Bảo toán e và những bài tập hóc búa.

T

thansieu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thầy và các bạn giúp minh giải những bài tập này bằng bảo toàn e hoặc có cách giải nào nhanh hơn nữa thì càng tốt nhé.

Bài 1 : Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và oxit sắt tác dụng vứa đủ với 200ml dung dịch HNo3 3,4 M được 2.464lit khí NO (s/p khử d/n ,dktc ) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối.Cho Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa, đem nung kết tủa tới khối lượng không đổi được 7,2 g chất rắn.CT oxit Sắt và giá trị m là

A.Fe3o4, 9,66 C.Fe2o3 ;9,9
B.Fe3o4, 10,05 D.FeO ;9,9


Bài 2 :CHo 3,2 g hốn hợp X gồm Fe , Feo tác dungh với dung dịch Cuso4 dư, phản ứng xong tách chất rắn thu được và làm khô, cân lại thấy khối lượng tăng 1,6gam.Nếu cho 3,28 g X vào 400ml dung dịch HNo3, phản ứng xong thấy hỗn hợp X tan hết, thu được 0,2 mol NO (s/p khử d/n ) và 400ml dung dịch Y.Nồng độ mol của dung dịch HNo3 ban đầu là

A.2 M C.3,5 M
B.2,75 M D.4,25 M
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 1:
Tóm tắt: FexOy + Al +HNO3--> Fe(NO3)3 + Al(NO3)3 +NO +H2O
Theo bài ta có số mol Fe2O3 = 0,045 mol => Số mol Fe(NO3)3 = 0,09 mol
Gọi số mol Al(NO3) là x
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố N
=> 0,68 = 0,11 + 0,27 +3x => x = 0,1 mol
Gọi Sự chênh lệch số oxi hóa của FexOy với Fe+3 là a
=> Bảo toàn e => 0,1*3 + 0,09a = 0,11*3 => a = 1/3 => Oxit đó là Fe3O4 => m = 9,66 gam =>A
Bài 2:
Fe,FeO + CuSO4 chỉ có Fe phản ứng
1mol Fe tăng 64-56 = 8 gam
x mol Fe tăng 1,6 gam => x = 0,2 mol =>m Fe = 11,2 gam => Vô lý . Em xem lại đề bài nhé!
 
T

thansieu

Bài 2 :CHo 3,2 g hốn hợp X gồm Fe , Feo tác dung với dung dịch Cuso4 dư, phản ứng xong tách chất rắn thu được và làm khô, cân lại thấy khối lượng tăng 1,6gam.Nếu cho 32,8 g X vào 400ml dung dịch HNo3, phản ứng xong thấy hỗn hợp X tan hết, thu được 0,2 mol NO (s/p khử d/n ) và 400ml dung dịch Y.Nồng độ mol của dung dịch HNo3 ban đầu là

A.2 M C.3,5 M
B.2,75 M D.4,25 M

32,8g X chứ không phải 3,28 thầy ạ.

Thầy giúp em làm bài tập này nữa nhé.

Bài 3: Hỗn hợp X gồm FeS,FeS2,CuS tan vứa đủ trong dung dịch chứa 0,33 mol H2So4 đặc sinh ra 0,325 mol khí So2 và dung dịch Y.Nhúng thanh FE nặng 50g vào Y,phản ứng xong thấy thanh FE nặng 49,48 gam và thu được dung dịch Z. Cho Z phản ứng với HNo3 đặc, dư sinh ra khí N02 d/n và còn lại dung dịch E (không chứa NH4+).Cho dung dịch E bay hơi hết được m gam muối khan.Giá trị lớn nhất của m là:
A.18,19 C.21,33
B 20,57 D,27,41

Những bài tập này có xứng tầm thi đại học không thầy.Chuyên đề Bảo toàn e của thầy em học mấy lần rồi thầy ạ.Hay lắm.Nhưng sao gặp những bài tập cần bảo toàn e như trên em vẫn không làm được.Em còn vướng mắc ở chỗ là có nhưng bài toán có thể bỏ qua quá trình trung gian.Nhưng thực sự em vẫn chưa nắm được phần này, cái gì cần phải bỏ, cái gì không nên bỏ.Thầy giải thích giúp em nhé.
 
H

hocmai.hoahoc

Thầy hướng dẫn em nguyên tắc chung để học bảo toàn electron
Trước hết để làm tốt các bài toán hóa em nên nắm vững tất các các phương pháp giải nhanh rồi kết hợp chúng với nhau, một bài toán có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau
Các bước cơ bản để giải bài toàn hóa
Bước 1: Học lý thuyết => Để phục vụ việc tóm tắt sơ đồ phản ứng
Bước 2: Tìm hiểu ý người ra đề: Cho để làm gì => Tính cái gì =>????
Vận dụng các phương pháp giải nhanh
Chẳng hạn bảo toàn e: Tìm chất khử và chất oxi hóa
Sau đó cho số mol e hai chất = nhau
Định luật bảo toàn nguyên tố => Tìm nguyên tố liên quan đến câu hỏi => Bảo toàn
Bước 3. Tính kết quả
Bài 2:
Bước 1: Kiến thức lý thuyết: Fe,FeO + CuSO4 chỉ có Fe phản ứng. Cho chất rắn với mục đính làm theo tăng giảm => Em làm nhé...
=> Tính được số mol Fe và FeO là 0,2 và 0,3 mol
FeO +Fe +HNO3 => dung dịch Y + NO
Chất khử Fe và FeO nhưng ko biết thu được Fe+2 hay Fe+3(đây cũng là kiến thức lý thuyết)
Chất oxi hóa là N+5 -> NO => Số mol e oxi hóa = 3nNO = 0,6 mol
Giả sử chỉ thu được Fe+2 => ne = 2nFe = 0,4 => vô lý
Giả sử chỉ thu được Fe+3 => ne = 3nFe + nFeO = 0,2*3+ 0,3 = 0,9 => vô lý
Thuy nhiên bài này ko hợp lý
vì Fe mạnh hơn nên nó sẽ phản ứng trước => Fe+3
Hết Fe mới đến FeO => Fe+3 nên ko thể có Fe+2
Ở đầy ý người ra đề muốn em cho rằng Fe ko thay đổi số oxi hoá => Fe+2 => Số mol Fe+3 là 0,2 => Số mol Fe+2 là 0,3 =>Bảo toàn N => CM = 3,5

Hoặc cũng có cách làm khác làm khác n e= n điện tích => Đáp án là A. Trong đề thi đại học sẽ ko có những bài đánh đố kiều này
Bài 3: Em giải sử hỗn hợp chỉ có Fe,Cu,S sau đó áp dụng bảo toàn e.
Đề thi đại học rất hay và bám sát chương trình, những bài theo ý của người ra đề sẽ ko có trong đề thi đâu em! tuy nhiên những bài em hỏi khá hay về phương pháp.
 
Last edited by a moderator:
T

thansieu

Thầy ơi thầy có thể giải tỉ mỉ cho em bài 3 để làm VD minh họa cho những bài toán có sự thay đổi số oxi hóa trong cùng 1 chât được không ạ. Em thấy có nhiều bài tập cho FeS,FeS2 thì coi như số oxi hóa [FeS] = 0 , rồi Fe > Fe+3 + S+6 +9e...

Và thầy gợi ý cách làm bài tập dưới đây cho em với nhé.
Bài 4 :Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Feo, Fe203 bằng dung dịch Hno3 dư được 0.01 mol No(s/p khử d/n ).Nung m gam X với a mol CO được n gam chất rắn Y rồi hòa tan trong HNo3 dư thì được 0.034 mol NO( s/p khử d/n ).Giá trị của a là:

A.0,036 B.0,04
C.0,024 D.0,03
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 3: Cách 1:
Coi toàn bộ hỗn hợp gốm Fe,Cu,S --> Fe+3 + Cu+2 +S+6
Áp dụng định luật bảo toàn e
=> ne = 3x+2y+6z = 2nSO2 = 0,65(1)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố S
=> z + 0,33 = 1,5x + y + 0,325 (2)
Cho dung dịch Y gồm Fe+3; Cu+2; SO42- tác dụng với Fe
Ta có
2Fe+3 + Fe --> 3Fe+2
x--------->x/2
Fe + Cu+2 --> Fe+2 +Cu
y------y-------------------y
Theo bài khối lượng chất rắn giảm
=> 56(x/2+y) - 64y = 0,52 (3)
Giải hệ trên ta được
x= 0,03; y =0,04; z = 0,08
Em làm nốt nhé!
Cách 2: Là cach của em
FeS --> Fe+3 + S+6 + 9e
x---------------------------xx
Em làm theo cách này kết quả cũng vậy
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 4. Nhận thấy ở phản ứng 1
FeO,Fe2O3 --> Fe+3 +NO ( tính được số mol e1)
Phản ứng ở giải đoạn 2
FeO,Fe2O3 +CO ---> Rắn --> Fe+3 +NO
Phản ứng này qua hai giai đoạn lúc đầu Fe giảm số oxi hóa sau đó lên
Như vậy số mol e của phản ứng từ rắn --> NO = số mol e của CO + số mol e của NO => nCO = 0,36 mol
 
T

thansieu

Tiếp thầy nhé.

Bài 5:Cho 20,4 gam hỗn hợp Fe,Zn, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2.Mặt khác 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2(dktc ).Khối lượng của Al trong hỗn hợp là:

A.1,35 g C.5,4 g
B.4,05 g D.2,7 g

Em chưa biết khai thác dữ liệu 0,2 mol X thầy giúp em nhé.

Thầy ơi em muốn hỏi những câu bài tập trong đề thi đại học lúc nào cũng có cách giải nhanh trong vòng 1,5 phút ,chỉ có điều là người nhìn ra người không nhìn ra thôi phải không thầy.Em thấy kinh nghiệm các anh chị thi trước ai cũng bảo làm trắc nghiệm thiếu thời gian lắm.
 
H

hocmai.hoahoc

Đây là bài toán chia hai phần nhưng hai phần đều khác nhau
Số mol trong 20,4 gam là x, y,z
Còn trong 0,2 mol là kx,ky,kz
4 phương trìng 4 ẩn => Em tự làm nốt nhé
- 90 phút không phải là quá ngắn cho 50 câu nếu em biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh. Em cứ chăm chỉ thầy tin em sẽ thành công.
Chúc em học tốt
 
T

thansieu

Khó quá thầy ơi , giúp em với.

Bài 6:cho a gam bột FE vào 1.6 lít dd A chứa 0,5M HCL và Cu(No3)2 0,2M phản ứng hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp KL có khối lượng bằng 0,7a và có khí NO bay ra.Giá trị của a là:

A.23,7 B,27,3 C.47,5 D.54,6
 
H

hocmai.hoahoc

Em nên suy nghĩ thật kỹ, không nên dựa quá nhiều vào thầy => Dẫn đến em lười tư duy đó, bài nào nghĩ 3-4 ngày vẫn ko làm được em mới hỏi nhé
Thầy hướng dẫn như sau:
Vì sau phản ứng thi được kim loại còn dư nên muối ở đây là muốn Fe+2 có thể có hoặc ko có Cu+2
Fe +H+ +NO3- --> Fe+2 +NO +H2O

Fe+ Cu2+ --> Fe +2 +Cu
Gọi số mol Cu2+ Phản ứng là x => Em làm nốt nhé
 
Top Bottom