Hóa Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

nhathang2212

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng sáu 2017
6
12
6
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Help me please!!
1,Đem m gam hỗn hợp hai kim loại kiềm tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí thoát ra ở đktc. Cô cạn sản phẩm thu được 11,7 gam muối khan.
a, Tính m
b, Xác định tên hai kim loại kiềm và khối lượng từng kim loại, biết chúng cách nhau ở 1 chu kì trong bảng HTHH?
2, Hòa tan 28,4 gam 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí ở đktc và dd A.
a, Tính khối lượng muối có trong dd A
b, Xác định hai kim loại kiềm, biết chúng ở hai chu kì liên tiếp nhau trong phâm nhóm chính nhóm II
c, Tính % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu
 

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
21
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A
2, Hòa tan 28,4 gam 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí ở đktc và dd A.
a, Tính khối lượng muối có trong dd A
b, Xác định hai kim loại kiềm, biết chúng ở hai chu kì liên tiếp nhau trong phâm nhóm chính nhóm II
c, Tính % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu
a) Gọi MCO3 là công thức chung của 2 muối cacbonat.
nCO2 = 0,3 mol
MCO3 + 2HCl ------> MCl2 + CO2 + H2O
Ta thấy khối lượng muối sau phản ứng thay đổi chính là do gốc CO3 đã được thay thế bằng góc Cl
=> mMCl2 = 28,4 + 0,3(71 - 60) = 31,7 gam
b) nMCO3 = 0,3 mol
=> M (MCO3) = 28,4/0,3 = 94,67 gam
=> M = 34,67 gam
=> 2 KL cần tìm là: Mg và Ca
c) Gọi a, b lần lượt là số mol cảu MgCO3 và CaCO3 trong 28,4 gam hỗn hợp ban đầu, ta có:
a + b = 0,3 mol
(24a + 40b)/(a + b) = 34,67 gam
=> a = 0,1 mol; b = 0,2 mol
=> mMgCO3 = 8,4 gam => %MgCO3 = 29,58%
mCaCO3 = 20 gam => %CaCO3 = 61,42%
 

nhathang2212

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng sáu 2017
6
12
6
21
a) Gọi MCO3 là công thức chung của 2 muối cacbonat.
nCO2 = 0,3 mol
MCO3 + 2HCl ------> MCl2 + CO2 + H2O
Ta thấy khối lượng muối sau phản ứng thay đổi chính là do gốc CO3 đã được thay thế bằng góc Cl
=> mMCl2 = 28,4 + 0,3(71 - 60) = 31,7 gam
b) nMCO3 = 0,3 mol
=> M (MCO3) = 28,4/0,3 = 94,67 gam
=> M = 34,67 gam
=> 2 KL cần tìm là: Mg và Ca
c) Gọi a, b lần lượt là số mol cảu MgCO3 và CaCO3 trong 28,4 gam hỗn hợp ban đầu, ta có:
a + b = 0,3 mol
(24a + 40b)/(a + b) = 34,67 gam
=> a = 0,1 mol; b = 0,2 mol
=> mMgCO3 = 8,4 gam => %MgCO3 = 29,58%
mCaCO3 = 20 gam => %CaCO3 = 61,42%
Chị ơi, chị có thể giúp em bài này nữa được không?
Cho 0,345 gam một kim loại có hóa trị không đổi tác dụng với nước thu được 168ml khí H2 ở đktc. Tìm tên kim loại đó và vị trí của nó trong bảng HTHH
Em cảm ơn chị nhiều ạ
 

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
21
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A
Chị ơi, chị có thể giúp em bài này nữa được không?
Cho 0,345 gam một kim loại có hóa trị không đổi tác dụng với nước thu được 168ml khí H2 ở đktc. Tìm tên kim loại đó và vị trí của nó trong bảng HTHH
Em cảm ơn chị nhiều ạ
Gọi kim loại là M ; hóa trị n
2M + 2nH2O ---> 2M(OH)n + nH2
đặt số mol => tính được tỷ lệ M/N => biện luận n = 1, 2,3
Xác định vị trí:
Viết cấu hình e
Số hiệu ngtử = số e
Stt chu kì = số lớp e
Stt nhóm =số e hóa trị (trừ nhóm VIIIB)
e cuối cùng điền vào s,p-->nhóm A
e cuối cùng điền vào d,f-->nhóm B
 
Top Bottom