bảng tuần hoàn

Huỳnh Nam Huy

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng sáu 2017
556
123
96
22
Phú Yên
Trường THPT Ngô Gia Tự
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 2 nguyên tố A,B nằm trong 1 nhóm A của 2 chu kì liên tiếp. Tổng số điện tích hạt nhân của 2 nguyên tố là 24.

Hai nguyên tố C, D đứng kế tiếp nhau trong 1 chu kì, tổng số khối của chúng là 51. Số nơtron của D lớn hơn của C là 2, số electron của C bằng số nơtron của nó.

a. Xỏc định các nguyên tố trên và viết cấu hình electron của chúng.

b. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng tính khử.

c. Hãy viết công thức các hợp chất giữa chúng ( nếu có ).
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Cho 2 nguyên tố A,B nằm trong 1 nhóm A của 2 chu kì liên tiếp. Tổng số điện tích hạt nhân của 2 nguyên tố là 24.

Hai nguyên tố C, D đứng kế tiếp nhau trong 1 chu kì, tổng số khối của chúng là 51. Số nơtron của D lớn hơn của C là 2, số electron của C bằng số nơtron của nó.

a. Xỏc định các nguyên tố trên và viết cấu hình electron của chúng.

b. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng tính khử.

c. Hãy viết công thức các hợp chất giữa chúng ( nếu có ).
a/ Do A và B nằm trên 2 chu kì của cùng 1 nhóm => Z(B) - Z(A) = 8
mà Z(A) + Z(B) = 24 => Z(A) = 8 (O), Z(B) = 16 (S)
O: 1s2 2s2 2p4
S: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
do C, D kế tiếp nhau trong 1 chu kì => Z(C) + 1 = Z(D) (1)
Ta có thêm:
N(C) = Z(C)
N(D) = N(C) +2 = Z(C) + 2
Z(C) + N(C) + Z(D) + N(D) = 51 => 3Z(C) + Z(D) + 2 = 51 (2)
(1), (2) => Z(C) = 12 (Mg); Z(D) = 13 (Al)
Mg: 1s2 2s2 2p6 3s2
Al: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
b/ chiều tăng dần tình khử: S ---> O ---> Al ---> Mg
c/
SO2; SO3; MgO; Al2O3
MgS; Al2S3
MgSO3; MgSO4; Al2(SO3)3; Al2(SO4)3
Mg(AlO2)2
 
Top Bottom