Văn Bếp lửa

mingyu1004

Học sinh
Thành viên
6 Tháng tư 2017
127
16
46
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình làm bài này với :
1) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bếp lửa trong bài thơ.
2) Hãy tưởng tượng mình là người cháu trong bài thơ " Bếp lửa " của Bằng Việt để kể lại những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với người bà .
 

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,194
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bếp lửa trong bài thơ.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trương thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “ Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.

Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.


Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ. Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? Cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ.

Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn .Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã đem đến cho người đọc cảm giác thật ấm áp. Bếp lửa của nhà thơ là bếp lửa của tình yêu thương, của niềm tin, của sức mạnh, là cội nguồn nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Bài thơ làm xúc động lòng người trong từng con chữ, làm ấm lên tình bà cháu trong ánh lửa ấp iu nồng đượm. Và thật tự nhiên, bếp lửa của Bằng Việt đã gợi nhắc trong ta bao nỗi nhớ về những bếp lửa, những vùng trời kỉ niệm của riêng mình. Để rồi, ta càng thấy yêu thương hơn biết bao những con người thân yêu, những sự vật quen thuộc, gần gũi hằng ngày quanh ta. Bếp lửa của Bằng Việt vì thế càng trở nên kì diệu!


Những nỗi nhớ đó thể hiện sâu sắc với hình ảnh trong người bà và tác giả mong ước sẽ được quay trở lại những ngày đó sự mong ước của tác giả lớn lao và nó khắc họa sâu sắc trong trái tim của tác giả, những sự thấu hiểu và niềm vui khi được sống bên bà những hình ảnh đó mang những giá trị to lớn và vô cùng sâu sắc, niềm vui và những sự thấu hiểu đó đã gắn bó và khắc sâu trong tâm trí của tác giả, những nỗi niềm đó, những sự thấu hiểu và khắc khoải trong trái tim của ông, những nỗi niềm mong ước mong được sống những ngày ấm áp bên bà và ấm đượm trong những hình ảnh bếp lửa đó, hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc.

Hình ảnh bếp lửa đã thể hiện được sự gắn bó của người cháu với bà của mình, tình yêu thương đó ngày càng được ấm đượm và nó thể hiện những nỗi nhớ thương sâu sắc đối với những người bà của mình, những hình ảnh gợi tả những nỗi nhớ mong và sâu sắc vô tận.
Nguồn :dehoctotvan.com
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Giúp mình làm bài này với :
1) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bếp lửa trong bài thơ.
2) Hãy tưởng tượng mình là người cháu trong bài thơ " Bếp lửa " của Bằng Việt để kể lại những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với người bà .
Với “Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi sáng trong tim…
Nguồn :st
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Danh Nam.

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Giúp mình làm bài này với :
1) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bếp lửa trong bài thơ.
2) Hãy tưởng tượng mình là người cháu trong bài thơ " Bếp lửa " của Bằng Việt để kể lại những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với người bà .
Hồi ức về bếp lửa đã thổi luồng hơi ấm làm bớt đi cái lạnh lẽo của mùa đông xa quê. Nỗi nhớ quê có cha mẹ, có bà nội cứ day dứt hoài khôn nguôi. Nơi đó luôn vương vấn hình ảnh bà nội tảo tần hôm sớm. Dáng bà còng lưng thổi bếp, thổi mãi cho đến khi bếp cháy và toả ra luồng hơi ấm nồng nàn. Hơi ấm của lửa tràn khắp căn bếp nhỏ sưởi ấm tâm hồn đơn côi của hai bà cháu, sưởi ấm sự chờ mong và niềm tin vào ngày mai chiến thắng.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!…
"Tôi nghĩ rằng, chính sự quần tụ quanh bếp lửa của gia đình Việt là những ấn tượng về nét riêng biệt mà thiêng liêng giúp tôi làm nên những vần thơ đầy cảm xúc đó". Bên lửa và cùng với lửa, những người trong gia đình kể cho nhau nghe mọi chuyện trên đời, về sự khó khăn, may mắn và thành công. Không khí ấm cúng của gia đình Việt có lẽ không bao giờ thiếu lửa. Bên lửa muôn thuở vẫn là những người đàn bà mang dáng dấp và phong cách Việt Nam. Vì thế, đương nhiên, bà và bếp lửa trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cụ thể và trìu mến. Bà thổi hồn cho bếp, thổi vào đó tình cảm và trách nhiệm, lòng yêu thương cũng như sự hy sinh. "Tôi nhớ mãi hình ảnh bà đun bếp, phải khó khăn mới thổi được bếp lên, giữ cho lửa thật đều, thật đậm là cả một nghệ thuật". Những người phụ nữ Việt Nam luôn là hiện thân của sự gắn kết cuộc đời mình với bếp lửa, với sự nồng nàn ấm áp của lửa và một niềm tin
không thể chuyển lay.
"Cho đến ngày hôm nay, qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, tôi vẫn không sao quên được hình ảnh bà và ngọn lửa trong trái tim bà. Bà và bếp lửa. Hai hình tượng ấy có lẽ đã thực sự làm nên dấu ấn trong cuộc đời tôi. Bây giờ, cuộc sống thay đổi quá nhiều, bếp lửa truyền thống không còn vẻ hữu dụng của nó trong cuộc sống thường nhật nữa. Nó đã bị thay thế bằng đủ kiểu bếp nhanh hơn, tốt hơn. Cảnh xúm xít thiêng liêng quanh bếp lửa gia đình bỗng trở nên hiếm hoi hơn. Ăn uống cũng không thành vấn đề gì nặng nề nữa, từ cơm cặp lồng, đến cơm hộp rồi cơm nhà hàng, tự nhiên lại chạnh lòng nhớ tới bàn tay cần cù của bà chăm sóc nấu nướng thưở xa xưa".
Nhắc đến bà, vẫn thấy đâu đây cái mùi khói lan toả từ bếp của bà, sống mũi nhà thơ dường như vẫn còn cay. Bếp lửa thực ra chỉ là bếp lửa thôi, nhưng hồn bếp vẫn đi cùng năm tháng với ông, vẫn gắn với toàn bộ cuộc đời thơ ca của ông:
Giờ cháu đã đi xa
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?…
Phải làm sao cho làn khói tan trong gió, mờ trong sương, khói ẩn vào cây, len vào rừng!". Chính cái cay cực ấy, cái lui cui khó nhọc ấy - những kỷ niệm thú vị về một thời đạn bom mà những ai đã trải qua đều không thể nào quên được, đã tạo nên những cảm xúc để sau này.Tôi nhớ mãi câu chuyện rất nhân văn của nhà văn Nga Koronenko. Trên con thuyền lạnh lẽo, đầy sương mù, người lái thuyền liên tục động viên lữ khách rằng đằng kia có ánh lửa, sắp đến nơi rồi. Nhưng, càng đi, ngọn lửa càng xa, mãi mãi không bao giờ đến được. Đó là một triết lý mang tính nhân đạo cũng có cái gì đó thật hoài niệm xót xa. Sự ấm cúng, tưởng có thể với tới, nhưng chẳng phải dễ dàng gì…
Nguồn:st
 
Top Bottom