bài viết về thực vật

M

ma_vuong_97

Các loài thực vật kỳ lạ của Việt Nam

Gọi là “kì lạ” bởi vì chúng không bình thường (về hình dạng, cấu tạo, cách sinh sống...) như đại đa số những thực vật thông thường khác mà ta quen gặp hàng ngày. Trong thế giới thực vật không hiếm những sự kì lạ. Nhưng sau đây chỉ xin dẫn ra một số loài cây có đặc điểm kì lạ gặp ở nước ta.

1. Các cây “ăn thịt”

Thông thường, người ta nghĩ chỉ động vật mới ăn thịt, chứ có ai ngờ thực vật cũng biết ăn thịt ? Nhưng chuyện này lại có thật 100%. Khi sống trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng (như ở đất chua bạc màu, đầm lầy nước ngọt...), một số loài cây có lá biến đổi thành bộ phận có khả năng bắt mồi và tiêu hoá thức ăn động vật. Đó là những cây:

- Cây nắp ấm với những chiếc lá rất đặc biệt gồm 3 phần: phần dưới hình bản hẹp, màu lục có chức năng quang hợp, phần giữa là một sợi do gân lá kéo dài rồi tiếp đến là phần cuối phình to thành một cái túi (hay cái bình) có nắp đậy(H.). Bên trong thành bình có rất nhiều lông tuyến tiết chất dịch khiến thành bình rất trơn, chất dịch này có khả năng tiêu hoá thức ăn; mép bình lại tiết dịch thơm nên thu hút sâu bọ rất tốt. Khi sâu bọ bị rơi vào trong bình, chúng khó có thể bò ra ngoài (do thành bình rất trơn), bị rơi xuống đáy, ngập trong chất dịch và bị tiêu hoá. Có người cho rằng : cho dù con vật có cố giẫy giụa, vùng vẫy đến mấy nó cũng không thể thoát ra khỏi chiếc bình quái ác, vì khi bị kích thích nắp bình sẽ đóng sập lại, nhốt chặt con vật trong đó.

Ta có thể gặp cây nắp ấm mọc ở vùng đầm lầy (Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế...). Do lá có hình dáng và cấu trúc rất đặc biệt nên gần đây ở Trung Quốc người ta đã khai thác tạo giống cây nắp ấm thành một loài cây cảnh độc đáo và đã được xuất sang thị trường cây cảnh nước ta trong dịp Tết.

- Cây bắt mồi, là một loài cây ăn thịt khác, tuy kích thước nhỏ bé nhưng không kém phần nguy hiểm đối với những con vật nhỏ. Đó là cây bắt ruồi (hay còn gọi là cây bèo đất). Cả cây chỉ cao độ vài xentimet với các lá mọc ở sát gốc thành hình hoa thị; trên mặt lá có những lông tuyến rất nhạy cảm có thể cụp lại khi ruồi, kiến... đậu vào. Con vật bị trói chặt và bị tiêu hoá hết phần mềm do chất dịch ở lông tuyến tiết ra có tác dụng như men tiêu hoá ở dạ dày động vật. Sau đó các lông tuyến duỗi ra và trên mặt lá chỉ còn lại chiếc vỏ kitin của xác con vật xấu số (H.)

Ở vùng đầm lầy Bắc Mỹ có loài cây bắt mồi tương tự : Phần đầu lá của nó gồm 2 nửa gắn với nhau bằng một gân khoẻ, mép lá có nhiều răng nhọn; trên mặt mỗi nửa lá có 3 lông cảm giác, đàn hồi được, ngoài ra còn nhiều tuyến tiêu hoá ở trên khắp mặt lá. Khi một con ruồi hay con ong đậu trên lá thế nào cũng chạm phải một trong 3 chiếc lông cảm giác khiến cho 2 nửa lá lập tức úp sập lại, các răng ở mép lá khít chặt vào nhau, nhốt cứng con vật trong đó. Con vật càng giãy giụa thì càng kích thích các nửa lá khép chặt lại hơn.

- Cây Rong li là một loài cây nhỏ sống trôi nổi trong các ao hồ, ruộng nước... có khả năng bẫy các động vật nhỏ trong nước (bọ gậy. giáp xác nhỏ, cá con...). Cây có 2 loại lá : lá sinh dưỡng xẻ thuỳ nhỏ hình sợi, màu lục; còn một số lá khác lại biến dạng thành túi nhỏ bắt mồi, thường có màu nâu hay đỏ nâu. Phía trong miệng túi có nhiều lông cứng mọc ngược, miệng túi có nắp van có thể đóng lại, và chỉ mở vào phía trong túi. Cấu tạo đó khiến cho túi giống như một cái giỏ bắt cua. Các con vật nhỏ theo dòng nước cui vào túi nhưng không thể ra được vì các lông mọc ngược và nắp ở miệng túi đã giữ chúng lại. Khi đó trong túi tiết ra một chất dịch có men tiêu hoá và “ăn thịt” chúng.

2. Cây “bóp cổ” Cây không có tay nhưng vẫn có thể bóp được cổ, không phải cổ người, mà là bóp thân cây khác. Đây là hiện tượng có thật xảy ra trong giới Thực vật. người ta dùng từ “bóp cổ” để chỉ mối quan hệ lấn lướt nhau giữa 2 cây sống gần gũi ở trong rừng, mà thủ phạm là một số loài đa. Chim chóc khi ăn quả của những cây này vô tình nhả hạt vào hốc những cây to khác trong rừng. Nhờ chất mùn và độ ẩm ở hốc, hạt nảy mầm và mọc thành cây, lớn dần lên, đâm những rễ phụ hướng xuống phía dưới. Các rễ phụ này phát triển mạnh và dài mãi ra, khi chạm đất chúng cắm chắc vào đó, tạo thành một tấm lưới dầy đặc và chắc khoẻ, bao bọc xung quanh thân cây chủ. Chúng cứ xiết chặt, xiết chặt dần khiến cuối cùng cây chủ bị chết vì các mạch dẫn bên trong bị tắc nghẽn, không thể dẫn truyền được nước và muối khoáng lên cho bộ lá để quang hợp. Hiện tượng này chẳng khác nào một người bị kẻ cướp đột nhập vào nhà bóp cổ cho đến nghen thở và chết để cướp lấy chỗ ở ! Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng “thắt nghẹn” hay “ bóp cổ”, một hiện tượng khá phổ biến ở trong rừng nhiệt đới, ví dụ như rừng Cúc Phương ở nước ta; và loài cây gây hiện tượng này thường là các loài đa, được gọi là cây “đa bóp cổ”.

Không chỉ trong rừng, mà ở ngay trên một số đường phố Hà Nội, các bạn có thể gặp một số cây đa bóp cổ, như ở bên Bờ Hồ phía đường Đinh Tiên Hoàng, hay trước đền Bà Kiệu.

3. Cây “ sinh con”.

Trong thế giới sinh vật, hiện tượng sinh con chỉ gặp ở các loài động vật có vú và con người. Nhưng ở thực vật cũng có thể gặp hiện tượng này. Lạ chưa ?

Hiện tượng sinh con của thực vật (viviparous) chỉ gặp ở một vài loài cây sống trong môi trường đặc biệt. Đó là các cây Đước, Vẹt, Trang... sống ở các khu rừng lầy mặn vùng ven biển (Mangrove). Hạt của những cây này khi chín thường nảy mầm ngay trên cây mẹ thành một bộ phận gọi là “trụ mầm” nối liền với quả. Trụ mầm có cấu tạo của một cây con, gồm thân và chồi lá, chưa có rễ. Trụ mầm nhận các chất dinh dưỡng từ cây mẹ chuyển qua quả vào. Thời gian sống của trụ mầm trên cây mẹ thường khoảng 2-3 tháng. Khi trụ mầm chín sẽ rời khỏi cây mẹ, cắm xuống bùn, ra rễ và bắt đầu cuộc sống độc lập.

Có thể nói hiện tượng “sinh con” là một hình thức thích nghi độc đáo của một số cây sống ở vùng ngập mặn, nhờ đó cây có thể mọc được trong điều kiện thuỷ triều lên xuống hàng ngày, tránh cho hạt khỏi bị nước triều cuốn trôi đi.

Không chỉ có hiện tượng sinh con, các loài cây ngập mặn nói trên còn có bộ rễ khá độc đáo, cũng giúp cây thích nghi được trong điều kiện môi trường lầy ngập không ổn định và thiếu ô-xy. Ngoài những rễ cắm trong đất, chúng còn phát triển hệ rễ khí sinh nổi trên mặt đất, vừa có tác dụng tăng cường sức chống đỡ cho cây, vừa có tác dụng hô hấp (đó là những rễ hô hấp) : Cây Đước với các rễ chống mọc từ thân, cành đâm xuống đất, trông chẳng khác nào như những chiếc gọng nơm; cây Vẹt với những chiếc rễ gập cong hình đầu gối mọc trồi lên khỏi mặt đất ở chung quanh gốc cây (người ta gọi đó là những rễ khuỷu hay rễ đầu gối; còn cây mắm, cây bần lại có những rễ hô hấp dài thẳng, nhọn đầu, trông như những mũi chông mọc tua tủa trên mặt đất.

4. Cây có hột lộn ra ngoài quả ?

Đó là cây Đào lộn hột (ở miền Nam gọi là cây Điều). Gọi như vậy bởi vì cây này có quả với hình dáng khá độc đáo: quả gồm 2 phần, phần ở bên dưới hơi giống quả đào, nạc và mọng nước, đính ở trên đó là một cái “hột” hình hạt đậu (hay hình thận) có vỏ cứng, màu sẫm. Nhìn cả 2 phần chẳng khác nào một quả đào có hạt nằm lộn ra bên ngoài (chứ không nằm ở bên trong như các loại quả thông thường khác). Vì thế mới có cái tên gọi như trên. Nhưng thật ra chiếc “ hột “ này mới chính là quả thật sự, còn cái “quả” hình quả đào mọng nước kia là do đế hoa phát triển thành. Đem hạt (quả) rang cho vỏ cứng nứt ra, phần bên trong ăn bùi và béo ngậy (hột điều); còn “quả” (phần đế hoa) cũng ăn được, nhưng trước kia người ta ít khai thác, thường bỏ thối rất lãng phí. Gần đây một số nơi đã chú ý sử dụng để chế biến rượu vang, vì trong đó có chứa đường và vitamin B1, B2.

5. Cây chỉ có một lá.

Thông thường, cây phải có nhiều lá, họp thành tán lá và tạo dáng vẻ cho cây. Nhưng có loài cây chỉ có mỗi một lá duy nhất, khiến cây có tên gọi như vậy : cây một lá. Nó còn có tên khác là Thanh thiên quỳ hay Lan cờ.

Đó là một loài lan địa sinh sống lâu năm, cùng họ với những loài lan cảnh có hoa đẹp khác. Cây chỉ cao độ 10-20cm, có rễ củ gần hình tròn với nhiều ngấn ngang. Một lá mọc thẳng từ củ lên, hình tim, gấp nếp; một cuống dài mang 4-5 hoa nhỏ màu trắng đốm tím hồng cũng mọc từ củ lên, khi lá đã tàn lụi.

Cây Một lá thường mọc trong các hốc đá hoặc trên lớp đất có nhiều thảm mục dưới tán rừng ẩm hoặc rừng trên núi đá vôi các tỉnh phía Bắc và ở Kon Tum, Lâm Đồng. Củ của cây được dùng làm thuốc giải độc (nhất là ngộ độc nấm), làm mát phổi, chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm phế quản, nhai củ tươi có thể làm giảm khát nước, bồi dưỡng cơ thể. Do có giá trị lớn nên cây bị khai thác nhiều để bán qua biên giới, nhất là trong những năm gần đây, khiến cho loài cây này trở nên quý hiếm và có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Nó được ghi vào danh sách các loài cây cần được bảo vệ trong “Sách Đỏ Việt Nam”.

6. Cây có quả nằm trong đất.

Ta vẫn thường thấy qủa mọc trên cây. Thế nhưng có một loài cây hết sức quen thuộc với chúng ta lại có quả không mọc như thế. Đó là cây Lạc. Đến mùa thu hoạch Lạc, để có hạt ăn, người ta phải đi “dỡ Lạc”, nghĩa là nhổ cả cây lên, rũ sạch đất, mới thấy quả (hay củ Lạc). Ở cây Lạc, một số hoa mọc phía trên thường không cho quả, chỉ những hoa mọc phía dưới, mọc chúc xuống đất mới cho quả. Sau khi thụ tinh, từ bầu nhuỵ của hoa mọc dài ra thành một cuống cắm sâu xuống đất khiến bầu nhuỵ nằm trong đất và phát triển ở trong dó thành quả, bên trong chứa 1-3 hạt.

Nhân dân ta thường quen gọi những phần của cây không giống rễ mà nằm ở dưới đất là “củ”: củ Khoai, củ Sắn, củ Dong, củ Cà rốt... và cả củ Lạc, bất kể nó là phần nào của cây biến đổi thành. Tuy nhiên, nếu theo phân tích ở trên thì với trường hợp cây lạc, phải gọi là “quả Lạc” mới đúng, vì bên trong đó còn có hạt. Nhưng đã thành thói quen từ rất lâu rồi, biết làm sao!


(còn nữa:kì sau :)):)):)):)):)):)))
 
M

ma_vuong_97


Một số loài thực vật ăn thịt

Cây cối cần phải quang hợp để có được "thức ăn" mà chúng cần. Cả thực vật và động vật đều cần có đường, chất béo và protein. Đường và chất béo được tạo nên từ carbon, hydro và oxy: những yếu tố này có thể dễ dàng lấy từ không khí và nước.


Tuy nhiên, protein - có chứa nitơ - và ngay cả khi không khí có tới 80% là nitơ cũng không thể được sử dụng trong những loại thực vật cao cấp: Chỉ có một số loại vi khuẩn có thể tổng hợp nitơ thành dạng có thể tiêu thu được, chính vì thế các loài thực vật này cộng sinh cùng loài vi khuẩn này và chúng không bị thiếu nitơ.

Các loài thực vật còn lại phải lấy nitơ từ trong đất. Một số môi trường rất nghèo nitơ, chẳng hạn như ở các bãi than bùn, đầm lầy, hay ở những nơi dòng nước chảy chậm.

Một số loài thực vật phát triển trong những môi trường như thế này đã tự thích nghi và tìm cho mình một cách lấy nitơ riêng: chúng lấy từ protein động vật. Chúng giết, tiêu hoá và hấp thụ nitơ từ cơ thể của những loài động vật nhỏ mà chúng bắt được (những loài thực vật lớn hơn còn có thể giết chết chuột!). Có khoảng hơn 450 loài thực vật ăn thịt, hầu hết các loài này đều được "trời phú" cho những loại bẫy tinh vi hoặc khả năng cử động nhanh hơn mắt thường có thể nhìn thấy.

Những loài thực vật này đã có từ rất xa xưa: loài thực vật ăn thịt cổ nhất được biết tới là loài cây hoa sống từ kỷ phấn trắng ở Trung Quốc và có họ với loài thực vật có lá hình chén ở châu Mỹ.

Dưới đây là những loài thực vật ăn thịt được biết tới nhiều nhất:

1. Cây gọng vó (sundew) có hơn 170 loài. Chúng là loài cây ăn thịt phổ biến trên thế giới, nó được tìm thấy ở khắp nơi, trên hầu hết các châu lục (ngoại trừ nam cực) và thậm chí là ở cả New Zealand.

Mot so loai thuc vat an thit

Chúng sống trong các đầm lầy hay các bãi than bùn. Những chiếc lá của chúng có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như một giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Nếu như một con côn trùng bị thu hút bởi giọt nước sáng lấp lánh dưới ánh nắng, đậu lên chiếc lá và chạm vào các lông tuyến, các lông tuyến này lập tức co lại, bao phủ và làm cho con mồi bất động.

Mot so loai thuc vat an thit

Con mồi không ngừng kháng cự và sẽ chết trong vòng 15 phút do kiệt sức và do các chất nhầy bao quanh khiến chúng bị ngạt thở. Những chiếc lông tuyến này bắt đầu tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị ăn hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 ngày. Trong thời gian đó, những chiếc lông tuyến sẽ không thực hiện bất kỳ kích thích hoá học nào khác và trở lại vị trí ban đầu của chúng. Sau khi nhấm nháp con mồi, những phần còn lại không được tiêu hoá của con mồi sẽ bị những luồng gió thổi bay.

2. Cây cỏ bơ (butterwort) sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hoá côn trùng.

Mot so loai thuc vat an thit

Những lỗ đặc biệt trên bề mặt chiếc lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước trên bề mặt lá. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút được sự chú ý của những con côn trùng đi tìm nước (phương thức bẫy giống như loài gọng vó). Khi côn trùng đậu xuống, chúng tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này.

Những người chăn gia súc ở một số vùng của châu Âu dùng cây cỏ bơ để làm đông sữa trong quá trình sản xuất phomát.

3. Cây Bladderwort, có họ với cây cỏ bơ, được xem là loài thực vật ăn thịt phổ biến nhất (có hơn 200 loài) và phổ biến hơn cả cây gọng vó. Chúng có những cái bẫy giống như bong bóng, có thể sống được ở cả môi trường nước lẫn những vùng đất ẩm ướt. Những cái bẫy này dài trên 5 mm và bẫy từ những sinh vật hiển vi rotifer cho tới những con giun tròn, bọ nước, cá hồi, ấu trùng muỗi và cả những con nòng nọc. Cái bẫy của loài thực vật này có độ phức tạp rất cao.

Mot so loai thuc vat an thit

Khi con mồi đậu vào những phần lông tuyến liên kết với cửa bẫy, cửa bẫy sẽ được mở ra, bong bóng sẽ hút nước và con mồi, đến khi bong bóng đầy nước, cửa bẫy sẽ được đóng loại. Toàn bộ quá trình này chỉ xảy ra trong 1/1500 giây.

Thoát ra ngoài là một điều không tưởng, trong vòng 1 đến 3 ngày, con mồi tội nghiệp sẽ chết vì đói và bị loài thực vật này tiêu hoá.

Bladderwort có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày.

4. Loài thực vật bánh xe nước (waterwheel) có họ với loài cây gọng vó. Loài thực vật này sống ở dưới nước và được tìm thấy ở châu Âu, châu Á, châu Phi và Australia. Những cái bẫy được xếp xung quanh cọng trung tâm. Bẫy gồm có 2 thuỳ có thể gập lại với nhau tạo thành một cái bẫy như một cuốn sách mở. Cái bẫy sẽ sập lại chỉ trong vòng 0,01 đến 0,02 giây - một trong những cử động nhanh nhất của thế giới thực vật. Tuy nhiên, cái bẫy này chỉ thực hiện được trong điều kiện ấm áp (khoảng 20 độ C). Có khoảng 4 đến 6 chiếc lông cứng bao quanh mỗi cái bẫy để tránh cái bẫy sập lại do "báo động nhầm".

5. Bẫy ruồi Venus sống ở các đầm lầy ở Bắc và Nam Carolina (đông nam nước Mỹ). Nó bắt và tiêu hoá con mồi (phần lớn là các loài côn trùng và động vật thuộc lớp nhện) bằng cái bẫy được tạo nên từ chiếc lá. Hệ thống hoạt động của cái bẫy là sự kết hợp giữa sức đàn hồi, sức phồng và sự phát triển.
Quá trình tiêu hoá diễn ra trong vòng 10 ngày, sau đó, cái bẫy lại được mở ra và tái sử dụng. Thông thường, mỗi một cái bẫy hiếm khi bắt 3 con mồi trong suốt vòng đời của mình.

:)):)):))
 
Q

quangtuannhoc

70123338-152288sm.jpg
Cây Nepenthes Tanax hay còn gọi là cây bắt ruồi
70123338-152289sm.jpg
Cây Dracuunculus vulgaris loài cây hoa tím mọc thẳng, xung quang là loài cây xẻ thùy có sọc trắng
70123338-152290sm.jpg
Hoa Aigrette - hoa diệc bạch trắng với hình dạng như những chú chim trắng
5. Bẫy ruồi Venus sống ở các đầm lầy ở Bắc và Nam Carolina (đông nam nước Mỹ). Nó bắt và tiêu hoá con mồi (phần lớn là các loài côn trùng và động vật thuộc lớp nhện) bằng cái bẫy được tạo nên từ chiếc lá. Hệ thống hoạt động của cái bẫy là sự kết hợp giữa sức đàn hồi, sức phồng và sự phát triển.
Quá trình tiêu hoá diễn ra trong vòng 10 ngày, sau đó, cái bẫy lại được mở ra và tái sử dụng. Thông thường, mỗi một cái bẫy hiếm khi bắt 3 con mồi trong suốt vòng đời của mình.
hjx , sao hem có hình ??? (hình ở dưới )
70123338-152293sm.jpg
Cây Venus flytrap - cây ăn thịt, thức ăn của chúng thường là những côn trùng nhỏ.
70123338-152294sm.jpg
Cây Drosera capensis - cây ăn thịt. Những tua màu tía quanh chúng có khẳ năng tiết chất dính có tác dụng gắn chặt con mồi trên cây. Thường mọc ở vùng Nam Phi
70123338-152296sm.jpg
Cây Tacca chantrieri - mọc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như Đông Nam Á
70123338-152297sm.jpg
Hai cây thân gỗ đặc biệt, chúng mọc gắn chặt với nhau ở phần thân trên
70123338-152298sm.jpg
Cây Lunaria annua có đặc trưng hạt quả trong suốt, thường sống ở vùng ôn đới. Tại Đông Nam Á, chúng được xem là cây tiền bạc do có hình dáng như đồng xu.
 
L

lucius

quangtuannhoc à! Bạn có thể giới thiệu rõ hơn về các cây cũng như về cách bắt mồi của chúng chính xác hơn không? Bạn chỉ giới thiệu về nơi sống và anh sơ sơ của chúng hà!
 
M

ma_vuong_97

Nhanh nhất thế giới thực vật!


Một loài cây bụi ở Canada có tên khoa học Cornus canadensis, sống ở các vùng đầm lầy khu vực bắc Mỹ đang giữ kỷ lục về vận tốc trong giới thực vật, và thậm chí còn nhanh hơn cả kỹ thuật của con người.

Các nhà khoa học đã dùng một máy quay phim tốc độ cao (chụp được 10.000 ảnh một giây) và phát hiện ra rằng bí mật của nó nằm ở các cánh hoa cong và cơ quan sinh dưỡng bên trong. Cơ chế để bắn phấn hoa đi xa của loài cây bụi này giống như những người thời trung cổ dùng máy bắn đá.

Để có thể duy trì nòi giống ở khu vực đầm lầy rộng lớn, loài cây bụi này (cao 8 cm) phải làm sao để bắn các hạt phấn của nó lên thật cao với hy vọng chúng được phát tán đi xa. Và để làm được điều này chúng đã bắn những hạt phấn lên không trung với một vận tốc chóng mặt, gấp 800 lần vận tốc khởi hành của tên lửa.

Tuy có tốc độ khủng khiếp như vậy nhưng hạt giống của chúng chỉ bay lên cao được 2,5 cm và phát tán đi xa 22 cm (trong điều kiện không gió) và khoảng hơn 1 mét (trong điều kiện có gió nhẹ).
 
M

ma_vuong_97

Chuyện lạ trong thế giới thực vật



Nhiều người vẫn tin rằng bất động, vô hại, im lặng..., là những thuộc tính của cây cối trong tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn khác. Những thí dụ sau đây cho thấy thực vật cũng có vô số chuyện lạ không thua gì thế giới động vật.

Cây nhút nhát

Thông dù được xem là một loài thực vật nhút nhát? Nếu nhìn từ dưới đất lên, có thể cho rằng chúng có tính này vì dù đứng gần nhau, nhưng chúng lại không dám đụng vào nhau. Giữa vòm lá của hai cây là một vùng trống mà các nhà khoa học vẫn gọi đùa là khe nhút nhát. Từ lâu các nhà thực vật học tin rằng khe này gây ra từ sự cọ xát của những nhánh cây. Càng cọ mạnh vào nhau, các nhánh cây gần nhau càng bị tổn thương, khiến những tế bào nằm ở đầu nhánh chết đi và ngừng tăng trưởng.

Ngày nay người ta biết rằng giả thuyết này hoàn toàn sai. Nhờ vào việc quan sát cây từ trên cao, các nhà khoa học thấy rằng các nhánh của hai cây thông "nhút nhát" nằm gần nhau vẫn luôn nguyên vẹn. Không có chuyện tổn thương hay chết chóc. Từ đây các nhà khoa học hướng đến một giả thuyết khác, đó là sự phát tán một loại khí ngăn chặn sự tăng trưởng những nhánh gần của cây lân cận. Nhưng để làm gì? Để tự vệ! Bạn hãy tưởng tượng một cây bị bệnh do một loài ấu trùng nào đó tấn công. Nếu cây lân cận ngăn cản được cây bệnh đừng đụng vào, chúng cũng sẽ ngăn không cho tác nhân gây bệnh truyền sang. Trong quá trình tiến hoá, chỉ có những cây có được khả năng này là tồn tại. Điều này giải thích vì sao ngày nay dù ở giữa một rừng cây đồng loại, tất cả các cây thông dù vẫn giữ tính nhút nhát. Giả thuyết này có vẻ hợp lý, vấn đề là còn chờ chứng minh.

Cây sát thủ

Với bộ rễ cắm chắc vào lòng đất, thân to, nhánh hướng thẳng lên trời, loài cây này dường như vô hại, nhưng không ai nghĩ rằng chúng đang giấu trong mình những "vũ khí độc". Tại vùng nhiệt đới, sung được xem là "kẻ chuyên bóp cổ" những loài cây khác. Tất cả bắt đầu bằng việc một con chim nào đó nhấm nháp một quả sung mọng nước. Hạt sung di chuyển đến hệ tiêu hoá chim, do quá cứng nên hạt sung được thải ra nguyên vẹn trong phân chim. Bất hạnh cho loài cây nào nhận được món quà độc hại trời cho này. Vì nếu phân chim rơi xuống và kẹt trong một chạc cây, hạt sung sẽ nảy mầm. Từ đây, cây chủ bắt đầu lo lắng. Đầu tiên cây sung nhỏ đâm rễ thẳng vào thân cây chủ. Dần dà những rễ khác mọc thêm, bao bọc và quấn chặt lấy cây đã hậu đãi tiếp đón chúng.

Cây càng mọc lên cao thì càng cần nước, nhưng do thân cây đã bị sung trói chặt không thể to ra, nên lượng nước dẫn từ rễ lên lá không đủ. Thiếu nước, cây chết khát và từ đó qua đời. Nó phân huỷ hoàn toàn trong 1-2 năm. Tàn tích duy nhất của cuộc chiến âm thầm này là chiếc bóng của nạn nhân. Nó hiện diện dưới dạng một khoảng rỗng giữa những chiếc rễ sung sát thủ, phát triển theo thời gian để tạo thành một thân cây thay thế. Từ lúc này, sung hiện diện dưới dạng một cây bình thường, không ý thức về thảm kịch mà nó gây ra. Thật ra thì sung cũng chỉ tuân theo một chương trình được chọn lọc trong quá trình tiến hoá để bảo đảm sự sinh tồn của mình.

Cây thông tin

Loài koudou lớn (hoẵng khổng lồ sừng xoắn) rất thích ăn những chồi keo non. Bất động, không vũ khí tự vệ, keo chẳng thể làm gì để chống lại loài thú háu ăn. Thoạt nhìn thì keo sẽ bất lực, tuy nhiên dưới mắt các nhà động vật học, dù ưa thích keo cách mấy, koudou cũng không dám động vào.

Vì sao có chuyện này? Sau khi nghiên cứu, người ta biết rằng ngay khi nhấm nháp lá keo, chỉ trong vài phút keo sẽ trở nên se chát và biến thành một thứ khó nuốt. Mọi thứ giống khi bạn thử ăn một trái cây còn xanh. Trông ngon lành đó, nhưng chúng lại chát axit. Với cảm giác khó chịu này, koudou không còn dám đụng vào lá keo. Bí mật ở đây là sau khi bị koudou nhai nát, lá keo tiết ra khí ethylene, phát tán vào không khí bay đến những lá còn nguyên. Khi nhận được thông tin, những lá keo còn nguyên trên cành lập tức sản xuất ra tanin, tạo cảm giác chát. Bằng cách này, keo có thể tự vệ chống lại kẻ thù. Nhưng không chỉ một mình, đám mây ethylene còn được gió mang đi báo tin cho những cây keo lân cận. Koudou không còn cách nào khác là tìm đến nơi khác kiếm ăn.

Cây di chuyển

Bạn cho rằng cây cối thì không thể đi từ nơi này đến nơi khác? Không đúng, có ít nhất một loài có khả năng này, đó là cây đước. Tại vùng nhiệt đới, chúng mọc vắt qua những cửa sông không khác gì loài chim cao cẳng. Rễ cây đước rất lạ, mọc ra từ những nhánh cây, có thể dài đến 25 m, bắt giữ khí oxy trong không khí trước khi cắm vào bùn để lấy nước.

Cây càng lớn lên, những nhánh thấp - nhánh nhiều tuổi nhất - càng mọc rễ nhiều. Dưới sức nặng của bản thân và dưới tác động của gió hay thuỷ triều, các nhánh này sẽ nứt ra khỏi thân. Không được tiếp nhựa sống từ thân cây, chúng cũng không cần vì bản thân chúng có thể tiếp được sức sống trực tiếp từ lòng đất nhờ vào những chiếc rễ riêng. Do bị tổn thương, phần ngoài cùng của nhánh cây cũng sẽ chết, mặc dù trước đó cũng đã kịp tách ra hoàn toàn khỏi thân và tạo thành một phần nhánh mới, sống độc lập như một cây đước sinh ra từ hạt.

Nhưng khác với cây chính, cây này có thể chuyển động. Trong suốt thời gian tăng trưởng, nó tạo ra những rễ mới hướng về trước, bất chấp phần phía sau chết đi và tự huỷ. Trong vòng một năm, cây mới này "đi" được một khoảng cách khó tin đối với một vật thể được cho là bất động: 2-5 cm. Nó chỉ dừng lại nếu bị một cây khác cản đường hay tách quá xa khỏi bờ biển (lúc này đáy biển quá sâu).

Cây vòi nước

Garoe, một loài thuộc họ thắng, có thể không bao giờ phát triển được tại đảo Hierro. Chúng cần rất nhiều nước, trong khi trên hòn đảo vùng Canarie này gần như trời không bao giờ mưa. Mặc dù vậy, thực tế thì garoe vẫn sống khoẻ. Không có gì bí mật, vì lá cây của chúng có thể chảy nước thành vòi. Nước này đến từ đâu? Từ lớp sương mù dày đặc thường xuyên ngự trị trên đảo ở độ cao 600-1.500 m. Những giọt nước nhỏ bé tạo thành sương mù thường xuyên bị gió đẩy đi. Gặp phải lá cây, chúng bám vào rồi tập hợp lại thành những dòng nước nhỏ. Tính ra thì một cây garoe có thể tạo ra gần 80 lít nước/ngày nhờ giương ra một mạng lá khổng lồ hàng trăm mét vuông (diện tích toàn bộ lá cây) để bắt những giọt nước nhỏ trong sương mù. Chiến lược này xem ra rất hiệu quả vì hiện nay có nhiều loài cây trên thế giới áp dụng, như ở Chile, Nam Phi… Từ cây ôliu đến cây bách xù, bất kỳ loại nào cũng có thể tạo ra nước nếu chúng có được tán lá đủ dày và điều kiện khí hậu ở đó giống như trên đảo Hierro. Nguồn nước này hết sức quý giá cho dân chúng địa phương.
 
Q

quangtuannhoc

quangtuannhoc à! Bạn có thể giới thiệu rõ hơn về các cây cũng như về cách bắt mồi của chúng chính xác hơn không? Bạn chỉ giới thiệu về nơi sống và anh sơ sơ của chúng hà!

cách bắt mồi của cây nào cũng như cây nấy hoi , nó toả ra mùi hương hấp dẫn côn trùng đến , chờ cơ hội thì ...
 
Q

quangtuannhoc


Cây di chuyển

Bạn cho rằng cây cối thì không thể đi từ nơi này đến nơi khác? Không đúng, có ít nhất một loài có khả năng này, đó là cây đước. Tại vùng nhiệt đới, chúng mọc vắt qua những cửa sông không khác gì loài chim cao cẳng. Rễ cây đước rất lạ, mọc ra từ những nhánh cây, có thể dài đến 25 m, bắt giữ khí oxy trong không khí trước khi cắm vào bùn để lấy nước.

Cây càng lớn lên, những nhánh thấp - nhánh nhiều tuổi nhất - càng mọc rễ nhiều. Dưới sức nặng của bản thân và dưới tác động của gió hay thuỷ triều, các nhánh này sẽ nứt ra khỏi thân. Không được tiếp nhựa sống từ thân cây, chúng cũng không cần vì bản thân chúng có thể tiếp được sức sống trực tiếp từ lòng đất nhờ vào những chiếc rễ riêng. Do bị tổn thương, phần ngoài cùng của nhánh cây cũng sẽ chết, mặc dù trước đó cũng đã kịp tách ra hoàn toàn khỏi thân và tạo thành một phần nhánh mới, sống độc lập như một cây đước sinh ra từ hạt.

Nhưng khác với cây chính, cây này có thể chuyển động. Trong suốt thời gian tăng trưởng, nó tạo ra những rễ mới hướng về trước, bất chấp phần phía sau chết đi và tự huỷ. Trong vòng một năm, cây mới này "đi" được một khoảng cách khó tin đối với một vật thể được cho là bất động: 2-5 cm. Nó chỉ dừng lại nếu bị một cây khác cản đường hay tách quá xa khỏi bờ biển (lúc này đáy biển quá sâu).



mình xin bổ sung thêm từ bài viết của bạn
loài nấm mốc slime là loài vô địch về khả năng di chuyển trong giới thực vật , một ngày , slime có thể đi hơn 10 met , không kiếm được hình của nó
 
Q

quangtuannhoc

bí mật về cây hoa mắc cỡ ( mình tự soạn )
bạn luôn luôn nhận thấy rằng cây mắc cỡ sẽ khép lại nếu như có cài gì đụng vào nó , thậm chí chỉ là cơn gió nhẹ đi qua, sự thật là trong mỗi cuốn lá có một tế bào nước , khi đụng vào , nước này sẽ di chuyển từ cuốn lá qua các lá cây có ở mỗi cành , lá sẽ khép lại vì nước kéo nó ra , do cây này rất nhạy cảm nên chạm nhẹ cũng làm cho nó khép lại ( lằng nhằng thế này ai mà hiểu nổi)
 
D

dinhvietha25

Nhờ các bạn tìm cho mình một số hình ảnh về các loại cây sau, đều là cây độc hại cả:
- Cây bán hạ : cao khoảng 10 cm, bên dưới cuống lá có quả tròn, kích thước như quả phỉ. Nếu vô ý ăn nhầm phải quả tròn đó sẽ dẫn tới họng và lưỡi bị tê liệt, ko nói được.
- Cà độc : mọc lên ko khác với cà trồng là mấy, nở hoa trắng, cuống dài hình loa, quả lớn bằng quả hạch đào, trên mặt có gai, trong lá, hoa và hạt đều có chất độc.
- Cây thương nhĩ: có cọng lá có mùi khó ngửi, bên trong cũng có chất độc.
- Cây long quỳ: nở hoa trắng, có quả màu đen cỡ hạt ngô, trong lá và quả chưa chín đều có chất độc.;)
 
M

matrungduc10c2

Bạn có thể post 1 số hình về thực vật của lớp 11 được không ?? Mình học mà chỉ thấy trong SGK ko => ko đả mắt.Nếu được,thì bạn post hình nhiều nha (lý thuyet bạn bổ sung củng đc nếu cần ).Thx bạn trước. :)
 
T

tieulongcongchua

Nhờ các bạn tìm cho mình một số hình ảnh về các loại cây sau, đều là cây độc hại cả:
- Cây bán hạ : cao khoảng 10 cm, bên dưới cuống lá có quả tròn, kích thước như quả phỉ. Nếu vô ý ăn nhầm phải quả tròn đó sẽ dẫn tới họng và lưỡi bị tê liệt, ko nói được.
- Cà độc : mọc lên ko khác với cà trồng là mấy, nở hoa trắng, cuống dài hình loa, quả lớn bằng quả hạch đào, trên mặt có gai, trong lá, hoa và hạt đều có chất độc.
- Cây thương nhĩ: có cọng lá có mùi khó ngửi, bên trong cũng có chất độc.
- Cây long quỳ: nở hoa trắng, có quả màu đen cỡ hạt ngô, trong lá và quả chưa chín đều có chất độc.;)

image002.jpg

Cây Bán hạ thuộc họ Ráy

Cây Bán hạ còn có tên củ chóc, cây chóc chuột. Dựa vào hình dáng lá có 3 thùy nên còn gọi là cây lá ba chia. Cây Bán hạ có tên khoa học là Typhonium trilobatum thuộc họ Ráy. Là loại cây cỏ thấp, không có thân. Củ hơi tròn. Lá cao mọc từ củ. Lá bán hạ ở gốc có hình tim, các lá cao hình mác, phiến lá chia ba thùy. Mang tên Bán hạ có lẽ vì cây ra hoa vào mùa hạ. Nhận biết hoa Bán hạ qua đặc điểm là một bông mo màu lục pha tím, có mùi khó chịu vào buổi chiều. Cây Bán hạ là loại cây mọc hoang ở khắp nước ta tại các vùng quê, những nơi đất xốp, ẩm, ráo. Cây cũng gặp tại các nước khác như Ấn độ, Campuchia, Lào, Indonexia, Malaxia, Nam Trung quốc, Nhật bản.

Củ Bán hạ là vị thuốc nam dùng làm thuốc chữa ho, có tác dụng thông đàm và chống nôn ói với liều lượng nhỏ. Củ tươi giã đắp được dùng trị nhọt ngoài da. Khi dùng củ Bán hạ để trị bệnh, người ta phải sao chế trước khi dùng bằng cách ngâm trong nước để loại bỏ chất độc là calcium oxalate và các chất gây kích thích khác.

Cây Bán hạ chứa chất độc là calcium oxalate


Chất độc đáng chú ý chứa trong cây bán hạ là loại calcium oxalate không tan hình bó kim. Ăn củ bán hạ sống hoặc khi nhai nát các phần của cây sẽ phóng thích ra những tinh thể này tác dụng lên niêm mạc miệng, môi lưỡi gây nóng rát và viêm. Ngay lập tức, trẻ có cảm giác tê chích ở lưỡi, đau rát miệng. Sưng môi, miệng, lưỡi gây khó nói, khó nuốt hay khó thở. Trẻ chảy nước miếng, nôn ói. Miệng không há được, nói không được. Khàn giọng có khi kéo dài cả tuần hoặc hơn nữa. Liều độc gây ngạt thở, khó thở dẫn đến chết người khi ăn phải từ 13gam trở lên cho mỗi kilogam cân nặng cơ thể.

Xử trí khi trẻ ăn phải ngộ độc củ Bán hạ


Nhanh chóng rửa sạch miệng trẻ, kêu trẻ súc miệng với nhiều nước để làm sạch độc chất sau đó đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Nếu trẻ có thể nuốt được, cho uống nước lạnh, nước đá hay sữa, ngậm kem que để làm dịu niêm mạc miệng, giảm nhẹ triệu chứng sưng, tê cay miệng. Nếu phát hiện có dấu hiệu nặng như trẻ than mệt, bị sưng nhiều ở vùng lưỡi họng hay có triệu chứng khó thở phải được cấp cứu ngay.
Cà Độc dược
161764062_6266e260cf.jpg

thương nhĩ tử

Xanthium_stru_400.jpg


Tính vị: vị cay đắng, tính ấm.

Qui kinh: vào kinh phế

Ứng dụng lâm sàng:

o Chữa đau khớp và đau dây thần kinh hay phối hợp với Uy linh tiên, Xuyên khung.
o Giải biểu tán hàn chữa các chứng cảm mạo do lạnh.
o Giải dị ứng: ban chẩn, mẩn ngứa là do viêm mũi dị ứng khi trời lạnh. Dùng bài Thương nhĩ tán: Ké đầu ngựa, Tân di, Bạch chỉ, Bạc hà.
o Chữa mụn nhọt: nhọt, viêm hạch, lao hạch.
o Lợi niệu phù thũng.

Liều lượng: thường dùng 4 - 12g.
cây long quỳ
show_image.php

Nơi sống và thu hái: Cây toàn thế giới, mọc hoang ở vùng núi, trong các bãi hoang, ruộng khô. Thu hái vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong cây có Solanigrine, solasodine, solanigridine. Lá chứa sinh tố C với hàm lượng khá cao 215mg trong 100g. Quả và hạt giàu hoạt chất hơn là lá, còn có các terpen, nhựa.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ, an thần; dùng ngoài nó có tính làm dịu.

Công dụng: Được sử dụng dùng chữa 1. Cảm sốt, viêm hầu họng; 2. Viêm phế quản cấp; 3. Bệnh đường tiết niệu, viêm thận cấp, viêm tiền liệt tuyến, tiểu tiện khó khăn; 4. Bạch đới quá nhiều, lỵ; 5. Viêm vú, u ác tính.

Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, viêm mủ da, chốc lở, eczema và rắn cắn; lấy cây tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa đắp.

Đơn thuốc: Viêm phế quản cấp: Lu lu đực 30g, Cát cánh 10g, Cam thảo 3g, sắc uống.
 
T

tieulongcongchua

Bạn có thể post 1 số hình về thực vật của lớp 11 được không ?? Mình học mà chỉ thấy trong SGK ko => ko đả mắt.Nếu được,thì bạn post hình nhiều nha (lý thuyet bạn bổ sung củng đc nếu cần ).Thx bạn trước. :)

bạn có thể cho mình biết tên cây không??? Mình chưa đọc SGK lớp 11 nên cũng không biết
 
D

dinhvietha25

[B]cây long quỳ[/B]
[IMG]http://www.gradinata.bg/show_image.php?id=2184
Nơi sống và thu hái: Cây toàn thế giới, mọc hoang ở vùng núi, trong các bãi hoang, ruộng khô. Thu hái vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong cây có Solanigrine, solasodine, solanigridine. Lá chứa sinh tố C với hàm lượng khá cao 215mg trong 100g. Quả và hạt giàu hoạt chất hơn là lá, còn có các terpen, nhựa.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ, an thần; dùng ngoài nó có tính làm dịu.

Công dụng: Được sử dụng dùng chữa 1. Cảm sốt, viêm hầu họng; 2. Viêm phế quản cấp; 3. Bệnh đường tiết niệu, viêm thận cấp, viêm tiền liệt tuyến, tiểu tiện khó khăn; 4. Bạch đới quá nhiều, lỵ; 5. Viêm vú, u ác tính.

Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, viêm mủ da, chốc lở, eczema và rắn cắn; lấy cây tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa đắp.

Đơn thuốc: Viêm phế quản cấp: Lu lu đực 30g, Cát cánh 10g, Cam thảo 3g, sắc uống.

Ơ bạn ơi cây này có độc cơ mà, ở quả chưa chín và ở thân ấy!@-)@-)@-)
 
D

dinhvietha25

Người thì bảo là có ích, người thì bảo là có hại, chẳng biết ai đúng ai sai để mà cảnh giác!
 
T

tieulongcongchua

Người thì bảo là có ích, người thì bảo là có hại, chẳng biết ai đúng ai sai để mà cảnh giác!

độc nào cũng nguy hiểm hết , nhưng nếu ta biết sử dụng độc một cách khéo léo thì nó sẽ trở thành thuốc , ví dụ ha , selenium là một chất rất cần thiết cho con người , nhưng nếu sử dụng không nó thì nó sẽ thành thuốc độc
 
Top Bottom