Văn Bếp lửa (Bằng Việt)

lethicamly272

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2017
31
6
6
22
Hòa Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề:Có ý kiến cho rằng:´´Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt vừa là hình ảnh tả thực lại vừa là hình ảnh biểu tượng xúc động về tình bà cháu mà không 1 bài thơ nào có được´´.Hãy phân tích để chứng minh.
Giúp mk vs
 
Last edited:

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Đề:Có ý kiến cho rằng:´´Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt vừa là hình ảnh tả thực lại vừa là hình ảnh biểu tượng xúc động về tình bà cháu mà không 1 bài thơ nào có được´´.Hãy phân tích để chứng minh.
Giúp mk vs
- Dàn ý tham khảo nhé @@ :
*Khái quát về tác giả,tác phẩm,đề tài
*Bêp lửa trước hết là hình ảnh tả thực"gắn với tác giả trong thời ấu thơ"lên bốn tuổi..đã quen mùi khói",giờ đây,nhìn thấy hình ảnh bếp lửa chập chờn,rung rinh hắt ánh sáng lên tường nhà,liếp cửa,bao nhiêu cảm xúc,kỉ niệm gọi về trong lòng người con đi xa"nhớ khói hun nhèm mắt",nghĩ lại sống mũi còn cay"
*Từ hình ảnh tả thực,nhà thơ xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng gắn với sự phát triển của tứ thơ.
*Bếp lửa không chỉ khơi dậy kỉ niệm mà còn khơi dậy niệm tin và cái đẹp của tâm hồn,tình cảm.
*Bếp lửa gắn với hình ảnh người bà,vượt qua sự kể lể thuần túy làm cho sắc thái trữ tình,triết lý sâu sắc và có sức lan tỏa.
Nhớ về bếp lửalà nhớ về người bà,gợi lên sự tảo tần"biết mấy nắng mưa".tình yêu thương dành cho cháu và người thân"mậy chục năm rồi bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,bà trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu,"một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng",ngày ngày bà nhóm lửa cũng là nhóm lên nièm vui,niềm yêu thương chi chút cho cháu và cho mọi người
*Ý nghĩa triết lý:những gì thân thiết với tuổi thơ của mỗi người đèu có sức nâng đỡ và tỏa sáng trong tâm hồn chúng ta suôt cuộc đời.
*Khái quát cảm nghĩ
- GG
 
  • Like
Reactions: lethicamly272

Thư Vy

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng chín 2017
1,094
2,092
319
Nghệ An
Bangtan School <3
Đề:Có ý kiến cho rằng:´´Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt vừa là hình ảnh tả thực lại vừa là hình ảnh biểu tượng xúc động về tình bà cháu mà không 1 bài thơ nào có được´´.Hãy phân tích để chứng minh.
Giúp mk vs
Bạn tham khảo nhé, bài này hình như nghiêng về phần tình bà cháu hơn ấy ^^ Nguồn: Internet
Nếu Bằng Việt khắc họa hình ảnh người bà qua hình ảnh bếp lửagiản dị, ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu tâm tình thì Trương Nam Hương lại dựng lên hình ảnh người bà qua ngôn ngữ bay bổng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc và nhạc điệu. Song vẫn không làm nhòe đi hình ảnh người bà lam lũ, nghèo khó, giàu tình yêu thương: Bóng bà đổ xuống đất đai/Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt/Rủ rau má rau sam/Vào bát canh ngọt mát/Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình. Nhẹ nhàng, tinh tế mà vẫn hằn lên hình ảnh bà với những tháng năm khó nhọc, trào lên cảm xúc xót xa, thương nhớ, biết ơn...trong cái đắng cay của cuộc sống đói nghèo vẫn có vị mát của bát canh rau má, rau sam chứa chan tình bà cháu. Khi bà từ biệt cõi đời về với tổ tiên, Nam Hương vẫn bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tinh tế diễn tả cái mất mát, xót xa trong lòng: Bà tựa lưng vào nguồn cội lặng thinh/ Gầy như khói trên trang thờ Tiên tổ/Da mặt ngoại như vỏ cây tróc lở/ Mắt nheo nhìn tươi mưởi những chồi non/Tôi là mầm lá lon ton/ Nảy trong lòng mẹ vuông tròn bà mang/Run trên gốc rễ cũ càng/Tôi trong dáng ngoại dáng làng chở che.
Cái hay của ý thơ, tả chân dung bà trên ban thờ tổ tiên trong cái lặng thinh, gầy như khói, da mặt như vỏ cây tróc lở, cỗi cằn mà vẫn ánh lên đôi mắt tươi mưởi những chồi non-Tứ thơ sáng, mới mẻ, làm rung lên xúc cảm trong lòng người đọc. Trong chết chóc vẫn nảy mầm sự sống. Sự sống tươi non bà truyền cho mầm lá-cháu đã lớn khôn nhưng vẫn mãi là đứa trẻ thơ được bà e ấp, chở che...Tình yêu thương của bà dành cho cháu thật vô bờ bến.
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ như thế, đọc lên không còn thấy câu thơ, chỉ thấy tình cảm chan chứa thắm thiết của tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống Mĩ, những năm tháng xa quê ở nước ngoài là nguồn cảm hứng thôi thúc ông viết nên những vần thơ xúc động, ám ảnh lòng người. Bài thơ là những dòng tâm sự xúc động về tình bà cháu, tình yêu quê hương được gửi gắm ý nhị, đằm thắm qua hình ảnh biểu tượng bếp lửa.

Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, bếp lửa của một thời thơ ấu với nhiều kỉ niệm khó phai.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”



Trong câu thơ mở đầu, có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh “chờn vờn sương sớm” thật sống động, gợi lên ngọn lửa không định hình, khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Từ láy “ấp iu” bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợi lên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ “một bếp lửa” được lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỉ niệm sâu lắng trong kí ức tác giả. Nó trở thành hình tượng xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa quê hương cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, đọng lại trong ba dòng thơ đầu có lẽ là chữ “thương”, và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi “biết mấy nắng mưa”, hai chữ “nắng mưa” nói lên nỗi cơ cực, vất vả và những khó nhọc mà bà đã trải qua. Cùng với nó, những kỉ niệm về tình bà cháu ùa về thành từng dòng thương nhớ:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”



Tuổi thơ ấy có những bóng đen ghe rợn, những kỉ niệm buồn thương sâu đậm về nạn đói năm 1945. Đó là mùi khói hun nhèm mắt cháu, cay xộc của những đắng cay, vất vả, những rách nát, cơ cực lầm than mà bà đã nuôi nấng cháu từ chính những gì đau thương, mất mát, thiếu hụt ấy. Vậy là ngọn lửa tình bà gắn liền với mùi khói thân thương, nùi khói của sự hi sinh, tảo tần, cơ cực của cả một thời ấu thơ, gọi lại những tiếng tu hú kêu, những câu chuyện ấm áp bà kể. Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, tình cảm chân thật, giản dị như thế. Cái bếp lửa kỉ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoảng mùi khói mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm tháng chiến tranh:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!.”


Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu mênh mang. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. “Bố ở chiến khu bố còn việc bố-Mày có viết thư chớ kể này kể nọ-Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Gian khổ thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa được yên lòng. Tấm lòng người bà thương con, thương cháu ân cần chu đáo biết bao. Đó cũng chính là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam ta từ muôn thuở, luôn can đảm, bản lĩnh và cứng rắn trước nỗi đau của dân tộc, hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của tình yêu quê hương đất nước đó ư.


Khổ thơ tiếp theo, hình ảnh bếp lửa chuyển thành ngọn lửa lan tỏa mãnh liệt, chân thành của tình bà cháu:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”



Hình ảnh người bà sớm chiều bên bếp lửa thật ám ảnh, nó gợi lên vẻ đẹp tâm hồn cần mẫn, kiên trung, âm thầm lặng lẽ của người phụ nữ Việt ta bao đời nay sau lũy tre làng. Có sự thay đổi trong dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, từ bếp lửa chuyển thành ngọn lửa. “Bếp lửa” với những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin sức sống mãnh liệt con người. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ, tỏa sáng, trường tồn. Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của một thanh niên đã trưởng thành đối với người bà trong hiện tại:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa.”



Chiến tranh đã đi qua, những gian khổ đã vơi bớt nhưng bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, bếp lửa bà vẫn ấp iu nồng đượm như ngày nào. Điệp từ “nhóm” lặp lại 4 lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét kỳ lạ thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. “ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm. “Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui” hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết với xóm làng, quê hương. “Nhóm niềm yêu thương” có nghĩa là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. Và cuối cùng người bà kì diệu ấy, nhóm dậy chính là thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và nhân cách sống. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa để ngọn lửa ấy cháy sáng mãi mãi, trở nên bất diệt trong lòng cháu, là ngọn lửa của niềm tin, sức mạnh nâng đỡ cháu trong những phút yếu lòng. m điệu thơ dào dạt như sóng dồi, những từ láy “ấp iu”, “nồng đượm” càng làm tăng thêm tính biểu cảm và sức gợi cảm xúc của khổ thơ, giống như những con sóng lòng tha thiết bồi hồi cảu người cháu đang trào ra trên trang giấy. Để rồi, trong lặng nhẹ và dịu êm, những suy nghĩ thấm thía, sâu sắc của cháu sáng lên:
“ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, có niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.”



Dù sống xa nhà cuộc sống có đầy đủ tiện nghi nhưng tình cảm người cháu giành cho bà, về bà, về bếp lửa lúc nào cũng vậy. Vẫy cứ thiết tha, nồng đượm, mãnh liệt và dai dẳng. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo thật hay, có sức ám ảnh, day dứt tâm hồn người đọc. Một lần nữa, bếp lửa của tình bà cháu lại cháy sáng trong trái tim và tâm trí người đọc.

Bằng cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, những từ ngữ biểu cảm, tình cảm bà cháu đã được diễn tả thật xúc động và bồi hồi. Bài thơ chính là món quà quý giá Bằng Việt gửi đến cho người đọc, gửi đến độc giả những thông điệp quý báu về tình bà cháu, tình yêu đát nước thiêng liêng, sâu nặng, nuôi dưỡng tâm hồn con người muôn thuở.
nguồn:yahoo
 
Top Bottom