Hóa 12 Biện luận công thức muối amoni

The Ris

Cựu TMod Hóa
Thành viên
20 Tháng bảy 2020
925
1,304
141
20
Thái Bình
THPT Thái NInh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm nay chúng mình cùng đến với một dạng bài chắc chắn thi trong đề thi THPTQG. Các bạn vào ôn tập cùng mình nha

BIỆN LUẬN CÔNG THỨC MUỐI AMONI
I. PHƯƠNG PHÁP

1. Những vấn đề lý thuyết cần lưu ý

a. Khái niệm về muối amoni

Muối amoni là muối của amoniac hoặc amin với axit vô cơ hoặc axit hữu cơ.
Ví dụ :
+ Muối amoni của axit vô cơ :
[imath]CH_3NH_3NO_3, C_6H_5NH_3Cl, CH_3NH_3HCO_3, (CH_3NH_3)_2CO_3,CH_3NH_3HSO_4, (CH_3NH_3)_2SO_4, (NH_4)_2CO_3, \cdots[/imath]
+ Muối amoni của axit hữu cơ :
[imath]HCOOH_3NCH_3, CH_3COOH_3NCH_3, CH_3COONH_4, HCOONH_4, CH_3COOH_3NC_2H_5, CH_2=CHCOOH_3NCH_3, H_4NCOO–COONH_4, \cdots[/imath]

b. Tính chất của muối amoni
Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng [imath]NH_3[/imath] hoặc amin.
Muối amoni của axit cacbonic tác dụng với axit [imath]HCl[/imath] giải phóng khí [imath]CO_2[/imath].

2. Phương pháp giải

● Bước 1 : Nhận định muối amoni
- Khi thấy hợp chất chứa [imath]C, H, O, N[/imath] tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí thì đó là dấu hiệu xác định chất cần tìm là muối amoni. Tại sao ư? Tại vì chỉ có ion amoni phản ứng với dung dịch kiềm mới tạo ra khí.

● Bước 2 : Biện luận tìm công thức của gốc axit trong muối amoni
- Nếu số nguyên tử [imath]O[/imath] trong muối là 2 hoặc 4 thì đó thường là muối amoni của axit hữu cơ ([imath]RCOO-[/imath] hoặc [imath]-OOCRCOO-[/imath]).
Lưu ý: Với những chất có [imath]2O[/imath] ta xét tiếp số [imath]N[/imath]
+ 1N: Muối amoni của axit cacboxylic
Ví dụ: [imath]CH_3COONH_4[/imath]
+ 2N: Muối amoni của amino axit
Ví dụ: [imath]NH_2-CH_2-COONH_4[/imath]
- Nếu số nguyên tử [imath]O[/imath] là 3 thì đó thường làm muối amoni của axit vô cơ, gốc axit là [imath]CO3^{2-}[/imath] hoặc [imath]HCO3_-[/imath] hoặc [imath]NO3_-[/imath]
Lưu ý: Với những chất có [imath]3O[/imath] muốn biết gốc axit nào ta xét tiếp số [imath]N[/imath]
+ 1N: gốc [imath]HCO_3[/imath]
-Ví dụ: [imath]CH_3NH_3HCO_3[/imath]
+ 2N: Gốc [imath]NO3^-[/imath] hoặc [imath]CO3^{2-}[/imath]
Vi dụ: [imath]CH_3NH_3NO_3, (CH_3NH_3)_2CO_3[/imath]

● Bước 3 : Tìm gốc amoni từ đó suy ra công thức cấu tạo của muối
- Ứng với gốc axit cụ thể, ta dùng bảo toàn nguyên tố để tìm số nguyên tử trong gốc amoni, từ đó
suy ra cấu tạo của gốc amoni. Nếu không phù hợp thì thử với gốc axit khác.
- Ví dụ : [imath]X[/imath] có công thức [imath]C_3H_{12}O_3N_2. X[/imath] tác dụng với dung dịch [imath]NaOH[/imath] đun nóng thấy giải phóng khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Tìm công thức cấu tạo của [imath]X[/imath].
Lời giải: [imath]X[/imath] tác dụng với dung dịch [imath]NaOH[/imath] giải phóng khí, suy ra [imath]X[/imath] là muối amoni. [imath]X[/imath] có [imath]3O[/imath] và [imath]2N[/imath] nên gốc axit của [imath]X[/imath] là [imath]NO3^-[/imath] hoặc [imath]CO3^{2-}[/imath]
● Nếu gốc axit là [imath]NO3^-[/imath] thì công thức [imath]C_3H_7NH_3NO_3 \implies[/imath] Loại vì [imath]10H[/imath]
● Nếu gốc axit là [imath]CO3^{2-}[/imath] thì có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn là :[imath](CH_3NH_3)_2CO_3; C_2H_5NH_3CO_3NH_4; (CH_3)_2NH_2CO_3NH_4[/imath].

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử $C_2H_8O_3N_2$ tác dụng với dung dịch $NaOH$, thu được chất hữu cơ đơn chức $Y$ và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của $Y$ là :
A. 85.
B. 68.
C. 45.
D. 46.

Lời giải:
[imath]\left[\begin{array}{l} C_2H_5NH_3NO_3\, (X) + NaOH \to C_2H_5NH_2\, (Y) + NaNO_3 + H_2O \\ (CH_3)_2NH_2NO_3\, (X) + NaOH \to (CH_3)_2NH \, (Y) + NaNO_3 + H_2O \end{array} \right.[/imath]
[imath]\implies M_Y = 45[/imath]
Chọn đáp án [imath]C[/imath]

Câu 2: Ứng với công thức phân tử $C_2H_7O_2N\, (X)$ có bao nhiêu chất vừa phản ứng đươc ṿới dung dich $NaOH$ vừa phản ứng đươc ṿới dung dich $HCl$ ? ̣
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.

Lời giải:
[imath]X[/imath] vừa tác dụng với [imath]NaOH[/imath], vừa tác dụng với [imath]HCl[/imath] nên [imath]X[/imath] là amino axit hoặc muối amino axit.
Vậy X có các công thức thỏa mãn là: [imath]CH_3COONH_4, HCOONH_3CH_3[/imath]
Chọn đáp án [imath]A[/imath]

Câu 3: Cho 18,5 gam chất hữu cơ $A$ (có công thức phân tử $C_3H_{11}N_3O_6$) tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc I và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị gần đúng nhất của m là
A. 19,05.
B. 25,45.
C. 21,15.
D. 8,45.

Lời giải:
[imath]n_{A}=0,1 ; n_{NAOH}=0,3 \Rightarrow A[/imath] tác dụng với [imath]NaOH[/imath] theo ti lệ [imath]1: 3[/imath]
[imath]A[/imath] có cấu tạo là [imath]NO_{3}NH_{3}C_{2}H_{4}NH_{3}HCO_{3}[/imath]
[imath]NO_3NH_3C_2H_4NH_3HCO_3+3NaOH \rightarrow NaNO_3+Na_2CO_3+C_2H_4(NH_2)_2+3 H_2O[/imath]
[imath]\Rightarrow n_{NaNO_3}=n_{Na_2CO_3}=0,1[/imath] mol
[imath]\Rightarrow m_{\text {muối }}=19,1[/imath] gam
Chọn đáp án [imath]A[/imath]

Câu 4: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là $C_3H_{12}N_2O_3$ và $C_2H_8N_2O_3$. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,12
B. 2,76
C. 3,36
D. 2,97

Lời giải:
Hai chất là [imath](CH_{3}NH_{3})_{2}CO_{3}[/imath] : a mol; [imath]C_{2}H_{5} NH_{3} NO_{3}[/imath] : b mol
[imath]m_{\text {hh }}=124 a+108 b=3,4[/imath]
[imath]n_{\uparrow}=2 a+b=0,04[/imath]
[imath]\implies a=0,01 ; b=0,02[/imath]
[imath]m_{\mathrm{muối}}=m_{Na_2CO_3}+m_{NaNO_3}=2,76 \, \mathrm{gam}[/imath]
Chọn đáp án [imath]B[/imath]

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Mời các bạn thử sức với 3 câu này :D


Câu 1: Hỗn hợp [imath]X[/imath] gồm chất Y ([imath]C_2H_{10}O_3N_2[/imath]) và chất Z ([imath]C_2H_7O_2N[/imath]). Cho 14,85 gam [imath]X[/imath] phản ứng vừa đủ với dung dịch [imath]NaOH[/imath] và đun nóng, thu được dung dịch [imath]M[/imath] và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp [imath]T[/imath] gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch [imath]M[/imath] thu được [imath]m[/imath] gam muối khan. Giá trị của [imath]m[/imath] có thể là
A. 11,8.
B. 12,5.
C. 14,7.
D. 10,6.

Câu 2: Hỗn hợp [imath]E[/imath] gồm chất [imath]X[/imath] ([imath]C_mH_{2m+4}O_4N_2[/imath], là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất [imath]Y[/imath] ([imath]C_nH_{2n+3}O_2N[/imath], là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol [imath]E[/imath] cần vừa đủ [imath]0,26[/imath] mol [imath]O_2[/imath], thu được [imath]N_2, CO_2[/imath] và [imath]0,4[/imath] mol [imath]H_2O[/imath]. Mặt khác, cho [imath]0,1[/imath] mol [imath]E[/imath] tác dụng hết với dung dịch [imath]NaOH[/imath], cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của [imath]a[/imath] là
A. 9,44.
B. 11,32.
C. 10,76.
D. 11,60.

Câu 3: Chất [imath]X (C_nH_{2n+4}O_4N_2)[/imath] là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất [imath]Y (C_mH_{2m-4}O_7N_6)[/imath] là hexapeptit được tạo bởi một amino axit. Biết 0,1 mol [imath]E[/imath] gồm [imath]X[/imath] và [imath]Y[/imath] tác dụng tối đa với 0,32 mol [imath]NaOH[/imath] trong dung dịch, đun nóng, thu được metylamin và dung dịch chỉ chứa 31,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của [imath]X[/imath] trong [imath]E[/imath] có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52.
B. 49.
C. 77.
D. 22.
 
Top Bottom