"Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông"
Đấy là những lời nói thiết tha của nhà thơ Ba Lan mà Nguyên Tuân đã lấy làm đề từ cho 1 bài tùy bút của ông- bài "Tùy bút sông Đà"- dòng sông hùng vĩ thơ mộng.Nhưng cảm nhân về vẻ đẹp của sông nước không chỉ có ở người thì sĩ Ba Lan đó.Bởi vì những dòng sông của VN cũng đã từng chảy trên rất nhìu áng văn chương của nền văn học nước nhà.Chúng ta có thể gặp sông Bạch Đằng-dòng sông anh hùng,sông Hồng-dòng sông mẹ, sông Cầu rất nên thơ,sông thương đôi dòng trong vắt, sông Mã gầm lên khúc độc hành,sông Hương-dòng sông mơ mộng...Nhưng 60 năm trước,trong văn chương VN vẫn chưa hề có sự xuất hiện của con sông Đuống. Người có công làm dòng sông Đuống trở thành dòng sông của thi ca, gia nhập vào những con sông thơ trên đất nước VN chính là thi sĩ Hoàng Cầm.Qua 1 bài
thơ ông đã viết trong 1 xúc động đến lạ kì của một đêm xuân 1948.Bài thơ có tên mà hẳn không mấy người vn ko biết :"Bên kia sông Đuống".
Bài thơ"BKSD" mở đầu bằng 1 tiếng gọi cất lên tha thiết- tiếng gọi của tình iu.Thế nhưng đây vẫn ko phải 1 bài thơ về mối tình giữa 1 người con trai và một người con gái.Hoàng Cầm (HC) như muốn tìm đến cách biểu hiện đấy để tao ra 1ko gian rất trữ tình, 1 vẻ thật mơ màng và khúc ca về quê hương ngay từ đầu đã nhuộm lên vẻ đẹp của nỗi buồn mê mẩn của người thiếu nữ.Câu thơ thứ 2 còn gợi ra 1 cảm giác xa xăm.Và việc về với dòng sông Đuống được nói đến như một ước mơ,1 giấc mơ man mác,êm ái, nhẹ nhàng.Cảm giác được làm nên bới âm điệu thơ mơn man với 10 tiếng mang thanh bằng liên tiếp.
Dòng thơ thứ ba cũng bắt đầu 1 nhịp gồm toàn thanh bằng như thế .Chỉ có điều cảm giác thơ mộng,mênh mang đến đây được trải theo chiều thời gian xa thẳm. Nhịp sau ko còn nhiều thanh bằng nhưng cảm giác tha thiết và mênh mông vẫn ko mất đi.Chỉ có điều cảm giác ấy đến đây được mở ra trong ko gian với hình ảnh phẳng lì của bờ cát trắng .HC chưa hé lộ điều gì cụ thể về dòng sông và vùng đất ven sông nhưng đã đưa người đọc lạc vào 1 bầu ko khí đầy xúc cảm.
Rồi dòng sông Đuống cũng sẽ bắt đầu hiện ra trong khổ 2 của bài thơ.HC muốn cảm giác đầu tiên về con sông là cảm giác về dáng trôi êm đềm, phẳng lặng với 3 thanh ngang trong 1 câu thơ. Và phải chờ đến câu thơ thứ 2 dòng sông mới rõ dần lên từ cảm giác xa mờ chuyển thành 1 dòng sông lấp lánh cũng là 1 ánh sáng huyền ảo và cảm giác huyền ảo ấy sẽ còn đc. HC nói đến trong câu thơ thứ 3- 1 trong những dòng lạ nhất và được nhớ đến nhiều nhất của bài thơ. Cs cảm giác hai dòng thơ đầu như đc kìm nén lại trog những câu chỉ gồm 4 chữ,để rồi bất ngờ buông ra trải dài trong dòng thơ dài 8 chữ này.Và đây cũng là những dòng thơ mà ở đó hình ảnh dòng sông đầy nữ tính hòa lẫn vào hình ảnh người thiếu nữ trong một dáng nằm gợi cảm giác thơ mộng, đc làm nên = 1 từ láy" nghiêng nghiêng" và dòng sông ấy thơ mộng còn bởi dáng nằm nghiêng nghiêng ấy đc đặt trên một cái nền ko phải của ko gian mà là thời gian.Nghĩa là dòng sông que trong xúc cảm của HC như ko chảy dưới đất trời mà trải the năm tháng-"trong kháng chiến trường kì". Như thế dòng sông sẽ đi theo còn người suốt cuộc đấu tranh.Ko chỉ là ở thế giới bên ngoài mà còn chảy trong trái tim , trong nỗi nhớ.Hay đó là dòng sông cảm xúc.
Phải đợi đến khổ 3 của đoạn, chúng ta mới thực sự gặp gỡ được với hình ảnh của miền đất bên kia sông Đuống. Khổ thơ chính là cảm xúc về quê hương của một người đang ở phía này sông.Vì thế hình ảnh sông Đuống ở phía bên kia mới hiện ra trong một cái nhìn toàn cảnh với cảm giác xa xăm được làm nên bởi những từ láy "xanh xanh","biêng biếc".Có thể thấy HC muốn mang lại cho người đọc 1 miền quê giàu sức sông.Toàn bộ mièn đất ấy đã nhuộm trong một sắc màu cuộc sống-sự sống được làm nên bởi dâu,mía ,ngô,khoai. Tình yêu của HC đã vượt lên trên cách diễn tả thông thường về quê hương trong thơ ca cổ.Ta sẽ ko thấy cảm giác làng quê nghèo như trong " Đồng chí" hay " bao gờ trở lại"của Hoàng Trung Thông.Vậy mà ngụ ý đau xót vẫn lớn dần trong câu thơ của HC, từ nhơ tiếc đến xót xa. Khổ thơ kết thúc bằng 1 hình ảnh lạ lùng diễn tả 1 nỗi đau giống 1 một cảm giác của cơ thể :" như rụng bàn tay". Cảm giác xót đau ko chỉ diễn tả bằng ý nghĩa câu chữ , chúng ta như nghe được niềm đâu đớn ấy qua âm điệu của lời thơ với 1 loạt phụ âm xát điệp đi điệp lại như muốn xiết vào lòng người và những dong thơ đó như đang bay trê nhưng thanh cao nhưng bỗng rơi xuống rất thật với từ " rụng".Cảm giác "rụng" rõ ràng có thể nghe được qua 1 thanh điệu.
===>tạm thế này đã, mỏi tay rồi, hôm sau post tiếp ^^