Hóa 10 BẢNG TUẦN HOÀN VÀ TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
23
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
A – BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Các nguyên tố trong BTH được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
- Các nguyên tố có cùng số lớp e xếp vào cùng một hàng (chu kì).
- Các nguyên tố có cấu hình e tương tự nhau được xếp vào cùng một cột (nhóm).
2. Cấu tạo bảng tuần hoàn
a. Ô nguyên tố
upload_2019-12-30_23-8-5.png
- Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.
- Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
b. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Số thứ tự chu kì = số lớp e.
- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:
+ Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
+ Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.
Chu kì 7 chưa hoàn thành.
c. Nhóm nguyên tố
- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.
- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:
+ Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng
+ Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy:
* Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.
* Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
* Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.
d. Khối nguyên tố
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.
- e cuối cùng điền vào phân lớp nào (theo thứ tự mức năng lượng) thì nguyên tố thuộc khối đó.
- Đặc biệt nguyên tố H hiện nay được xếp ở hai vị trí là nhóm IA và VIIA đều ở chu kì I. Nguyên tố He mặc dù có 2e lớp ngoài cùng nhưng được xếp ở nhóm VIIIA. Điều này hoàn toàn phù hợp vì H giống kim loại kiềm đều có 1e ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1e nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He; còn He mặc dù có 2e ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình e đó là bão hoà.
B – BÀI TOÁN TÌM NGUYÊN TỐ
Bài toán tìm nguyên tố là một bài toán khá phổ biến trong hóa học. Với mỗi nguyên tố có hai đại lượng đặc trưng là:
- Số hiệu nguyên tử của nguyên tố (Z).
- Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố (M).
Bài viết này đề cập đến cách tìm nguyên tố dựa vào nguyên tử khối trung bình của nguyên tố. Theo cách này, có thể gặp các dạng bài tìm nguyên tố như sau:
1. Tìm nguyên tố dựa vào % khối lượng trong oxit cao nhất hoặc hợp chất khí với H
upload_2019-12-30_23-8-21.png
Để tìm nguyên tố theo kiểu này cần nhớ: Nếu nguyên tố R thuộc nhóm nA thì:
- Oxit cao nhất của R là: R2On.
- Hợp chất khí với H của R là RH8-n.
2. Tìm 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A và 2 chu kì kế tiếp (liên tiếp)
Đối với dạng bài này thường dùng phương pháp trung bình (thay 2 nguyên tố cần tìm bằng 1 nguyên tố) rồi giải. Dạng này thường gặp khi học về nhóm IA và IIA.
3. Tìm 1 nguyên tố trong bài toán có phương trình
Với bài toán dạng này chỉ cần giải theo phương trình hóa học thông thường là được.
 
Top Bottom