Mở đầu bản Tuyên ngôn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những lời bất hủ về quyền con người trong "Tuyên ngôn độc lập 1776" của Mĩ và "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1791" của Pháp. Khi mở đầu bằng hai trích dẫn ấy, Bác đã tạo ra một vị thế ngang hàng giữa cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam với những cuộc Cách mạng vĩ đại khác của thế giới, từ đó lấy làm tiền đề cho việc khẳng định vị thế ngang hàng giữa ba bản Tuyên ngôn, ba quốc gia. Đồng thời, Bác còn kín đáo thể hiện niềm tự hào dân tộc khi nhắc rằng Cách mạng Việt Nam đã cùng lúc thực hiện nhiệm vụ của cả hai cuộc cách mạng kia: vừa giải phóng dân tộc và đòi quyền dân chủ. Bởi thế, việc trích dẫn góp phần nâng cao vị thế, tầm vóc của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ những trích dẫn này, Bác lấy đó làm cơ sở, khiến những lập luận sau đó trở thành chân lí đúng đắn, vững vàng chắc chắn, thuyết phục cả thế giới. Hơn nữa, việc trích dẫn cũng thể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo của sắc sảo, kiên quyết, không chỉ tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca những cuộc cách mạng vĩ đại mà còn khéo léo khẳng định: Việt Nam sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng tiên bộ, Cách mạng tháng Tám 1945 không phải sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vì vậy, nó xứng đáng nhận được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới. Và đây cũng là biện pháp "lấy gậy ông đập lưng ông" rất tài tình, cảnh cáo hai nước Mĩ và Pháp không nên xâm lược Việt Nam, nếu cố tình chiếm đoạt tức là chúng đang phản bôi, chà đạp lên lí tưởng cao quý của chính tổ tiên mình giương cao.
Trên đây là gợi ý của mình, hi vọng giúp ích được cho bạn. Nếu còn điều gì cần hỗ trợ thêm hãy hỏi nhé
Chúc bạn học tốt!