Văn 9 Bàn luận về giá trị của văn học

minhtam8a2@gmail.com

Học sinh gương mẫu
Thành viên
12 Tháng hai 2016
521
1
2,580
326
17
Bình Định
THCS Ghềnh Ráng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bản chất của mọi thứ trên thế gian đều là con dao hai lưỡi, bao giờ cũng có mặt tốt và mặt xấu. Bản thân văn học cũng không thể tránh khỏi điều này.
Một số người(hoặc đại đa số) đều cho rằng "Văn học chẳng những giúp ta nhận ra cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai ở đời mà còn khơi dậy ở ta những tình cảm thẩm mĩ phong phú đa dạng" nhưng bên cạnh điều này không ít những lời bàn luận về việc văn chương đôi khi làm con người bị không thực tế, luôn chìm đắm trong những tư tưởng thiếu tính khách quan, không nhìn được mọi thứ từ nhiều góc độ.
Hãy bàn luận về vấn đề này.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Bản chất của mọi thứ trên thế gian đều là con dao hai lưỡi, bao giờ cũng có mặt tốt và mặt xấu. Bản thân văn học cũng không thể tránh khỏi điều này.
Một số người(hoặc đại đa số) đều cho rằng "Văn học chẳng những giúp ta nhận ra cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai ở đời mà còn khơi dậy ở ta những tình cảm thẩm mĩ phong phú đa dạng" nhưng bên cạnh điều này không ít những lời bàn luận về việc văn chương đôi khi làm con người bị không thực tế, luôn chìm đắm trong những tư tưởng thiếu tính khách quan, không nhìn được mọi thứ từ nhiều góc độ.
Hãy bàn luận về vấn đề này.
Hi em, anh đã tiếp nhận câu hỏi và sau đây là gợi ý bài làm

1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Tính hai mặt của vạn vật trong cuộc sống
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Gía trị cơ bản của văn học, Định kiến về văn chương và con người theo hướng văn chương
- Trích dẫn nhận định:
+ "Văn học chẳng những giúp ta nhận ra cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai ở đời mà còn khơi dậy ở ta những tình cảm thẩm mĩ phong phú đa dạng"

+ ''Văn chương đôi khi làm con người bị không thực tế, luôn chìm đắm trong những tư tưởng thiếu tính khách quan, không nhìn được mọi thứ từ nhiều góc độ''

2. Thân bài:
2.1. Nhận định 1: Gía trị cơ bản của văn học
  • "Văn học chẳng những giúp ta nhận ra cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai ở đời '': Văn học là bức tranh của cuộc đời, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật. Văn học được sáng tạo nên bởi mảnh đất hiện thực, các tác giả cắm rễ mình xuống mảnh đất ấy, hút lấy những nhựa sống tràn trề, căng đầy và thả mình vào nghiêng mực, vào bài thơ, vào con chữ. Từ chính xã hội được phản ánh vào trang văn, vào câu từ nên thật - giả, thiện - ác tồn tại song hành từ cuộc đời đến văn chương => Chức năng giáo dục là giá trị cơ bản của văn học, văn học giúp con người nhận biết đúng - sai, lợi - hại, tốt - xấu, con người và quỷ dữ qua câu chuyện, qua lời thơ, qua nước mắt và qua cuộc đời,..
  • ''Mà còn khơi dậy ở ta những tình cảm thẩm mĩ phong phú đa dạng": Văn học không chỉ được dựng nên từ căn cốt có sẵn mà nhà thơ còn thổi hồn mình nồng nàn qua từng dòng văn, nét bút. Tình cảm là đặc trưng vĩnh hằng của con người và vì vậy nó cũng là vốn quý to lớn mà văn học chứa đựng. Ngôn từ là chất liệu xây dựng nên tác phẩm, cái đẹp và cái hay cũng từ đó tuôn trào, lắng đọng người đọc. Văn học không chỉ giáo dục con người làm người, cách thời đại vận động cứng nhắc, khô khan mà còn lưu luyến những giấc mơ, tình yêu và cảm xúc đong đầy tạo nên cái mĩ vị độc đáo, đa dạng => Chức năng thẩm mỹ là giá trị cơ bản của văn học, giúp con người nhận ra cái đẹp, cái hay, cái mỹ của cuộc đời, sự rung động cảm xúc, nhấn mạnh được con người là chủ thể của cuộc đời có thể tác động lên toàn bộ các sinh vật khác. Con người và con vật khác nhau ở suy nghĩ, nhận thức, ngôn trữ, trí tuệ và đặc biệt là tình cảm. Gía trị thẩm mỹ của văn chương còn phân biệt con người với các máy moc robot lao động vô tri, hãy sống như một con người, đừng bao giờ tồn tại như một cỗ máy
=> Văn học bồi dưỡng nên giá trị con người và giá trị cuộc sống, thể hiện cái nhìn nhân đạo và tư tưởng nhân văn, chất thơ và tình người. Từ đây giúp con người, những người thưởng thức thi ca có được cuộc sống tinh tế, phong phú, giàu đẹp hơn.

2.2. Nhận định 2: Định kiến về văn chương

  • ''Văn chương đôi khi làm con người bị không thực tế'': Văn chương bắt đầu và điểm đến cũng là con người. Văn chương trước hêt là cuộc đời, từ chính hiện thực rút ra như ''Cuộc chia tay của những con búp bê'' miêu tả chân thực tình trạng li hôn và những ảnh hưởng tác động xấu đến con trẻ khi bị cha mẹ bắt ép chia xa tình máu mủ . Từ đây, tác giả đánh thức nội tâm người đọc về cách giáo dục con trẻ của phụ huynh cùng theo đó là cái nhìn nhân đạo về nỗi mất mát, thiếu thốn tình càm của con trẻ. Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn. Li hôn không xấu vì về bản chất li hôn là cho nhau đi hai lối riêng khi cả hai không tìm được tiếng nói chung nhưng giải quyết vấn đề làm sao cho thỏa đáng và tránh gây nên những kí ức tồi tệ là điều cần thiết. Rõ ràng, qua dẫn chứng trên, ta thấy được văn chương đã giáo dục nên giá trị con người và lòng tin yêu, cái nhìn tốt đẹp, cảm thông của tác giả đến những đối tượng khác nhau trong xã hội, không xa rời thực tế. Văn chương chỉ trau dồi nên phẩm chất tốt đẹp, nếu sự chìm đắm vào ngôn từ làm con người ''thiếu tính khách quan'' thì lỗi không ở văn chương, lỗi ở chính bản thân và suy nghĩ của người đó về cách nhìn nhận cuộc đời. ''Cuộc sống sẽ thiếu đi sắc màu nếu không có văn chương''. Vì thế, nếu văn học không tồn tại, cuộc sống vẫn tiếp tục nhưng sẽ tẻ nhạt và mất đi món ăn tinh thần, những sắc màu cuộc sống mà thôi.
  • ''Văn học khiến con người không nhìn được mọi thứ từ nhiều góc độ'': Trong cái ác có cái thiện, trong cái hiền lành, chân chất ánh lên cái sức mạnh, hung bạo. Nếu văn học không phản ánh được cái nhìn đa chiều thì văn học đã chết. Nhận định trên hoàn toàn sai. Lấy dẫn chứng từ vẻ đẹp người phụ nữ trong ''Tức nước vỡ bờ'', cái chết của ''Cô bé bán diêm'' hay kiếp làm kĩ nữ trong ''Truyện Kiều''
2.3. Chứng minh nhận định 2.1, phản biện/ bác bỏ nhận định 2.2: Phần này em tự lấy dẫn chứng từ chương trình đã học ra làm nhé, như 2.2 đấy

3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân

TOPIC CÓ THỂ EM SẼ CẦN


Chúc em học tốt!
 
Top Bottom