Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chương 1: Bản đồ
Chương 1: Bản đồ
_________________________________
Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
* Định nghĩa: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mp trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, KT-XH và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ.
* Khái niệm phép chiếu hình bản đồ: Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng sao cho mỗi điểm trên mặt cong ứng với mỗi điểm trên mặt phẳng.
Có 3 phép chiếu hình bản đồ:
- Phép chiếu phương vị.
- Phép chiếu hình nón.
- Phép chiếu hình trụ.
Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
1. Phương pháp kí hiệu.
*Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
*Các dạng kí hiệu:
- Kí hiệu hình học.
- Kí hiệu chữ.
- Kí hiệu tượng hình.
*Khả năng biểu hiện:
- Tên, vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
*Đối tượng biểu hiện: Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (gió, bão..), hiện tượng KT-XH (sự vẫn chuyển, sự di dân..) trên bản đồ.
* Khả năng biểu hiện.
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Khối lượng, tốc độ di chuyển của đối tượng di chuyển.
- Chất lượng của đối tượng di chuyển.
3. Phương pháp chấm điểm.
*Đối tượng biểu hiện: Các hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ trên bản đồ.
*Khả năng biểu hiện.
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Đặc điểm của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
*Đối tượng biểu hiện: Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.
*Khả năng biểu hiện.
- Thể hiện được chính xác vị trí của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
- Cấu trúc của đối tượng.
Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
1. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
*Trong học tập
- Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
- Thông qua bản đồ:
+ Biết đọc bản đồ.
+ Phân tích bản đồ.
*Trong đời sống
- Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
2. Sử dụng bản đồ trong học tập
*Những vấn đề cần lưu ý
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập).
- Tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ.
- Xác định phương hướng trên bản đồ.
- Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trên bản đồ.
Chương 1: Bản đồ
_________________________________
Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
* Định nghĩa: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mp trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, KT-XH và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ.
* Khái niệm phép chiếu hình bản đồ: Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng sao cho mỗi điểm trên mặt cong ứng với mỗi điểm trên mặt phẳng.
Có 3 phép chiếu hình bản đồ:
- Phép chiếu phương vị.
- Phép chiếu hình nón.
- Phép chiếu hình trụ.
Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
1. Phương pháp kí hiệu.
*Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
*Các dạng kí hiệu:
- Kí hiệu hình học.
- Kí hiệu chữ.
- Kí hiệu tượng hình.
*Khả năng biểu hiện:
- Tên, vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
*Đối tượng biểu hiện: Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (gió, bão..), hiện tượng KT-XH (sự vẫn chuyển, sự di dân..) trên bản đồ.
* Khả năng biểu hiện.
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Khối lượng, tốc độ di chuyển của đối tượng di chuyển.
- Chất lượng của đối tượng di chuyển.
3. Phương pháp chấm điểm.
*Đối tượng biểu hiện: Các hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ trên bản đồ.
*Khả năng biểu hiện.
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Đặc điểm của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
*Đối tượng biểu hiện: Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.
*Khả năng biểu hiện.
- Thể hiện được chính xác vị trí của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
- Cấu trúc của đối tượng.
Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
1. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
*Trong học tập
- Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
- Thông qua bản đồ:
+ Biết đọc bản đồ.
+ Phân tích bản đồ.
*Trong đời sống
- Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
2. Sử dụng bản đồ trong học tập
*Những vấn đề cần lưu ý
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập).
- Tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ.
- Xác định phương hướng trên bản đồ.
- Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trên bản đồ.
Last edited: