Bạn nào giảng bài này giúp dùm!!!

Status
Không mở trả lời sau này.
S

shin1995

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tình hình là mình có 2 bài không phải khó nhưng cần hiểu cô mình giảng hơi nhanh mình chưa hiểu kịp bạn nào có khả năng help dùm nhé
Bài 1: Trong 1ml dd axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có 5,64.10^19 phân tử HNO2, 3,60.10^18 ion NO2. Tính:
a> Độ điện li của axit nitrơ trong dd ở nhiệt độ đó?
b> Nồng độ mol của dd nói trên?
Bài 2: Dd axit axetic 0,6% có khối lượng riêng xấp xỉ 1g/1ml. Độ điện li của axit axêtic trong điều kiện này là 0,1%. Tính nồng độ của ion H+ trong dd đó (bỏ qua sự điện li của nước)
Giảng lại dzùm nha không phải giải ra đâu hihi!!!
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 1: Trong 1ml dd axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có 5,64.10^19 phân tử HNO2, 3,60.10^18 ion NO2. Tính:
a> Độ điện li của axit nitrơ trong dd ở nhiệt độ đó?
b> Nồng độ mol của dd nói trên?
Điện ly là sự phân ly của một chất có liên kết ion hoặc liên kết cộng hoá trị phân cực thành các ion riêng rẽ trong môi trường nước.
a> Độ điện ly α = nNO2-/(nNO2- + nHNO2) = 3,6.10^18/ (3,6.10^18 + 5,64.10^19)*100= 6 %
b> Nồng độ mol của dd
nHNO2 ban đầu = nHNO2 + nNO2- = (3,6.10^18 + 5,64.10^19)/ 6,022*10^23 = 9,96*10^-5 mol
=>CM = 9,96*10^-5/0,001 = 0,0996 M ~ 0,1 M
Bài 2: Dd axit axetic 0,6% có khối lượng riêng xấp xỉ 1g/1ml. Độ điện li của axit axêtic trong điều kiện này là 0,1%. Tính nồng độ của ion H+ trong dd đó (bỏ qua sự điện li của nước)
Xét trong 1 lit dung dịch: mCH3COOH = 1000*0,6/100 = 6 g.
=>CM, CH3COOH = 6/60 = 0,1 M
Xét phản ứng : CH3COOH <=> CH3COO- + H+
Ban đầu: 0,1 M
Phản ứng: 0,1 α------------0,1 α---------0,1 α
Cân bằng: 0,1-0,1 α------- 0,1 α---------0,1 α
=>[H+] = 0,1*0,1/100 = 10^-4 => pH = 4
 
S

shin1995

Bài 1: Trong 1ml dd axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có 5,64.10^19 phân tử HNO2, 3,60.10^18 ion NO2. Tính:
a> Độ điện li của axit nitrơ trong dd ở nhiệt độ đó?
b> Nồng độ mol của dd nói trên?
Điện ly là sự phân ly của một chất có liên kết ion hoặc liên kết cộng hoá trị phân cực thành các ion riêng rẽ trong môi trường nước.
a> Độ điện ly α = nNO2-/(nNO2- + nHNO2) = 3,6.10^18/ (3,6.10^18 + 5,64.10^19)*100= 6 %
b> Nồng độ mol của dd
nHNO2 ban đầu = nHNO2 + nNO2- = (3,6.10^18 + 5,64.10^19)/ 6,022*10^23 = 9,96*10^-5 mol
=>CM = 9,96*10^-5/0,001 = 0,0996 M ~ 0,1 M
Bài 2: Dd axit axetic 0,6% có khối lượng riêng xấp xỉ 1g/1ml. Độ điện li của axit axêtic trong điều kiện này là 0,1%. Tính nồng độ của ion H+ trong dd đó (bỏ qua sự điện li của nước)
Xét trong 1 lit dung dịch: mCH3COOH = 1000*0,6/100 = 6 g.
=>CM, CH3COOH = 6/60 = 0,1 M
Xét phản ứng : CH3COOH <=> CH3COO- + H+
Ban đầu: 0,1 M
Phản ứng: 0,1 α------------0,1 α---------0,1 α
Cân bằng: 0,1-0,1 α------- 0,1 α---------0,1 α
=>[H+] = 0,1*0,1/100 = 10^-4 => pH = 4
Bài 1: Độ điện ly α = nNO2-/(nNO2- + nHNO2) cái công thức này bạn ghi ra tại sao vừa trừ vừa chia
Bài 2: Xét trong 1 lit dung dịch: mCH3COOH = 1000*0,6/100 = 6 g. Bạn ghi ra công thức của phép toán này đc không
=>CM, CH3COOH = 6/60 = 0,1 M. Vdd,CH3COOH = 60 ở đâu mà bạn có vậy
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

Bài 1: Độ điện ly α = nNO2-/(nNO2- + nHNO2) cái công thức này bạn ghi ra tại sao vừa trừ vừa chia
chỗ này k có trừ đâu bạn đó là dấu của ion mà nó là [TEX]NO_2^-[/TEX]đó
[TEX]\alpha =\frac{n_{NO_2^-}}{n_{NO_2^-} + n_{HNO_2}}[/TEX]

Bài 2: Xét trong 1 lit dung dịch: mCH3COOH = 1000*0,6/100 = 6 g. Bạn ghi ra công thức của phép toán này đc không
bạn k đọc rõ à
xét trong 1 lít có nghĩa ta sẽ coi cái dung dịch đó là 1 lít=1000ml sẽ có đc m dung dịch =1000.1=1000g
mà Dd axit axetic 0,6% nên khối lượng của chất ta sẽ là 1000* 0,6 % =1000*0,6 /100=6 g


=>CM, CH3COOH = 6/60 = 0,1 M. Vdd,CH3COOH = 60 ở đâu mà bạn có vậy
chỗ này là tính số mol của CH3COOH=6/60=0,1
do thể tích ta coi là 1lits như trên đã giả sử đó bạn thì ta sẽ tính đc CM =n/V=0,1/1=0,1
trên kia là làm tắt tí thui mà
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom