Bạn nào cực giỏi giải hộ mình cái

G

garen99vppro@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Hai ca nô làm nhiệm vụ trao đổi thư tín. Hàng ngày vào giờ quy định , hai ca nô xuất phát từ 2 bến A,B trên cùng bờ sông và chạy đến gặp nhau trao đổi thư xong quay lại. Ca nô xuất phát từ A phải mất 1.5h để quay lại bến còn ca nô xuất phát từ B phải mất 3h.Hỏi để thời gian hai ca nô đi là như nhau thì ca nô xuất phát từ B phải đi trước ca nô ở A khoảng thời gian là bao nhiêu biết vận tốc của 2 ca nô không thay đổi.

2.Một cốc hình trụ khối luợng 180g, bên trong có vạch chia thể tích. Người ta thấy rằng:
-Khi trong cốc không chứa gì thì trọng tâm của cốc nằm ở vạch chia thứ 8. Tìm khối lượng nước cần đổ và cốc để trọng tâm chung ở vị trí thấp nhất. biết D=1000kg/m3[/SIZE]
 
C

conech123

1.Hai ca nô làm nhiệm vụ trao đổi thư tín. Hàng ngày vào giờ quy định , hai ca nô xuất phát từ 2 bến A,B trên cùng bờ sông và chạy đến gặp nhau trao đổi thư xong quay lại. Ca nô xuất phát từ A phải mất 1.5h để quay lại bến còn ca nô xuất phát từ B phải mất 3h.Hỏi để thời gian hai ca nô đi là như nhau thì ca nô xuất phát từ B phải đi trước ca nô ở A khoảng thời gian là bao nhiêu biết vận tốc của 2 ca nô không thay đổi.

2.Một cốc hình trụ khối luợng 180g, bên trong có vạch chia thể tích. Người ta thấy rằng:
-Khi trong cốc không chứa gì thì trọng tâm của cốc nằm ở vạch chia thứ 8. Tìm khối lượng nước cần đổ và cốc để trọng tâm chung ở vị trí thấp nhất. biết D=1000kg/m3[/SIZE]

Đặt cái tiêu đề khiêm tốn chút đi. Ngồi giải mà ngượng măt quá.

1) Nước chảy từ B về A.

Tổng thời gian xuôi dòng (thời gian ca no từ B đến điểm gặp + thời gian ca no A từ điểm gặp về lại A) bé hơn tổng thời gian ngược dòng (thời gian cano từ A đến điểm gặp + thời gian cano B từ điểm gặp về lại B) là 1,5h.
Vì tổng thời gian chuyển động của 2 cano là không đổi ( =tổng thời gian nược dòng và tổng thời gian xuôi dòng) nên:
Muốn hai cano có thời gian chuyển động như nhau thì thời gian ngược dòng của cano này phải bằng thời gian ngược dòng của cano kia, thời gian xuôi dòng cano này phải bằng thời gian xuôi dòng cano kia. ---> chúng gặp nhau tại trung điểm AB.

Như phân tích trên, tổng thời gian xuôi dòng bé hơn tổng thời gian ngược dòng 1,5h (1,5h bao gồm thời gian xuất phát muộn hơn của cano B và thời gian về A sớm hơn của ca no A)

Vì gặp nhau tại trung điểm nên hai khoảng này bằng nhau, bằng 0,75h.

Đáp án là 0,75h.

Bài 2 cần thêm dữ kiện.
 
Last edited by a moderator:
G

garen99vppro@gmail.com

hề hề. Cho em xin lỗi. Tại ngồi nghĩ nát óc vì em hơi ***.
Bài 2 thêm là mỗi vạch là 20cm3
 
Last edited by a moderator:
G

garen99vppro@gmail.com

Hỏi thêm

Bạn có thể nói rõ câu 1 ko
Mình không hiểu rõ lắm . Tại sao tổng thời gian đi xuôi dòng lại nhỏ hơn thời gian đi ngược dòng là 1.5h
Mong giải thích thêm

:confused:
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Bạn có thể nói rõ câu 1 ko
Mình không hiểu rõ lắm . Tại sao tổng thời gian đi xuôi dòng lại nhỏ hơn thời gian đi ngược dòng là 1.5h
Mong giải thích thêm

:confused:

Ha ha :)) Tại anh diễn đạt không được tốt nên khó hiểu thôi chứ thực ra rất hay.

Hai cano, từ lúc bắt đầu chuyển động tới gặp nhau tại C thì có phải chúng có cùng thời gian chuyển động không?

Lí do chúng hơn kém nhau 1,5h chẳng phải là do chênh lệch thời gian trong quá trình từ C về B và từ C về A đấy sao. Từ C về A là xuôi dòng, sẽ đi nhanh hơn 1,5h.

Ta lấy tổng thời gian cano đi từ B đến C và ca no kia đi từ C về A là tổng thời gian xuôi dòng.

Sở dĩ ta phải xét tới tổng thời gian xuôi và ngước dòng như vậy là để có cái kết luận này: " tổng thời gian chuyển động của 2 cano là không đổi cho dù xuất phát muộn hơn hay sớm hơn"

Cần giải thích thêm gì thì cứ tự nhiên ;))

p/s: Thực ra bài lí luận trên còn khá là dài dòng. Ta có thể có một cách lí luận khác:

Tổng thời gian đi xuôi dòng lại nhỏ hơn thời gian đi ngược dòng là 1.5h.

Để 2 cano có thời gian chuyển động như nhau thì cano tại A xuất phát sớm hơn bao nhiêu thì cano B sẽ về B muộn hơn bấy nhiêu.

Mà tổng thời gian cano A xuất phát + cano B về B chính là tổng thời gian ngược dòng, bé hơn thời gian xuôi dòng 1,5h => Như vậy, thời gian xuất phát trước của cano A + thời gian về B muộn hơn của cano B = 1,5h.

Từ hai kết luận đó ta có t = 0,75h.
 
Last edited by a moderator:
G

garen99vppro@gmail.com

Cho em thêm bài nữa

Câu 3: Hai thanh kim loại AB và CD đủ dài được gọi là 2 thanh ray được đặt song song với nhau. Hai đầu A và C nối với một điện trở R =10 ôm. một thanh kim loại có khối lượng 180g vuông góc với thanh ray, luôn tiếp xúc với thanh ray và trượt không ma sát. Từ trường trong khoảng không gian giữa AB và CD có đường sức từ vuông góc với AB và CD. ban đầu giữ thanh cố định. sau đó thả nhẹ nó rơi thẳn thì thì thấy nó rời nhanh dần cho tới khi tốc độ rơi là lớn nhất. Sau đó thanh rơi đều. Khi thanh rơi thì cường độ trong mạch chính không đổi bằng 1 ampe. TÌm vận tốc rơi của MN khi nó rơi đều. Biết g=10m/s.

Chỗ G=10m/5 không chắc lắm vì chép đề qua qua. sẽ bổ xung thêm
 
Last edited by a moderator:
G

garen99vppro@gmail.com

Em cám ơn nhiều. Làm giúp em bài 2 nhé.
Em đang cần gấp mong anh giúp
 
Last edited by a moderator:
G

garen99vppro@gmail.com

Các bạn giải giúp mình bài 2 ở trên nhé thêm dữ kiên mỗi vạch có giá trị là 20cm3 nhé. Cảm ơn nhiều
 
G

garen99vppro@gmail.com

Chắc là cũng đảm bảo được

Em đảm bảo là đề đúng.
Mong anh suy nghĩ hộ em. Trưa mai là bọn em phải nộp 2 bài này rồi.
 
C

conech123

AD giải hộ em đi. Lâu thek
em cần mak. Anh nhanh giùm

Anh làm ra hơi muộn, tưởng em không cần nữa nên không post.

Tình hình là thế này:

20 cm3 ứng với 20g nước.

Ta gọi n là số vạch cần rót nước.

Lấy tổng momen với đáy cốc:

[TEX]180.8 + 20.n.\frac{n}{2} = (180 + 20.n).n_G[/TEX]

Với 180, khối lượng cốc.
8: Khoảng cách từ trọng tâm cốc tới đáy cốc.
20.n : Khối lượng nước
n/2: Khoảng cách từ trọng tâm khối nước tới đáy cốc.
nG: khoảng cách từ trọng tâm chung tới đáy cốc.

Ta đươc pt sau: [TEX]n_G = \frac{1440+10n^2}{180+ 20n} = 0,5n - 4,5 + \frac{1624,5}{20n+180} = 0,5(n+9) - 9 + \frac{1624,5}{20(n+9)}[/TEX]

Xét [TEX]0,5(n+9)+\frac{81,225}{n+9}[/TEX]

Tích của [TEX]0,5(n+9)[/TEX] và [TEX]\frac{81,225}{n+9}[/TEX] có tích là một số không đổi, tổng của chúng bé nhất khi chúng bằng nhau.

[TEX]0,5(n+9) = \frac{81,225}{n+9} \Rightarrow n = 3,74[/TEX]
 
G

garen99vppro@gmail.com

Hey. Đại ka giải thêm em bài này nữa nhe'. tks đại k

Điện năng truyền tải từ máy phát điện đến nơi tiêu thụ có tổng điện trở dây truyèn tải là r=4 ôm. Đầu đường dây tải điện có đặt một máy tăng thế có hệ số 0.05. Cuối đường dây đặt máy hạ thế có hệ số 10. Hiệu suất hạ thế là 88%. Nơi tiêu thụ là một khu công nghiệp sử dụng 88 bóng đèn loại 220V-60W mắc song song và các đèn sáng bình thường.Hỏi:
1)Tại sao khi truyền tải điện pahỉ dùng máy tăng thể và hạ thế ở 2 đầu dây tải điện?
2)Tính hiệu điện thế 2 đầu dây ra và vào của máy tăng thế ( có thể là hạ thế )?
3)Nếu dùng 112 bóng loại 40W,60W.150W có cùng Uđm =220V sáng bình thường thì cần mỗi loại bao nhiêu bóng?

đại k post em sớm nhé. em đang cần gấp.
Phần này chưa học tẹo nào, ảo tung chảo
 
Top Bottom