- 18 Tháng mười hai 2017
- 3,707
- 8,659
- 834
- Hưng Yên
- Nope
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trong chương trình Trung học Phổ thông, Hóa học là một môn Khoa học Tự nhiên quan trọng.
Để học tốt môn học này, đòi hỏi học sinh phải nắm vững những kiến thức từ cơ sở ban đầu, không để hổng kiến thức, khi đó Hóa học sẽ là môn học không khó.
Tuy nhiên, đối với nhiều học sinh khi học lên cao, việc học môn này càng trở lên khó khăn, do kiến thức đã bị mất trước đó, do vậy, học sinh cần trau dồi kiến thức thường xuyên khi học.
Về phía giáo viên, đòi hỏi phải có kỹ năng truyền đạt cho học sinh nắm vững lý thuyết, những kỹ năng làm bài tập cần thiết, khi đó môn học sẽ trở lên hấp dẫn và thú vị đối với học sinh.
Sau đây là một số kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho giáo viên, học sinh khi giảng dạy và học tập môn học này ở trường Trung học Phổ thông.
Những kinh nghiệm và kỹ năng này được đúc rút trong quá trình giảng dạy, trên cơ sở các bài học về những vấn đề cụ thể, đặc biệt quan trọng đối với những học sinh ôn thi trong những kỳ thi quan trọng.
Học Hóa sao cho hiệu quả?
I. Đối với hóa học vô cơ.
Thứ nhất, học sinh cần nắm vững các khái niệm cơ bản về nguyên tử và cấu tạo nguyên tử, đây là sự tiếp cận ban đầu đối với hóa học cơ bản.
Cùng với đó, học sinh cần nắm vững bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, vị trí các nguyên tố trong bảng.
Những nội dung về liên kiên kết hóa học là cơ sở ban đầu xác định bản chất hóa học của các chất.
Thứ hai, trong môn học Hóa học, phản ứng oxi hóa khử là loại phản ứng thường gặp, vì thế ta cần lưu ý.
Đặc biệt là phương pháp bảo toàn electron trong phản ứng oxi hóa khử áp dụng trong việc giải những bài tập khó, đây là phương pháp mang tính kinh nghiệm cao.
Phương pháp bảo toàn electron trong phản ứng oxi hóa thường áp dụng cho các bài tập có nhiều phương trình phản ứng hoặc khó thiết lập các hệ phương trình đại số để tìm ẩn, theo các kỹ năng thông thường.
Thậm chí có những bài tập, nếu không áp dụng phương pháp này sẽ không thể giải quyết được. Khi đó, dựa trên nguyên tắc, trong phản ứng oxi hóa khử, tổng số mol electron mà chất khử nhường luôn bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận, khi đó ta sẽ thiết lập các hệ thức giữa các ẩn số, từ đó sẽ cho cách giải.
Ví dụ: Hòa tan a mol Fe và b mol Fe 3 O 4 trong dung dịch HNO 3 loãng, dư thì thu được một hỗn hợp khí gồm c mol NO và d mol N 2 O. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm hệ thức liên hệ giữa a, b, c và d?
Khi giải bài tập này, nếu theo cách thông thường thì học sinh phải viết tới 4 phương trình phản ứng hóa học, do đó sẽ không thể tìm ra cách giải. Tuy nhiên, nếu giải theo phương pháp bảo toàn electron, ta thấy, trong quá trình phản ứng:
Quá trình phản ứng.
Do tổng số mol electron mà chất khử nhường luôn bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận nên ta có 3a + b = 3c + 8d.
Đây chính là hệ thức cần tìm theo yêu cầu của bài tập này.
Như thế, phương pháp bảo toàn electron tỏ ra khá hữu hiệu trong việc giải bài tập về phản ứng oxi hóa khử.
Thứ ba, đối với nội dung về axit sunfuric, thầy cô cùng học sinh lưu ý, nếu là axit loãng thì không có tính oxi hóa cao nên chỉ tác dụng được với những kim loại đứng trước Hiđro trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại.
Khi axit sunfuric ở thể đặc nóng thì có thể tác dụng được với hầu hết các kim loại trừ vàng và Platin. Đặc biệt, nếu là axit sunfuic đặc nguội, do tính thụ động nên không tác dụng được với nhôm và sắt.
Thứ tư, những nội dung cơ bản về axit và bazơ học sinh đã được tiếp cận ở bậc Trung học Cơ sở. Trong nội dung Hóa học ở bậc Trung học Phổ thông sẽ có định nghĩa về axit và bazơ khác với cách hiểu truyền thống.
Cụ thể, axit được định nghĩa là những chất có khả năng nhường proton (H + ), còn bazơ là những chất có thể nhận proton (H + ).
Thí dụ:
Axit: HCl ® H + + Cl -
Bazơ: NaOH + H + ® NaCl + H 2 O
Thứ năm, đối với axit nitric, đây là một axit có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tác dụng với hầu hết các kim loại trừ vàng và Platin.
Tùy theo nồng độ và bản chất của chất phản ứng mà axit này có thể bị khử đến những sản phẩm khác nhau của Nitơ (NH 4 NO 3 , NO, NO 2 , N 2 O, N 2 ).
Đặc biệt, do tính thụ động hóa nên axit nitric đặc nguội cũng không tác dụng với nhôm và sắt.
Cùng với những nội dung về axit nitric, ta cũng cần lưu ý về muối nitrat.
Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy và độ bền nhiệt của những loại muối này tùy thuộc vào các cation kim loại tạo muối. Cụ thể:
Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy và độ bền nhiệt của những loại muối này tùy thuộc vào các cation kim loại tạo muối.
Thứ sáu, trong chương trình Hóa học Trung học Phổ thông cần đặc biệt lưu ý khi gặp những bài tập có nội dung cho khí CO 2 tác dụng với dung dịch kiềm.
Khi đó, lượng kết tủa (CaCO 3 ) thu được theo giả định của bài tập (nếu có) sẽ bằng lượng thu được ở phản ứng với CO 2 ban đầu trừ đi lượng đã phản ứng với CO 2 còn dư sau đó.
Thứ bảy, đối với kim loại là nhôm (Al) ta cần lưu ý tính lưỡng tính của kim loại này, đặc biệt là tính lưỡng tính của hai hợp chất nhôm oxit (Al 2 O 3 ) và nhôm hiđroxit (Al(OH) 3 ).
Ngoài ra, trong nội dung về kim loại sắt (Fe) ta cần lưu ý tính oxi khử và oxi hóa của Fe 2+ , tính oxi hóa của Fe 3+ . Có một kinh nghiệm là do tính khử của Fe +2 mà không thể tồn tại đồng thời AgNO 3 và Fe(NO 3 ) 2 trong một dung dịch.
II. Đối với hóa học hữu cơ.
Thứ nhất, học sinh cần nắm vững thuyết cấu tạo hóa học, đây là cơ sở ban đầu cần ghi nhớ khi tiếp cận hóa học hữu cơ. Đây cũng là lý thuyết căn bản nhất của hóa học hữu cơ.
Tiếp đến là những nội dung về hợp chất hiđrocacbon.
Cũng là hiđrocacbon no nhưng một số xiclo ankan làm mất màu dung dịch brom và không làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Cần lưu ý, các ankin có liên kết ba ở đầu mạch có phản ứng thế ion kim loại.
Đối với hiđrocacbon thơm, cần nắm vững quy tắc thế trên vòng benzen ở các vị trí ortho, meta và para. Cần lưu ý là Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím nhưng các ankylbezen làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Thứ hai, trong nội dung về ancol, ta cần lưu ý cơ chế phản ứng tách nước và oxi hóa của ancol. Khi đó, trong phản ứng tách nước, nhóm OH trong phân tử ancol sẽ ưu tiên tách ra cùng với nguyên H ở nguyên tử cacbon bậc cao hơn bên cạnh để tạo thành liên kết đôi: C = C.
Thí dụ:
Đối với phản ứng oxi hóa, ta cần lưu ý là các ancol bậc I bị oxi hóa tạo thành anđehit, các ancol bậc II bị oxi hóa tạo thành xeton, còn các ancol bậc III khó bị oxi hóa.
Bên cạnh đó, các ancol đa chức có hai nhóm OH cạnh nhau trong phân tử có phản ứng hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch xanh lam, và phản ứng này có thể dùng để nhận biết các ancol đa chức.
Thứ ba, đối với Phenol ta cần lưu ý là Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH. Vì thế, có thể coi Phenol có tính axit yếu nhưng không làm đỏ quỳ tím, và ta cần nắm vững các tính chất của Phenol do có sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử.
Thứ tư, đặc biệt do có nhóm CHO trong phân tử nên axit fomic và các este của axit này có phản ứng tráng bạc. Cụ thể:
Thứ năm, đối với các hợp chất cacbohiđrat, Glucozơ có phản ứng tráng bạc. Các chất Glucozơ, Fructorơ, Saccarozơ, Xenlulozơ có phản ứng với Cu(OH) 2 như tính chất của ancol đa chức.
Ngoài ra, đối với các hợp chất amin và amino axit, Anilin và các amin thơm có tính bazơ yếu không làm xanh quỳ tím, còn các amino axit vừa có tính chất của axit, vừa có tính chất của bazơ nhưng không được xem là chất lưỡng tính.
Do có công thức phức tạp, nên các bài tập về các chất hữu cơ thường khó ở các bước ban đầu, vì thế giáo viên cần có phương pháp thích hợp để hướng dẫn cho học sinh.
Trên đây là một số kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học ở bậc học Trung học Phổ thông, mong các giáo viên, phụ huynh và các học sinh cùng quan tâm tham khảo, để hiệu quả giảng dạy và học tập môn học này ngày càng được tốt hơn.
Nguồn: Baomoi.com
Để học tốt môn học này, đòi hỏi học sinh phải nắm vững những kiến thức từ cơ sở ban đầu, không để hổng kiến thức, khi đó Hóa học sẽ là môn học không khó.
Tuy nhiên, đối với nhiều học sinh khi học lên cao, việc học môn này càng trở lên khó khăn, do kiến thức đã bị mất trước đó, do vậy, học sinh cần trau dồi kiến thức thường xuyên khi học.
Về phía giáo viên, đòi hỏi phải có kỹ năng truyền đạt cho học sinh nắm vững lý thuyết, những kỹ năng làm bài tập cần thiết, khi đó môn học sẽ trở lên hấp dẫn và thú vị đối với học sinh.
Sau đây là một số kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho giáo viên, học sinh khi giảng dạy và học tập môn học này ở trường Trung học Phổ thông.
Những kinh nghiệm và kỹ năng này được đúc rút trong quá trình giảng dạy, trên cơ sở các bài học về những vấn đề cụ thể, đặc biệt quan trọng đối với những học sinh ôn thi trong những kỳ thi quan trọng.
Học Hóa sao cho hiệu quả?
I. Đối với hóa học vô cơ.
Thứ nhất, học sinh cần nắm vững các khái niệm cơ bản về nguyên tử và cấu tạo nguyên tử, đây là sự tiếp cận ban đầu đối với hóa học cơ bản.
Cùng với đó, học sinh cần nắm vững bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, vị trí các nguyên tố trong bảng.
Những nội dung về liên kiên kết hóa học là cơ sở ban đầu xác định bản chất hóa học của các chất.
Thứ hai, trong môn học Hóa học, phản ứng oxi hóa khử là loại phản ứng thường gặp, vì thế ta cần lưu ý.
Đặc biệt là phương pháp bảo toàn electron trong phản ứng oxi hóa khử áp dụng trong việc giải những bài tập khó, đây là phương pháp mang tính kinh nghiệm cao.
Phương pháp bảo toàn electron trong phản ứng oxi hóa thường áp dụng cho các bài tập có nhiều phương trình phản ứng hoặc khó thiết lập các hệ phương trình đại số để tìm ẩn, theo các kỹ năng thông thường.
Thậm chí có những bài tập, nếu không áp dụng phương pháp này sẽ không thể giải quyết được. Khi đó, dựa trên nguyên tắc, trong phản ứng oxi hóa khử, tổng số mol electron mà chất khử nhường luôn bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận, khi đó ta sẽ thiết lập các hệ thức giữa các ẩn số, từ đó sẽ cho cách giải.
Ví dụ: Hòa tan a mol Fe và b mol Fe 3 O 4 trong dung dịch HNO 3 loãng, dư thì thu được một hỗn hợp khí gồm c mol NO và d mol N 2 O. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm hệ thức liên hệ giữa a, b, c và d?
Khi giải bài tập này, nếu theo cách thông thường thì học sinh phải viết tới 4 phương trình phản ứng hóa học, do đó sẽ không thể tìm ra cách giải. Tuy nhiên, nếu giải theo phương pháp bảo toàn electron, ta thấy, trong quá trình phản ứng:
Quá trình phản ứng.
Do tổng số mol electron mà chất khử nhường luôn bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận nên ta có 3a + b = 3c + 8d.
Đây chính là hệ thức cần tìm theo yêu cầu của bài tập này.
Như thế, phương pháp bảo toàn electron tỏ ra khá hữu hiệu trong việc giải bài tập về phản ứng oxi hóa khử.
Thứ ba, đối với nội dung về axit sunfuric, thầy cô cùng học sinh lưu ý, nếu là axit loãng thì không có tính oxi hóa cao nên chỉ tác dụng được với những kim loại đứng trước Hiđro trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại.
Khi axit sunfuric ở thể đặc nóng thì có thể tác dụng được với hầu hết các kim loại trừ vàng và Platin. Đặc biệt, nếu là axit sunfuic đặc nguội, do tính thụ động nên không tác dụng được với nhôm và sắt.
Thứ tư, những nội dung cơ bản về axit và bazơ học sinh đã được tiếp cận ở bậc Trung học Cơ sở. Trong nội dung Hóa học ở bậc Trung học Phổ thông sẽ có định nghĩa về axit và bazơ khác với cách hiểu truyền thống.
Cụ thể, axit được định nghĩa là những chất có khả năng nhường proton (H + ), còn bazơ là những chất có thể nhận proton (H + ).
Thí dụ:
Axit: HCl ® H + + Cl -
Bazơ: NaOH + H + ® NaCl + H 2 O
Thứ năm, đối với axit nitric, đây là một axit có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tác dụng với hầu hết các kim loại trừ vàng và Platin.
Tùy theo nồng độ và bản chất của chất phản ứng mà axit này có thể bị khử đến những sản phẩm khác nhau của Nitơ (NH 4 NO 3 , NO, NO 2 , N 2 O, N 2 ).
Đặc biệt, do tính thụ động hóa nên axit nitric đặc nguội cũng không tác dụng với nhôm và sắt.
Cùng với những nội dung về axit nitric, ta cũng cần lưu ý về muối nitrat.
Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy và độ bền nhiệt của những loại muối này tùy thuộc vào các cation kim loại tạo muối. Cụ thể:
Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy và độ bền nhiệt của những loại muối này tùy thuộc vào các cation kim loại tạo muối.
Thứ sáu, trong chương trình Hóa học Trung học Phổ thông cần đặc biệt lưu ý khi gặp những bài tập có nội dung cho khí CO 2 tác dụng với dung dịch kiềm.
Khi đó, lượng kết tủa (CaCO 3 ) thu được theo giả định của bài tập (nếu có) sẽ bằng lượng thu được ở phản ứng với CO 2 ban đầu trừ đi lượng đã phản ứng với CO 2 còn dư sau đó.
Thứ bảy, đối với kim loại là nhôm (Al) ta cần lưu ý tính lưỡng tính của kim loại này, đặc biệt là tính lưỡng tính của hai hợp chất nhôm oxit (Al 2 O 3 ) và nhôm hiđroxit (Al(OH) 3 ).
Ngoài ra, trong nội dung về kim loại sắt (Fe) ta cần lưu ý tính oxi khử và oxi hóa của Fe 2+ , tính oxi hóa của Fe 3+ . Có một kinh nghiệm là do tính khử của Fe +2 mà không thể tồn tại đồng thời AgNO 3 và Fe(NO 3 ) 2 trong một dung dịch.
II. Đối với hóa học hữu cơ.
Thứ nhất, học sinh cần nắm vững thuyết cấu tạo hóa học, đây là cơ sở ban đầu cần ghi nhớ khi tiếp cận hóa học hữu cơ. Đây cũng là lý thuyết căn bản nhất của hóa học hữu cơ.
Tiếp đến là những nội dung về hợp chất hiđrocacbon.
Cũng là hiđrocacbon no nhưng một số xiclo ankan làm mất màu dung dịch brom và không làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Cần lưu ý, các ankin có liên kết ba ở đầu mạch có phản ứng thế ion kim loại.
Đối với hiđrocacbon thơm, cần nắm vững quy tắc thế trên vòng benzen ở các vị trí ortho, meta và para. Cần lưu ý là Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím nhưng các ankylbezen làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Thứ hai, trong nội dung về ancol, ta cần lưu ý cơ chế phản ứng tách nước và oxi hóa của ancol. Khi đó, trong phản ứng tách nước, nhóm OH trong phân tử ancol sẽ ưu tiên tách ra cùng với nguyên H ở nguyên tử cacbon bậc cao hơn bên cạnh để tạo thành liên kết đôi: C = C.
Thí dụ:
Đối với phản ứng oxi hóa, ta cần lưu ý là các ancol bậc I bị oxi hóa tạo thành anđehit, các ancol bậc II bị oxi hóa tạo thành xeton, còn các ancol bậc III khó bị oxi hóa.
Bên cạnh đó, các ancol đa chức có hai nhóm OH cạnh nhau trong phân tử có phản ứng hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch xanh lam, và phản ứng này có thể dùng để nhận biết các ancol đa chức.
Thứ ba, đối với Phenol ta cần lưu ý là Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH. Vì thế, có thể coi Phenol có tính axit yếu nhưng không làm đỏ quỳ tím, và ta cần nắm vững các tính chất của Phenol do có sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử.
Thứ tư, đặc biệt do có nhóm CHO trong phân tử nên axit fomic và các este của axit này có phản ứng tráng bạc. Cụ thể:
Thứ năm, đối với các hợp chất cacbohiđrat, Glucozơ có phản ứng tráng bạc. Các chất Glucozơ, Fructorơ, Saccarozơ, Xenlulozơ có phản ứng với Cu(OH) 2 như tính chất của ancol đa chức.
Ngoài ra, đối với các hợp chất amin và amino axit, Anilin và các amin thơm có tính bazơ yếu không làm xanh quỳ tím, còn các amino axit vừa có tính chất của axit, vừa có tính chất của bazơ nhưng không được xem là chất lưỡng tính.
Do có công thức phức tạp, nên các bài tập về các chất hữu cơ thường khó ở các bước ban đầu, vì thế giáo viên cần có phương pháp thích hợp để hướng dẫn cho học sinh.
Trên đây là một số kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học ở bậc học Trung học Phổ thông, mong các giáo viên, phụ huynh và các học sinh cùng quan tâm tham khảo, để hiệu quả giảng dạy và học tập môn học này ngày càng được tốt hơn.
Nguồn: Baomoi.com