M
minhvu_94
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bếp lửa - bài thơ của nhà thơ Bằng Việt, tôi học từ hồi còn nhỏ nhưng bây giờ vẫn thuộc làu và yêu thích. “Một bếp lửa chập chờn khuya sớm/ Một bếp lửa ấp ưu nồng đượm”.
Mỗi độ đông về, gió rét thổi ào ào, tôi lại nhớ về những ngày thơ bé, tôi cũng đã gắn bó với một “bếp lửa chập chờn và nồng đượm” như trong thơ Bằng Việt. Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo và làng quê tôi ngày đó cũng nghèo xơ xác. Có lẽ trong tâm trí của những người dân khốn khó khi đó không hình dung được trong tâm trí những loại bếp hiện đại như bếp gas, bếp điện sau này. Chiếc kiềng 3 chân đen nhẻm trong bếp được nấu bằng những loại lá khô, rơm rạ, củi... chính là "phương tiện” duy nhất để làm sáng lên ngọn lửa nấu ăn, sưởi ấm.
Ngoài giờ học, tôi và chị gái thường đi quét lá tre và các loại lá rụng ở bờ rào, rẫy cỏ về đun bếp. Ngọn lửa cháy lên từ những thứ lá cỏ khô có một mùi thơm nồng đượm rất đặc biệt, lửa đượm nhưng chóng tàn.
Những đêm mùa đông dài và giá lạnh, bố tôi thường đốt một đống gộc củi tre to ở giữa nhà để sưởi ấm. Hồi ấy chưa có nhiều chăn chiếu, quần áo ấm như bây giờ và mùa đông cũng giá lạnh hơn nên ban đêm thường phải đốt củi trong nhà để sưởi ấm. Củi gộc tre cháy âm ỉ và rất than rất hồng, đượm và ấm. Có những đêm sau giấc ngủ dài, giật mình thức dậy, tôi vẫn thấy bố ngồi lặng lẽ ngồi suy tư bên bếp lửa. Bóng bố cô đơn in lên bức vách trong ánh lửa chập chờn.
Lại nhớ những đêm mùa đông mấy bố con tôi cùng thức vì vắng mẹ. Mẹ tôi có thời gian dài bị bệnh phải nằm viện điều trị, rồi về nhà bà ngoại an dưỡng. Vắng mẹ, dường như đống lửa cũng không xua được cái lạnh giá. Em trai tôi khi đó còn nhỏ, thiếu hơi ấm của mẹ ấp ủ nên nó cứ khóc, nhất định không ngủ. Thằng bé chỉ bớt khóc khi bố tôi cời than, cho thêm củi vào để bếp lửa cháy bùng lên. Nhìn ngọn lửa nhảy nhót em trai tôi cười khanh khách rất khoái chí. Và bên bếp lửa, bố đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều chuyện cổ tích để quên đi sự thiếu vắng hơi ấm của mẹ, để đêm bớt dài...
Tôi cũng không quên những đống lửa lùi lụi cháy và rất nhiều khói cay xè mà tôi và những đứa bạn chăn trâu đã đốt lên để sưởi ấm ngoài đồng. Cả một lũ ngồi bên đống lửa, khói mù mịt để nướng khoai, nướng ngô... mặt mũi nhọ nhem và mắt cay xè vì khói. Bọn trẻ con chúng tôi có một câu “ thần chú” thường đọc lên mỗi khi thổi bếp bị khói bay vào mắt “khói về đằng kia ăn cơm với cá. Khói về đằng này lấy đá đập đầu”.
Cuộc sống giờ đổi thay hơn xưa nhiều quá. Những loại bếp hiện đại như bếp gas, bếp điện giờ đây đã được dùng phổ biến trong mọi gia đình. Và bếp lửa “chập chờn, nồng đượm” chỉ thỉnh thoảng mới được nhóm lên khi mất điện, hết gas. Đó là điều tất yếu của cuộc sống hiện đại. Nhưng tôi luôn thấy ấm lòng biêt bao khi trở về nhà sau chuyến đi xa, vào ngày đông rét mướt được nhìn thấy ngọn khói lam màu xanh bay lơ lửng trên mái bếp. Tôi biết rằng bên bếp lửa hồng những người thân vẫn đang chờ tôi...
Mỗi độ đông về, gió rét thổi ào ào, tôi lại nhớ về những ngày thơ bé, tôi cũng đã gắn bó với một “bếp lửa chập chờn và nồng đượm” như trong thơ Bằng Việt. Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo và làng quê tôi ngày đó cũng nghèo xơ xác. Có lẽ trong tâm trí của những người dân khốn khó khi đó không hình dung được trong tâm trí những loại bếp hiện đại như bếp gas, bếp điện sau này. Chiếc kiềng 3 chân đen nhẻm trong bếp được nấu bằng những loại lá khô, rơm rạ, củi... chính là "phương tiện” duy nhất để làm sáng lên ngọn lửa nấu ăn, sưởi ấm.
Ngoài giờ học, tôi và chị gái thường đi quét lá tre và các loại lá rụng ở bờ rào, rẫy cỏ về đun bếp. Ngọn lửa cháy lên từ những thứ lá cỏ khô có một mùi thơm nồng đượm rất đặc biệt, lửa đượm nhưng chóng tàn.
Những đêm mùa đông dài và giá lạnh, bố tôi thường đốt một đống gộc củi tre to ở giữa nhà để sưởi ấm. Hồi ấy chưa có nhiều chăn chiếu, quần áo ấm như bây giờ và mùa đông cũng giá lạnh hơn nên ban đêm thường phải đốt củi trong nhà để sưởi ấm. Củi gộc tre cháy âm ỉ và rất than rất hồng, đượm và ấm. Có những đêm sau giấc ngủ dài, giật mình thức dậy, tôi vẫn thấy bố ngồi lặng lẽ ngồi suy tư bên bếp lửa. Bóng bố cô đơn in lên bức vách trong ánh lửa chập chờn.
Lại nhớ những đêm mùa đông mấy bố con tôi cùng thức vì vắng mẹ. Mẹ tôi có thời gian dài bị bệnh phải nằm viện điều trị, rồi về nhà bà ngoại an dưỡng. Vắng mẹ, dường như đống lửa cũng không xua được cái lạnh giá. Em trai tôi khi đó còn nhỏ, thiếu hơi ấm của mẹ ấp ủ nên nó cứ khóc, nhất định không ngủ. Thằng bé chỉ bớt khóc khi bố tôi cời than, cho thêm củi vào để bếp lửa cháy bùng lên. Nhìn ngọn lửa nhảy nhót em trai tôi cười khanh khách rất khoái chí. Và bên bếp lửa, bố đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều chuyện cổ tích để quên đi sự thiếu vắng hơi ấm của mẹ, để đêm bớt dài...
Tôi cũng không quên những đống lửa lùi lụi cháy và rất nhiều khói cay xè mà tôi và những đứa bạn chăn trâu đã đốt lên để sưởi ấm ngoài đồng. Cả một lũ ngồi bên đống lửa, khói mù mịt để nướng khoai, nướng ngô... mặt mũi nhọ nhem và mắt cay xè vì khói. Bọn trẻ con chúng tôi có một câu “ thần chú” thường đọc lên mỗi khi thổi bếp bị khói bay vào mắt “khói về đằng kia ăn cơm với cá. Khói về đằng này lấy đá đập đầu”.
Cuộc sống giờ đổi thay hơn xưa nhiều quá. Những loại bếp hiện đại như bếp gas, bếp điện giờ đây đã được dùng phổ biến trong mọi gia đình. Và bếp lửa “chập chờn, nồng đượm” chỉ thỉnh thoảng mới được nhóm lên khi mất điện, hết gas. Đó là điều tất yếu của cuộc sống hiện đại. Nhưng tôi luôn thấy ấm lòng biêt bao khi trở về nhà sau chuyến đi xa, vào ngày đông rét mướt được nhìn thấy ngọn khói lam màu xanh bay lơ lửng trên mái bếp. Tôi biết rằng bên bếp lửa hồng những người thân vẫn đang chờ tôi...