Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Sự vô cảm, lạnh lùng khi chứng kiến những sự việc chướng tai gai mắt, cái ngại ngần sợ liên lụy khi tố giác cái ác, cái xấu, đôi khi còn khủng khiếp hơn cái xấu. Không một người tử tế nào đồng lòng với những chuyện xấu, nhưng người tốt, vì nhiều lẽ, đôi khi cũng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Những tình huống dưới đây, trong chúng ta có lẽ ai cũng từng trải qua, nó "tố giác" sự vô cảm, lạnh lùng tiềm ẩn trong mỗi người, kể cả những người tử tế nhất.
Tình huống dễ "tố giác" sự vô cảm của con người nhất có lẽ là một vụ tai nạn giao thông. Trong không ít vụ va chạm, người gây tai nạn né tránh trách nhiệm cứu giúp, hỗ trợ người bị nạn mà nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Người bị nạn chỉ còn cách trông chờ vào lòng tốt của đám đông. Trong không ít trường hợp, đám đông lướt vội qua vì sợ "đen đủi", hay đứng lại xem thì mải mê bình phẩm, phỏng đoán nguyên nhân tai nạn, gia cảnh người bị nạn... và hy vọng sẽ có "ai đó" xuất hiện giúp đỡ người bị nạn. Một trong những lý do tế nhị khiến người ta vô cảm trước sự an nguy của người khác trong những vụ tai nạn giao thông, đó là sợ vạ lây, sợ bị người nhà nạn nhân đổ tội, quy trách nhiệm vụ tai nạn mà họ không liên quan.
Nếu gặp một vụ cướp giật trên đường phố, bạn có lập tức tri hô, lao theo tên cướp và giúp người bị cướp không? Ai cũng có thể trả lời "Có", nhưng trên thực tế, không ít người chứng kiến cảnh bất ngờ này vội vã... tránh đường cho tên cướp đang phóng như bay, im lặng vì sợ hắn sẽ làm tổn hại đến mình. Vô cảm hơn, ai đó thậm chí còn tiếc vì chưa kịp chụp ảnh, quay phim vụ cướp táo bạo để có bằng chứng chém gió với bạn bè. Những hiệp sĩ đường phố dũng cảm, vẫn là số ít giữa những đám đông.
Những cảnh móc túi, sàm sỡ phụ nữ trên các tuyến xe công cộng đông người có lẽ sẽ không bao giờ xuất hiện, nếu như tất cả chúng ta dám lên tiếng tố giác kẻ xấu, bênh vực người bị hại, hoặc chí ít, chúng ta rời bỏ một vài phút không cắm mặt vào smartphone để chú ý hơn những chuyện đang diễn ra xung quanh mình. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu một ngày, bạn bị sàm sỡ trên xe bus và một mình lên tiếng, vì không ai sẵn lòng làm nhân chứng cho bạn?
Nhường ghế cho người già, trẻ em, thai phụ là văn hóa của xe buýt. Tuy điều này hầu như ít diễn ra, nhưng ối kẻ vẫn phải đợi đến người khác nhắc nhở mới biết đứng lên nhường chỗ. Bạn có cho rằng, đó là một hành động vô cảm không?
Vô cảm trước nỗi đau của người khác, đứng nhìn người khác bị sỉ nhục, bị hành hung mà không can thiệp, không giúp đỡ vì cho rằng đó không phải việc của mình, đó cũng là tình huống không khó tìm trong thời hiện đại. Những video quay lại cảnh đánh hội đồng được quay lại bởi những "khán giả" kèm theo lời bình luận, phỏng đoán được lồng cùng với những tiếng bấc tiếng chì của "những nhân vật chính" có thể tìm thấy nhan nhản trên mạng xã hội sẽ nói cho bạn biết về sự vô cảm đến tàn nhẫn của đám đông. Đáng sợ hơn, những video này có thể được phát tán với tốc độ chóng mặt và chúng, mỗi lần được ai đó click vào xem như một trò giải trí, lại là một lần "tua" lại nỗi đau, sự nhục nhã của người trong cuộc.
Sự vô cảm của đám đông, thậm chí còn thể hiện ở những hoàn cảnh không tưởng. Báo chí đã ghi lại nhiều câu chuyện khủng khiếp, tưởng như hư cấu toàn phần, nhưng lại thực tế 100%, trong đám tang của một số người nổi tiếng, không ít người xuất hiện, chẳng phải để tiễn đưa, chào từ biệt người đã khuất, mà đến vì nỗi tò mò xem đám tang ấy được tổ chức như thế nào, ai sẽ đến dự, những chuyện "thâm cung bí sử" nào sẽ được kể... Khi những người nổi tiếng khác đến dự tang lễ, đám đông thậm chí còn reo hò, vỗ tay, xông vào xin chữ ký, chụp ảnh cùng thần tượng với vẻ hớn hở vì cơ hội hiếm có này, như thể họ đang đứng ở cánh gà sân khấu hay nhà chờ một sân bay, chứ không phải chỗ tưởng niệm một người vừa qua đời.
Nếu bạn cho rằng, sự vô cảm chỉ xuất hiện bên ngoài xã hội, nơi người ta không quen biết nhau và những rủi ro khi làm việc tốt luôn xuất hiện làm nhụt chí những người tốt, bạn có lẽ chưa để ý đến sự vô cảm trong chính gia đình. Những status than vãn, mắng chửi bố mẹ như hát hay vì không được bố mẹ đáp ứng yêu cầu xa xỉ nào đó của những chàng trai, cô gái thời nay chỉ là một biểu hiện nhỏ về sự vô cảm, lạnh lùng đang len lỏi vào nhiều gia đình hiện đại.
Với nhiều phụ nữ hiện đại, việc thức đêm làm việc online hay giải quyết những công việc còn tồn đọng trong ngày khiến họ có ít thời gian để chăm sóc con hơn. Vùi đầu vào công việc, lỡ mất những khoảnh khắc đáng yêu của con rồi nuối tiếc vì tuổi thơ của con trôi qua quá nhanh quả thực là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ thời nay; nhưng có lẽ, điều đáng sợ hơn là sự vô cảm của những ông chồng. Cảnh những ông chồng kiếm cớ bận rộn (hay làm ra vẻ bận rộn) với công việc, về nhà lại vùi đầu vào chơi game, la cà quán xá với bạn bè và trút hết trách nhiệm chăm sóc con cái cho vợ đã làm nhiều phụ nữ cảm thấy quá tải.
Vâng, đây là một buổi sum họp đại gia đình. Không nói chuyện, không tiếng cười,... chỉ cắm mặt vào smartphone, ipad. Bữa cơm gia đình, dường như mọi người đang "ăn bằng smartphone". Cha thì chơi game, mẹ thì công việc, con thì chatchit. Mọi sinh hoạt gia đình diễn ra cứ như lập trình sẵn vậy, không cảm xúc. Phải chăng công nghệ đang trực tiếp gây ra sự vô cảm trong chính gia đình chúng ta? Hay do chính chúng ta đang dần trở nên lạnh nhạt với nhau ngay trong chính gia đình mình?
Không một người tử tế nào đồng tình với cái xấu, nhưng chính sự vô cảm, thờ ơ, im lặng với cái xấu lại là cơ hội cho cái xấu lộng hành.
Bạn có thấy hình ảnh của mình trong những tình huống trên không. Bạn có cảm thấy mình vô cảm không? Hãy từ từ xóa bỏ những lối sống ấy, hãy sống vui vẻ hơn ngay trong chính gia đình mình, trong trường học và ngoài xã hội.
Tình huống dễ "tố giác" sự vô cảm của con người nhất có lẽ là một vụ tai nạn giao thông. Trong không ít vụ va chạm, người gây tai nạn né tránh trách nhiệm cứu giúp, hỗ trợ người bị nạn mà nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Người bị nạn chỉ còn cách trông chờ vào lòng tốt của đám đông. Trong không ít trường hợp, đám đông lướt vội qua vì sợ "đen đủi", hay đứng lại xem thì mải mê bình phẩm, phỏng đoán nguyên nhân tai nạn, gia cảnh người bị nạn... và hy vọng sẽ có "ai đó" xuất hiện giúp đỡ người bị nạn. Một trong những lý do tế nhị khiến người ta vô cảm trước sự an nguy của người khác trong những vụ tai nạn giao thông, đó là sợ vạ lây, sợ bị người nhà nạn nhân đổ tội, quy trách nhiệm vụ tai nạn mà họ không liên quan.
Nếu gặp một vụ cướp giật trên đường phố, bạn có lập tức tri hô, lao theo tên cướp và giúp người bị cướp không? Ai cũng có thể trả lời "Có", nhưng trên thực tế, không ít người chứng kiến cảnh bất ngờ này vội vã... tránh đường cho tên cướp đang phóng như bay, im lặng vì sợ hắn sẽ làm tổn hại đến mình. Vô cảm hơn, ai đó thậm chí còn tiếc vì chưa kịp chụp ảnh, quay phim vụ cướp táo bạo để có bằng chứng chém gió với bạn bè. Những hiệp sĩ đường phố dũng cảm, vẫn là số ít giữa những đám đông.
Những cảnh móc túi, sàm sỡ phụ nữ trên các tuyến xe công cộng đông người có lẽ sẽ không bao giờ xuất hiện, nếu như tất cả chúng ta dám lên tiếng tố giác kẻ xấu, bênh vực người bị hại, hoặc chí ít, chúng ta rời bỏ một vài phút không cắm mặt vào smartphone để chú ý hơn những chuyện đang diễn ra xung quanh mình. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu một ngày, bạn bị sàm sỡ trên xe bus và một mình lên tiếng, vì không ai sẵn lòng làm nhân chứng cho bạn?
Nhường ghế cho người già, trẻ em, thai phụ là văn hóa của xe buýt. Tuy điều này hầu như ít diễn ra, nhưng ối kẻ vẫn phải đợi đến người khác nhắc nhở mới biết đứng lên nhường chỗ. Bạn có cho rằng, đó là một hành động vô cảm không?
Vô cảm trước nỗi đau của người khác, đứng nhìn người khác bị sỉ nhục, bị hành hung mà không can thiệp, không giúp đỡ vì cho rằng đó không phải việc của mình, đó cũng là tình huống không khó tìm trong thời hiện đại. Những video quay lại cảnh đánh hội đồng được quay lại bởi những "khán giả" kèm theo lời bình luận, phỏng đoán được lồng cùng với những tiếng bấc tiếng chì của "những nhân vật chính" có thể tìm thấy nhan nhản trên mạng xã hội sẽ nói cho bạn biết về sự vô cảm đến tàn nhẫn của đám đông. Đáng sợ hơn, những video này có thể được phát tán với tốc độ chóng mặt và chúng, mỗi lần được ai đó click vào xem như một trò giải trí, lại là một lần "tua" lại nỗi đau, sự nhục nhã của người trong cuộc.
Sự vô cảm của đám đông, thậm chí còn thể hiện ở những hoàn cảnh không tưởng. Báo chí đã ghi lại nhiều câu chuyện khủng khiếp, tưởng như hư cấu toàn phần, nhưng lại thực tế 100%, trong đám tang của một số người nổi tiếng, không ít người xuất hiện, chẳng phải để tiễn đưa, chào từ biệt người đã khuất, mà đến vì nỗi tò mò xem đám tang ấy được tổ chức như thế nào, ai sẽ đến dự, những chuyện "thâm cung bí sử" nào sẽ được kể... Khi những người nổi tiếng khác đến dự tang lễ, đám đông thậm chí còn reo hò, vỗ tay, xông vào xin chữ ký, chụp ảnh cùng thần tượng với vẻ hớn hở vì cơ hội hiếm có này, như thể họ đang đứng ở cánh gà sân khấu hay nhà chờ một sân bay, chứ không phải chỗ tưởng niệm một người vừa qua đời.
Nếu bạn cho rằng, sự vô cảm chỉ xuất hiện bên ngoài xã hội, nơi người ta không quen biết nhau và những rủi ro khi làm việc tốt luôn xuất hiện làm nhụt chí những người tốt, bạn có lẽ chưa để ý đến sự vô cảm trong chính gia đình. Những status than vãn, mắng chửi bố mẹ như hát hay vì không được bố mẹ đáp ứng yêu cầu xa xỉ nào đó của những chàng trai, cô gái thời nay chỉ là một biểu hiện nhỏ về sự vô cảm, lạnh lùng đang len lỏi vào nhiều gia đình hiện đại.
Với nhiều phụ nữ hiện đại, việc thức đêm làm việc online hay giải quyết những công việc còn tồn đọng trong ngày khiến họ có ít thời gian để chăm sóc con hơn. Vùi đầu vào công việc, lỡ mất những khoảnh khắc đáng yêu của con rồi nuối tiếc vì tuổi thơ của con trôi qua quá nhanh quả thực là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ thời nay; nhưng có lẽ, điều đáng sợ hơn là sự vô cảm của những ông chồng. Cảnh những ông chồng kiếm cớ bận rộn (hay làm ra vẻ bận rộn) với công việc, về nhà lại vùi đầu vào chơi game, la cà quán xá với bạn bè và trút hết trách nhiệm chăm sóc con cái cho vợ đã làm nhiều phụ nữ cảm thấy quá tải.
Vâng, đây là một buổi sum họp đại gia đình. Không nói chuyện, không tiếng cười,... chỉ cắm mặt vào smartphone, ipad. Bữa cơm gia đình, dường như mọi người đang "ăn bằng smartphone". Cha thì chơi game, mẹ thì công việc, con thì chatchit. Mọi sinh hoạt gia đình diễn ra cứ như lập trình sẵn vậy, không cảm xúc. Phải chăng công nghệ đang trực tiếp gây ra sự vô cảm trong chính gia đình chúng ta? Hay do chính chúng ta đang dần trở nên lạnh nhạt với nhau ngay trong chính gia đình mình?
Không một người tử tế nào đồng tình với cái xấu, nhưng chính sự vô cảm, thờ ơ, im lặng với cái xấu lại là cơ hội cho cái xấu lộng hành.
Bạn có thấy hình ảnh của mình trong những tình huống trên không. Bạn có cảm thấy mình vô cảm không? Hãy từ từ xóa bỏ những lối sống ấy, hãy sống vui vẻ hơn ngay trong chính gia đình mình, trong trường học và ngoài xã hội.
Last edited: