Tại sao chỉ là CO2 và KOH mà lại có thể xảy ra 3 trường hợp phản ứng khác nhau?
TH1 : Tạo muối trung hoà
TH2 : Tạo 2 muối trung hoà và ax
TH3: Tạo muối ax
Cái này lên Xét nOH- / nCO2 Cho tổng quát hơn
Khi cho CO2 xục vào dung dịch kiềm tan
$ OH^- + CO_2 => CO_3^{2-} + H_2O $
Nếu mà CO2 còn tiếp tục dư thì xảy ra tiếp
$ CO_3^{2-} + CO_2 + H_2O => 2HCO_3^- $
Để thuận tiện tính toán thì quy về 2 phương trình đơn giản
$ CO_2 + 2OH^- => CO_3^{2-} + H_2O $ (1)
$ 2CO_2 + 2OH^- => 2HCO3^- H_2O$ (2)
TH1 : Từ 1: Tạo muối trung hoà thì nCO2 = 2nOH => nOH/nCO2 = 2
TH2 :Từ 2: Tạo muối axit thì nCO2=nOH => nOH/nCO2 = 1
TH3 : Để xảy ra cả 1 và 2. Tức ở (1) nCO2 còn dư và ở (2) số mol CO2 đã phản ứng hết
=> nOH(1) < nCO2 < nOH(2)
Rút ra được 1 < nOH/nCO2 < 2
TH4 : tạo muối trung hoà và dư OH. Thoả TH1 và OH dư nên nOH/nCO2 >2
TH5 : Tạo muối axit và dư CO2. Thoả TH2 và nOH/nCO2 <1
Áp dụng cái trên cho SO2, CO2.