Bạn mình hỏi câu này, nhưng mình không trả lời được.

B

bupbe0897

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một câu hỏi nhỏ: phần lớn các loài cây có lá nằm ngang có mặt trên lá sẫm màu hơn mặt dưới (có thể thấy rõ ở cây lá lốt, đu đủ, bạc hà,súng,...) nhưng cây tía tô thì ngược lại, điều này có ích gì cho cây nhỉ?
 
L

lisel

Lá tía tô có hai mặt, một mặt màu xanh và một mặt màu tím nhạt mà bạn! Theo mình thì mặt trên có màu xanh vì nó tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn nên có nhiều chất diệp lục.
Còn vì sao lá tía tô lại có một mặt màu tím?
Thực ra, màu đỏ xuất hiện là do một loại chất tạo màu có tên là Anthocyanin. Đây là một hợp chất khá phổ biến trong tự nhiên, nó có màu đỏ tía, và chính nó tạo màu cho các loại rau quả phổ biến như: nho, dâu, bắp cải tím, lá tía tô, quả cà tím, gạo đỏ,... Và rất nhiều loại hoa khác nữa cũng được tạo màu từ chất này. Vì vậy lá tía tô có một mặt màu tím.:)
 
B

bangha_hunnie

Lá tía tô có đặc điểm khá độc đáo
Lá non thường có màu tím và dần ngả sang màu xanh khi về già.
Điều này có thể giải thích thông qua sự giảm sút những TB màu hồng tím ở biểu bì lá, ngoài ra còn có giả thiết cho rằng, sắc tố Anthocyanin tạo màu đỏ tím này có tác dụng như một chất kích thích, kích thích quá trình quang hợp diễn ra mạnh mẽ hơn.
Suy cho cùng, qua quá trình chọn lọc tự nhiên những đặc điểm phù hợp với sinh lý, sinh hóa của cây sẽ được giữ lại.
Theo cá nhân mình, tía tô là họ cây thân thấp, để đáp ứng nhu cầu quang hợp của cơ thể, các lá sinh ra mang nhiều sắc tổ Anthocyanin nhằm nâng cao hiệu quả quang hợp, theo thời gian lượng sắc tố này giảm dần khiến cho lá cây dần chuyển sang màu xanh.
Tuy nhiên, chính xác mà nói vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng cho vấn đề này
:)
 
Top Bottom