Tâm sự Bạn nghĩ gì về "Bạo lực học đường"?

congchuatuyet204

Cựu Mod Cộng đồng
Thành viên
TV BQT được yêu thích nhất 2016
12 Tháng mười một 2010
2,685
9,827
929
Đắk Lắk
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn.
Hôm nay chúng ta cùng chia sẻ về một câu chuyện đang nóng mấy hôm nay: Bạo lực học đường. Hồi mình còn học cấp 3, có 1 hôm đang ngồi ở trong lớp thì có 1 chị đi cùng 3 bạn khác đến cửa lớp và hỏi to tên mình. Khi đó mấy bạn nam sợ có vấn đề gì nên mới bảo là mình không ở trong lớp. Có 1 bạn nam qua hỏi: Chị hỏi T có việc gì không? Thì bị chị đó đẩy 1 cái té ra hành lang. có lẽ mấy chị đó chưa biết mặt mình nên bỏ đi ngay sau đó.
Sau lần đó mình mới được biết, hóa ra chị đó là người yêu của anh kia, mà anh này hồi cấp 2 thích mình, mà mình không thích lại nên mới kết đôi với chị này, hôm đó chị ấy lên tìm mình để ... đánh, mà trong khi mình chẳng liên quan gì đến mối quan hệ của chị ấy cả. :(


Các bạn đã từng bị BLHĐ, hay từng chứng kiến những sự việc như vậy hay chưa? Các bạn nghĩ vấn đề này xuất phát từ đâu? Và chúng ta nên làm gì để bảo vệ chính bản thân mình??
 

Thu Phương 195

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng sáu 2020
583
1
1,026
146
Hà Nam
Tư vấn cộng đồng
Thực tế từ xưa đến nay vẫn có rất nhiều vụ ntn chỉ là k được biết đến rộng rãi như bây giờ. Thời mình đi học cũng xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân xuất phát thì vô vàn lí do. Có khi chả làm gì cũng bị coi là ngứa mắt, hoặc cũng giống như bạn từng gặp đó là vì ghen tuông vô lí. Tuy nhiên thì vấn đề cốt lõi đó là cách mỗi gđ có cách dạy con khác nhau, môi trường sống, hoàn cảnh khác nhau, cách xử lí của nhà trường cũng góp phần vào đó.
Các vụ việc đánh nhau xảy ra ở cả nam và nữ. Với nam thì nhiều khi đánh nhau xong thành thân nhau, giải quyết nhanh hơn. Với nữ thì thường xảy ra mấy việc giật tóc, xé quần xé áo rất khó chịu. Bình thường nếu phát hiện vụ việc sẽ báo với nhà trường hoặc công an thì sẽ được nhà trường, công an giải quyết. Ít nhất thì cũng mời tất cả những người có liên quan tới vụ việc(hs đánh nhau, gv chủ nhiệm,ban giám hiệu nhà trường, công an) về trụ sở công an hoặc vào văn phòng nhà trường giải quyết luôn. Nhẹ thì cảnh cáo, kỉ luật nặng thì đuổi học... Thường thì đa phần hs sẽ sợ công an đấy nên dù có hăng thế nào cũng sẽ có phần nể sợ.
Mình từng nghe kể có hội đánh 1 bạn, tuy là đấm đá thôi k dùng hung khí nhưng vì bị đánh quá nhiều nên bạn đó đã chết. Hậu quả là tất cả những thành phần đó đều bị kết tội, người đi tù vài năm, người thì mất con. Thiệt hại cả 2 phía đều có. Nên mình nghĩ dù gì nếu có xích mích hãy chọn cách giải quyết khôn ngoan đừng vì 1 phút nóng máu mà hại cả mình cả người khác.
Biện pháp bảo vệ bản thân thì có chăng là đi học võ để phòng vệ, tạo nhiều mối quan hệ để nhỡ có gì thì cũng có người đứng về phía mình chứ k đơn độc lẻ loi, gđ nhà trường giáo dục quan tâm hs nhiều hơn( hiểu con hơn là quát mắng).
Còn nhiều khi người ta vô cảm k giúp vì người ta cũng thân cô thế cô k dám lao vào giúp khi k biết rõ đối phương là ai, sợ bị phiền và cũng sợ bị thương tích. Vì nhiều khi cuộc đánh nhau k chỉ có hs trong trường mà cả những thành phần xã hội khác nữa, ai dám đảm bảo lúc ấy mình vào giúp chẳng may cũng bị thương nặng thì bố mẹ ở nhà sẽ ra sao. Nếu chỉ hs trong lớp hoặc trong trường ẩu đả bình thường thì các bạn trong lớp sẽ xúm vào can ngay. Vd nam với nam đánh nhau mà có các bạn nữ vào can thì thường con trai sẽ dừng lại bởi nam ít khi đánh nữ lắm. Còn nữ đánh nữ thì thường chỉ có hội bạn thân vào can thôi chứ chẳng mấy khi mọi người vào. Nữ đánh nhau nhiều khi có 1 người đánh thôi nhưng sẽ gọi cả hội đi chung để lấn át. Mà đa phần là cậy cơ, cậy quyền, cậy thế, cậy gần nhà. Kiểu vậy.
Còn bàn về việc trên mxh gần đây thì mình chỉ đánh giá thái độ của 2 bố con nhà đó là gây khó chịu với người khác thôi vì cũng chưa biết chính xác ai là người sai trước nên mình k bênh ai. Việc con ai bị thương thì ai cũng xót con cả, bố mẹ đứng ra bảo vệ con là tốt nhưng nên soi xét kĩ để bênh chớ nên bênh con kiểu mù quáng sẽ làm hại con.
 

kanghyungmin23

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
21 Tháng mười hai 2021
83
136
46
20
mzankprd23.carrd.co
TP Hồ Chí Minh
Em chả hiểu có vài người quan niệm là học sinh thì phải bị bạo lực - đó là chuyện bình thường và làm vậy để trẻ con tự lập. Thật sự đối với người từng bị bạo lực học đường như em, cái quan niệm đó nông cạn đến vô cùng, nếu ngay bây giờ ngay lúc này chính bạn bị BLHD mà không phải là một ai khác, liệu bạn có thể đứng lên " tự lập" như những gì mà bạn đã nói hay không?
 

kaede-kun

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
HV CLB Địa lí
Thành viên
10 Tháng sáu 2020
1,691
10,852
806
Tây Ninh
~ Outer Space ~
Chào các bạn.
Hôm nay chúng ta cùng chia sẻ về một câu chuyện đang nóng mấy hôm nay: Bạo lực học đường. Hồi mình còn học cấp 3, có 1 hôm đang ngồi ở trong lớp thì có 1 chị đi cùng 3 bạn khác đến cửa lớp và hỏi to tên mình. Khi đó mấy bạn nam sợ có vấn đề gì nên mới bảo là mình không ở trong lớp. Có 1 bạn nam qua hỏi: Chị hỏi T có việc gì không? Thì bị chị đó đẩy 1 cái té ra hành lang. có lẽ mấy chị đó chưa biết mặt mình nên bỏ đi ngay sau đó.
Sau lần đó mình mới được biết, hóa ra chị đó là người yêu của anh kia, mà anh này hồi cấp 2 thích mình, mà mình không thích lại nên mới kết đôi với chị này, hôm đó chị ấy lên tìm mình để ... đánh, mà trong khi mình chẳng liên quan gì đến mối quan hệ của chị ấy cả. :(


Các bạn đã từng bị BLHĐ, hay từng chứng kiến những sự việc như vậy hay chưa? Các bạn nghĩ vấn đề này xuất phát từ đâu? Và chúng ta nên làm gì để bảo vệ chính bản thân mình??
congchuatuyet204vấn đề này dạo này cũng hot ghê :'> , trường em năm nào cũng ít nhất 2,3 vụ luôn , em chả hiểu vì sao mà giới trẻ ngày nay thay vì dùng lời lẽ giải thích thì lại dùng nắm đấm để quyết định nữa ¯\_(ツ)_/¯
theo em thấy , hầu như blhđ thường là do kiểu nhắn tin trên mạng cãi nhau , xích mích nè ; rồi nhìn mặt nó thấy ghét ; nó cao điểm hơn ; ganh tị lẫn nhau ;... ; nói chung vì để giải tỏa sự ghen tức , đố kị ,... thì lí do gì ngta cũng ngụy biện cho hành vi blhđ của mình hết à .
em nghĩ , để bảo vệ chính bản thân mình thì nên lựa bạn mà chơi , ăn ở tốt một chút , thay vì nói xấu người này chê bai người kia thì không cần quan tâm nhiều làm gì : P
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Chào các bạn.
Hôm nay chúng ta cùng chia sẻ về một câu chuyện đang nóng mấy hôm nay: Bạo lực học đường. Hồi mình còn học cấp 3, có 1 hôm đang ngồi ở trong lớp thì có 1 chị đi cùng 3 bạn khác đến cửa lớp và hỏi to tên mình. Khi đó mấy bạn nam sợ có vấn đề gì nên mới bảo là mình không ở trong lớp. Có 1 bạn nam qua hỏi: Chị hỏi T có việc gì không? Thì bị chị đó đẩy 1 cái té ra hành lang. có lẽ mấy chị đó chưa biết mặt mình nên bỏ đi ngay sau đó.
Sau lần đó mình mới được biết, hóa ra chị đó là người yêu của anh kia, mà anh này hồi cấp 2 thích mình, mà mình không thích lại nên mới kết đôi với chị này, hôm đó chị ấy lên tìm mình để ... đánh, mà trong khi mình chẳng liên quan gì đến mối quan hệ của chị ấy cả. :(


Các bạn đã từng bị BLHĐ, hay từng chứng kiến những sự việc như vậy hay chưa? Các bạn nghĩ vấn đề này xuất phát từ đâu? Và chúng ta nên làm gì để bảo vệ chính bản thân mình??
congchuatuyet204Dạ cái nì e bị rùi ạ! Ôi nó thật kinh khủng, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý các bạn học sinh. E nghĩ cách tốt nhất là báo ngay với gvcn, hiệu trưởng nhà trường nếu kết quả không khả thi thì ngay lập tức báo cho gia đình, đừng trốn tránh bởi điều đó có thể gây trầm cảm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bản thân!! Lúc đó, e chỉ biết bản thân phải mạnh mẽ lên thôi c ạ!!
 

Phạm Ngọc Thảo Vân

Cựu Phụ trách BP Cộng Đồng
Cu li diễn đàn
Thành viên
TMod xuất sắc nhất 2017
17 Tháng ba 2017
3,529
10,494
1,054
23
Em nghĩ vấn đề này trong một môi trường giáo dục hầu như đều có, nhất là ở vùng quê thì càng dễ nghiêm trọng hơn. Hồi xưa khi em học cấp 2,3 chứng kiến rất nhiều vụ rồi, đa số học sinh trong hoàn cảnh đó chỉ chọn cách tự mình giải quyết vì nhà trường chỉ can thiệp được 1 phần khi ở trường học (có thể là không luôn) hoặc nếu có xử lý thì "không đến nơi đến chốn" nên lứa học sinh dần mất niềm tin với ban giám hiệu. Hiện tại không biết môi trường giáo dục đã cải thiện hơn chưa nhưng em nghĩ ban giám hiệu nhà trường phải có những hành động cụ thể để ngăn chặn bạo lực học đường.
 
  • Like
Reactions: Nature Universe

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
122
1
196
36
Hà Giang
Mâu thuẫn trong cuộc sống thì nhiều, nhưng giải quyết bằng bạo lực thường là ở tuổi học sinh, mà gần như 80% rơi vào tuổi dậy thì.

Ở góc nhìn của mình thì BLHĐ xuất phát từ tâm lý tuổi học sinh - cái tuổi mà vùng não cảm xúc, hành động phát triển mạnh, trong khi vùng não kiểm soát hành vi bằng lý trí chưa phát triển kịp. Điều đó khiến cảm xúc của họ dễ bùng nổ, hành động của họ dễ bị dẫn dắt. Có thể nói: lứa tuổi này ai cũng có vấn đề về thần kinh!

Hồi mình trải qua lứa tuổi ấy bản thân cũng rất dễ kích động, dễ buồn, dễ giận, dễ sùng bái,....nhưng mình là người ít kết nối xã hội nên không vướng vào những chuyện thị phi. Bạn bè cùng lứa với mình bị nhiều: nam thì bị đánh hội đồng, nữ bị túm tóc, đánh, tát ...hi hữu có chuyện nam bị đám nữ vây đánh nữa. Thời gian qua rồi những chuyện đó cũng phai, phần vì hậu quả không nghiêm trọng, phần vì người ta chỉ xôn xao 1 lúc rồi thôi chứ không chia sẻ ầm ầm lên mạng xã hội như giờ, nên có bị BLHĐ thì đau là chính, nhục nhã thì ít. Giờ thông qua MXH, BLHĐ gây ảnh hưởng sức khỏe chắc không bằng ảnh hưởng đến tâm lý khi nạn nhân bị lôi ra soi mói, bàn tán quá nhiều.

Như mình nói ở trên, để tránh BLHĐ thì hãy duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, và khi bị dồn đến đường cùng phải biết cách tự vệ, giờ mình bổ sung thêm 2 ý nữa:

Một là, để ý đến tâm lý những cá nhân và tập thể xung quanh để mà phòng tránh. BLHĐ có thể dưới nhiều hình thức: Đánh đập, hạ nhục, bạo lực ngôn từ trên mạng.....nhưng những kẻ gây ra BLHĐ thì thường chỉ có 3 dạng sau:

- Kẻ có thành tích bạo lực: Những kẻ này ai cũng biết về thành tích gây gổ, đánh nhau trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Những kẻ này tránh càng xa càng tốt, vì gần gũi chỉ mang lại thiệt thòi cho bạn thôi. Tâm lý kẻ này do môi trường nuôi dưỡng hắn tạo thành, dù bạn là thánh cũng khó cảm hóa được.

- Kẻ có tâm lý bạo lực: Những kẻ này luôn luôn đề cao ý kiến, cảm xúc của bản thân, ít biết lắng nghe, không quan tâm đến cảm xúc, cảm nhận của những người xung quanh. Kẻ này chỉ tỏ ra thân thiện, hòa đồng với mọi người khi họ làm theo đúng ý hắn, bằng không hắn rất dễ nóng nảy, bốc đồng. Khi làm gì sai trái, hắn không biết hối cãi, ngược lại sẽ đổ lỗi cho người khác . Tiếp xúc với những kẻ này bạn cũng dễ có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của BLHĐ.

- Tập thể bạo lực (phổ biến): Những cá nhân hiền lành, khi tập hợp lại với nhau cũng có thể trở thành 1 nhóm bạo lực. Các cá nhân khi hành động theo nhóm thường có xu hướng vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy nhiều hơn khi hành động đơn lẻ, vì khi hành động theo nhóm sẽ sinh ra tâm lý "ít chịu trách nhiệm hơn". Học sinh hay có kiểu kéo bè, kết phái, hãy cẩn thận! vì biết đâu 1 ngày nào đó bạn sẽ trở thành thủ phạm gây ra BLHĐ.

Hai là, đừng nên tò mò, đừng bàn tán, đừng chia sẻ những vụ BLHĐ vì có thể như thế chúng ta cũng góp phần gây tổn thương lâu dài cho những nạn nhân.

Ý kiến của mình là thế!
 
Last edited:

Hy _ Nhiên

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
5 Tháng mười một 2018
501
1,205
176
18
Nghệ An
THcS Quỳnh Hồng
Mâu thuẫn trong cuộc sống thì nhiều, nhưng giải quyết bằng bạo lực thường là ở tuổi học sinh, mà gần như 80% rơi vào tuổi dậy thì.

Ở góc nhìn của mình thì BLHĐ xuất phát từ tâm lý tuổi học sinh - cái tuổi mà vùng não cảm xúc, hành động phát triển mạnh, trong khi vùng não kiểm soát hành vi bằng lý trí chưa phát triển kịp. Điều đó khiến cảm xúc của họ dễ bùng nổ, hành động của họ dễ bị dẫn dắt. Có thể nói: lứa tuổi này ai cũng có vấn đề về thần kinh!

Hồi mình trải qua lứa tuổi ấy bản thân cũng rất dễ kích động, dễ buồn, dễ giận, dễ sùng bái,....nhưng mình là người ít kết nối xã hội nên không vướng vào những chuyện thị phi. Bạn bè cùng lứa với mình bị nhiều: nam thì bị đánh hội đồng, nữ bị túm tóc, đánh, tát ...hi hữu có chuyện nam bị đám nữ vây đánh nữa. Thời gian qua rồi những chuyện đó cũng phai, phần vì hậu quả không nghiêm trọng, phần vì người ta chỉ xôn xao 1 lúc rồi thôi chứ không chia sẻ ầm ầm lên mạng xã hội như giờ, nên có bị BLHĐ thì đau là chính, nhục nhã thì ít. Giờ thông qua MXH, BLHĐ gây ảnh hưởng sức khỏe chắc không bằng ảnh hưởng đến tâm lý khi nạn nhân bị lôi ra soi mói, bàn tán quá nhiều.

Như mình nói ở trên, để tránh BLHĐ thì hãy duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, và khi bị dồn đến đường cùng phải biết cách tự vệ, giờ mình bổ sung thêm 2 ý nữa:

Một là, để ý đến tâm lý những cá nhân và tập thể xung quanh để mà phòng tránh. BLHĐ có thể dưới nhiều hình thức: Đánh đập, hạ nhục, bạo lực ngôn từ trên mạng.....nhưng những kẻ gây ra BLHĐ thì thường chỉ có 3 dạng sau:

- Kẻ có thành tích bạo lực: Những kẻ này ai cũng biết về thành tích gây gổ, đánh nhau trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Những kẻ này tránh càng xa càng tốt, vì gần gũi chỉ mang lại thiệt thòi cho bạn thôi. Tâm lý kẻ này do môi trường nuôi dưỡng hắn tạo thành, dù bạn là thánh cũng khó cảm hóa được.

- Kẻ có tâm lý bạo lực: Những kẻ này luôn luôn đề cao ý kiến, cảm xúc của bản thân, ít biết lắng nghe, không quan tâm đến cảm xúc, cảm nhận của những người xung quanh. Kẻ này chỉ tỏ ra thân thiện, hòa đồng với mọi người khi họ làm theo đúng ý hắn, bằng không hắn rất dễ nóng nảy, bốc đồng. Khi làm gì sai trái, hắn không biết hối cãi, ngược lại sẽ đổ lỗi cho người khác . Tiếp xúc với những kẻ này bạn cũng dễ có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của BLHĐ.

- Tập thể bạo lực (phổ biến): Những cá nhân hiền lành, khi tập hợp lại với nhau cũng có thể trở thành 1 nhóm bạo lực. Các cá nhân khi hành động theo nhóm thường có xu hướng vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy nhiều hơn khi hành động đơn lẻ, vì khi hành động theo nhóm sẽ sinh ra tâm lý "ít chịu trách nhiệm hơn". Học sinh hay có kiểu kéo bè, kết phái, hãy cẩn thận! vì biết đâu 1 ngày nào đó bạn sẽ trở thành thủ phạm gây ra BLHĐ.

Hai là, đừng nên tò mò, đừng bàn tán, đừng chia sẻ những vụ BLHĐ vì có thể như thế chúng ta cũng góp phần gây tổn thương lâu dài cho những nạn nhân.

Ý kiến của mình là thế!
Tuyết Sơnkẻ gây ra BLHĐ còn có một số bạn từng bị bạo lực học đường nữa. Đến giờ mình vẫn không hiểu tại sao những người đã từng bị "hành" lại quay sang "hành" bạn khác khinh khủng hơn???
 

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
122
1
196
36
Hà Giang
kẻ gây ra BLHĐ còn có một số bạn từng bị bạo lực học đường nữa. Đến giờ mình vẫn không hiểu tại sao những người đã từng bị "hành" lại quay sang "hành" bạn khác khinh khủng hơn???
Vân Nhi NguyễnÔi, đó là tâm lý của 1 kẻ ngoài mặt hùng hổ nhưng trong lòng lại vô cùng hèn yếu. Bị bạo lực, hắn cảm thấy bản ngã (hoặc tự trọng) bị tổn thương nghiêm trọng nhưng không có gan phản kháng. Thay vì đó, hắn tìm lại bản ngã (tự trọng) của mình bằng cách gây bạo lực cho kẻ yếu hơn, để tin rằng mình vẫn có 1 vai trò, 1 vị trí nào đó trong cuộc đời, có thể khống chế, áp đặt lên người khác. Kẻ như thế, sau này cứ gặp bực bội trong cuộc đời sẽ về nhà đánh vợ đánh con đây!
 
  • Like
Reactions: Hy _ Nhiên

Nature Universe

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng mười một 2021
80
209
51
Phú Thọ
Lên c3 có BLHĐ ạ???!!!:eek::eek::eek:
 
  • Like
Reactions: congchuatuyet204

congchuatuyet204

Cựu Mod Cộng đồng
Thành viên
TV BQT được yêu thích nhất 2016
12 Tháng mười một 2010
2,685
9,827
929
Đắk Lắk
  • Like
Reactions: Nature Universe

Nature Universe

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng mười một 2021
80
209
51
Phú Thọ

congchuatuyet204

Cựu Mod Cộng đồng
Thành viên
TV BQT được yêu thích nhất 2016
12 Tháng mười một 2010
2,685
9,827
929
Đắk Lắk
  • Love
Reactions: Nature Universe

housingsgn

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng sáu 2022
1
2
6
34
TP Hồ Chí Minh
Phần lớn người Việt theo hệ tư tưởng Nho giáo, khác hoàn toàn kiểu free style ở các nước tư bản. Cách đối nhân sử thế của chúng ta chính vì thế cũng có nhiều khác biệt, một trong số đó chính là bạo lực học đường. Có thể các bạn sẽ thấy, BLHĐ ở Việt Nam không hề giống trong phim. Mấu chốt chính là mối quan hệ người với người, bạn bè, thầy trò và gia đình. Giải pháp cuối cùng theo tôi nghĩ là nên nhờ sự can thiệp của phụ huynh.
 

Empe_Tchanz

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng mười 2017
651
654
156
Thái Bình
Không biết chỗ mn có như này không nhma em nhớ ở chỗ em hồi trước có vụ kích nhau to lắm luôn, kiểu sắp đánh nhau luôn ấy ạ. Nhân vật chính là hai bạn nam, đều thuộc loại kiểu máu mặt í nên ai cũng nghĩ kiểu gì cũng đánh nhau. Nhma không đâu. Hai bạn đó hẹn nhau ra quán trà chanh, mỗi người một cốc, tầm gần nửa tiếng là giải quyết mọi chuyện ok rồi. Khó hiểu nhất là mấy bạn nữ. Rõ ràng chuyện rất bé nhma lần nào cũng hẹn ra đánh nhau, lần nào cũng quay clip lại. Biết rõ đánh xong kiểu gì cũng gọi bố mẹ đến nhà nạn nhân xin lỗi, lên công an huyện lập biên bản nhma vẫn cứ đánh nhau? Đánh không bao giờ solo, toàn một bạn bắt đầu đánh xong cả đám lao lên hội đồng :> Nhìn clip thương bạn bị đánh thật sự, chả biết bố mẹ bạn ấy thấy thì còn thế nào nữa :>
 

hoangtuan9123

Học sinh gương mẫu
Thành viên
26 Tháng một 2018
1,159
2,225
319
Hà Nội
THPT Xuân Đỉnh
Theo quan sát của mình nhé
Bạo lực học đường không chỉ là tác động vật lý với nhau mà còn là các đòn đánh tâm lý sát thương cao nx
Từ cấp 1 lên lên đến cấp 3 các hình thức bạp lực cũng khá khác nhau nx
Câp 1 thì ko nói r nhé, hầu như là không có mấy vì đa số chỉ là những xích mích nhỏ như kiểu tranh nhai đứa nào là siêu nhân đỏ ý, hoặc căng lắm lắm là kiểu đứa nào có anh, chị lớn kiểu hổ zang lake xong gọi a chị đến dọa thui
Cấp 2
Kiểu, khoảng thời gian này rơi vào độ tuổi dậy thì ý, cực kỳ nhạy cảm, cái TÔI chưa đc kiểm soát, cá biệt 1 số sẽ khá ngông nx,.... nên cực kì dễ gây ra xung đột ý.
Mà nếu đã để xung đột nổ ra to mà không ai can hay nhà trường không kịp thời biết ý là khả năng cao là có đánh nhau. Mà đánh nhau thì ko đánh kiểu solo 1-1 đâu, gọi cả đám r đánh nhau ý
Nhưng mà đánh nhau 1 2 bữa r thôi, ko kiểu quá bạo lực hay kéo dài bắt nạt như phim hàn đâu
Cá nhân mình cũng chứng khiến 1 số vụ ẩu đả như vậy nhưng chỗ mình hiếm lắm mới có 1 lần á
Cấp 3
Lúc này ấy, kiểu bọn mình trưởng thành hơn, tâm sinh lý cũng dần hoàn thiện đâm ra sẽ không vướng vào mấy vụ ẩu đả, đánh nhau bùm bùm chíu chíu nx
Giờ chính là lúc sức mạnh của lời nói, sự miệt thị, chia bè kết phái lên ngôi
Miệt thị ngoại hình, bóc phốt trên mạng, chia bè kết phái trên lớp, nói xấu sau lưng

Nếu như cấp 2 đa số blhd là các b nam thì lên cấp 3 đa số lại là các b nữ
Thật, mình thấy đa số là như thế á
 
  • Like
Reactions: Hy _ Nhiên
Top Bottom