nếu biến trở có điện trở lớn nhất là 40Ω thì khi đèn sáng bình thường dòng điện chạy qua bao nhiêu phần trăm (%) tổng số vòng dây của biến trở?
Bài 2: Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Ωm và có đường kính tiết diện là d1=0,8mm để quấn một biến trở có điện trở lớn nhất là 20Ω.
a. Tính độ dài l1 của đoạn dây nicrom cần dùng để quấn biến trở nói trên.
b. Dây nicrom của biến trở này được quấn thành một lớp gồm những vòng sát nhau trên một lõi sứ có đường kính d2=2,5 cm. Tính chiều dài tối thiểu l2 của lõi sứ này.
Giúp mình 2 bài này với nha
Bài 1:
a) Vì HĐT định mức của đèn nhỏ hơn HĐT của nguồn nên phải mắc đèn nối tiếp với biến trở (Bạn tự vẽ mạch).
b) Khi đèn sáng bình thường thì [tex]U_{đ}[/tex] = 2,5 V; [tex]I_{đ}[/tex] = 0,4A
Vì đèn và biến trở mắc nối tiếp vào mạch nên: [tex]U = U_{đ} + U_{b} \Rightarrow U_{b} = U - U_{đ}[/tex] = 12 - 2,5 = 9,5 [tex](\Omega )[/tex]
[tex]I = I_{đ} = I_{b}[/tex] = 0,4 (A)
Vậy điện trở của biến trở khi đó là: [tex]R_{b} = \frac{U_{b}}{I_{b}} = \frac{9,5}{0,4}[/tex] = 23,75[tex](\Omega )[/tex]
c) Tỉ số % của số vòng dây đã dùng so với tổng số là: [tex]\frac{23,75}{40}[/tex] = 59,375 %
Bài 2:
Áp dụng công thức tính điện trở [tex]R = \frac{\rho .l}{S} \Rightarrow l = \frac{R.S}{\rho }[/tex]
Mặt khác ta có: S = [tex]\Pi.R^{2} = \frac{\Pi .d^{2}}{4}[/tex]
Vậy l = [tex]\frac{R.\Pi .d^{2}}{4\rho }[/tex] = [tex]\frac{20.3,14.(0,8.10^{-3})^{2}}{4.1,1.10^{-6}}[/tex] [tex]\approx[/tex] 9,1345 (m)
Chiều dài mỗi vòng dây: C = 2[tex]\Pi[/tex].R = [tex]\Pi[/tex].[tex]d_{2}[/tex] = 2,5 . 3,14 = 6,28 (cm)
Vây số vòng cần quấn: V = [tex]\frac{l}{C}[/tex] = 913,45 : 6.28 [tex]\approx[/tex] 145,46 [tex]\approx[/tex] 146 (vòng)
Mỗi vòng chiếm độ dài bằng đường kính [tex]d_{1}[/tex] của dây nên chiều dài tối thiểu của biến trở: D = 146.0,8 = 116,8 (mm)
 
Top Bottom