bên kia sông đuống

phạm thị thúy hiền

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng tám 2017
6
0
1
23
Ninh Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì



Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì



Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay…

( Bên kia sông Đuống– Hòang Cầm)
câu 1: nêu tác dụng của từ láy trong đoạn thơ
câu 2: phân tích biện pháp nghệ thuật câu thơ thứ 6 và câu thơ thứ 10
 

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,064
474
17
Vĩnh Phúc
THPTXH
câu 2: phân tích biện pháp nghệ thuật câu thơ thứ 6 và câu thơ thứ 10

"Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì"

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa là cho dòng sông có dáng "nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì", sông Đuống giống như một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc kháng chiến của dân tộc. Cái hay của câu thơ là ở từ "nghiêng nghiêng" – từ láy tạo hình chúng ta như cảm nhận được vóc dáng của dòng sông mềm mại uốn lượn và rất nhịp nhàng, gợi cảm. Có lẽ phải có cái dáng "nằm nghiêng nghiêng" ấy con sông mới như một sinh thể có hồn, có tâm trạng hơn, phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng: hình ảnh sông Đuống trong cảm nhận của Hoàng Cầm được miêu tả như một người thiếu nữ trong nỗi niềm trăn trở, lo âu.

"Sao xót xa như rụng bàn tay…"


Cấu trúc "sao nhớ tiếc" "sao xót xa" ẩn chứa đầy tâm trạng đớn đau, mà nhớ, tiếc nuối xót xa. Chữ "sao" như xoáy vào lòng người đọc một nỗi nhức nhối, đau đáu, khôn nguôi, xưa là thanh bình đẹp đẽ, nay là đau đớn chia lìa. Ở đây nỗi đau đã lên đến tột cùng và được cụ thể hóa như là có thể cảm giác được quê hương như là một phần máu thịt, bởi thế quê hương bị chia cắt cũng giống như con người mất đi một phần cơ thể mình. "Như rụng bàn tay – một hình ảnh so sánh thật tự nhiên, giản dị nhưng rất sâu sắc đã tiếp thêm tình yêu nỗi nhớ khôn nguôi của Hoàng Cầm đối với mảnh đất Kinh Bắc. Nỗi nhớ này là điểm xuất phát, sự bùng nổ cho cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy dào dạt trong mạch thơ của ông.âu

nguồn : mạng (gg)
 
Top Bottom