bài viết về thực vật

Q

quangtuannhoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cái này mình chỉ bổ sung kiến thức thôi , chứ có lẽ nó hông có gì với chương trình lớp 6 hết
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lạp lục của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.

Thực vật là một nhóm chính các sinh vật, bao gồm các sinh vật rất quen thuộc như cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, dương xỉ hay rêu. Khoảng 350.000 loài thực vật, được xác định như là thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ, đã được ước tính là đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.

Aristotle phân chia sinh vật ra thành thực vật, nói chung là không di chuyển được, và động vật. Trong hệ thống của Linnaeus, chúng trở thành các giới Vegetabilia (sau này là Plantae) và Animalia. Kể từ đó trở đi, một điều trở nên rõ ràng là giới thực vật như trong định nghĩa nguyên thủy đã bao gồm vài nhóm không có quan hệ họ hàng gì, và người ta đã loại nấm và một vài nhóm tảo ra để tạo thành các giới mới. Tuy nhiên, chúng vẫn còn được coi là thực vật trong nhiều ngữ cảnh. Thực vậy, bất kỳ cố gắng nào nhằm làm cho "thực vật" trở thành một đơn vị phân loại đơn duy nhất đều chịu một số phận bi đát, do thực vật là một khái niệm được định nghĩa một cách gần đúng, không liên quan với các khái niệm được cho là đúng của phát sinh loài, mà phân loại học hiện đại đang dựa vào nó.

Thực vật có phôi

Xem bài chính tại Thực vật có phôi

Quen thuộc nhất là các loài thực vật đa bào sống trên mặt đất, được gọi là thực vật có phôi (Embryophyta). Chúng bao gồm các loài thực vật có mạch, là các loại thực vật với các hệ thống đầy đủ của lá, thân và rễ. Chúng cũng bao gồm cả một ít các loài có quan hệ họ hàng gần với thực vật có mạch, thường được gọi trong khoa học là Bryophyta, với các loài rêu là phổ biến nhất.

Tất cả các loại thực vật này đều có các tế bào nhân chuẩn với các màng tế bào được tạo thành từ xenluloza và phần lớn thực vật thu được nguồn năng lượng thông qua quang hợp, trong đó chúng sử dụng ánh sáng và điôxít cacbon để tổng hợp thức ăn. Khoảng 300 loài thực vật không quang hợp mà sống k‎ý sinh trên các loài thực vật quang hợp khác. Thực vật là khác với tảo lục, mà chúng đã tiến hóa từ đó, ở điểm là chúng có các cơ quan sinh sản chuyên biệt được các mô không sinh sản bảo vệ.

Các loài rêu trong nhóm Bryophyta lần đầu tiên xuất hiện từ đầu đại Cổ Sinh. Chúng chỉ có thể sống sót trong các môi trường ẩm ướt, và giữ nguyên kích thước nhỏ trong suốt chu trình sống của chúng. Nó bao gồm sự luân phiên giữa hai thế hệ: giai đoạn đơn bội, được gọi là thể giao tử và giai đoạn lưỡng bội, được gọi là thể bào tử. Thể bào tử có thời gian sống ngắn và là phụ thuộc vào cha, mẹ của chúng.

Thực vật có mạch xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ của kỷ Silur (409-439 Ma), và vào kỷ Devon (359-416 Ma) chúng đã đa dạng hóa và lan rộng trong nhiều môi trường đất khác nhau. Chúng có nhiều cơ chế thích nghi, cho phép chúng vượt qua các hạn chế của Bryophyta. Các cơ chế này bao gồm lớp biểu bì (chất cutin) chống bị khô và các mô có mạch để vận chuyển nước trong khắp cơ thể. Ở nhiều loài, thể bào tử đóng vai trò như một cá thể tách rời, trong khi thể giao tử vẫn là nhỏ.
Phát sinh loài của Spermatophyta (thực vật có hạt) hiện nay và một số nhóm thực vật có mạch đồng minh khác. Lưu ‎ rằng thực vật có mạch mang bào tử là cận ngành đối với thực vật có hạt, với nhóm dương xỉ (Pteridophyta) có quan hệ họ hàng gần gũi với thực vật có hạt hơn là với thông đất (Lycopodiophyta).

Thực vật có hạt nguyên thủy đầu tiên, Pteridospermatophyta (dương xỉ có hạt) và nhóm Cordaitales, cả hai nhóm này hiện nay đã tuyệt chủng, đã xuất hiện vào cuối kỷ Devon và đa dạng hóa trong kỷ Than Đá (280-340 Ma), với sự tiến hóa kế tiếp diễn ra trong kỷ Permi (248-280 Ma) và kỷ Trias (200-251 Ma). Ở chúng, giai đoạn thể giao tử bị suy giảm hoàn toàn, và thể bào tử bắt đầu cuộc sống bên trong lớp bao bọc, gọi là hạt, chúng phát triển khi đang ở trên thực vật cha mẹ và với sự thụ phấn bằng các hạt phấn. Trong khi các loài thực vật có mạch khác, chẳng hạn như dương xỉ, sinh sản nhờ các bào tử và cần có sự ẩm ướt để phát triển thì một số thực vật có hạt có thể sinh sống và sinh sản trong các điều kiện cực kỳ khô cằn.

Các loài thực vật có hạt đầu tiên được nói đến như là thực vật hạt trần (Gymnospermae), do phôi hạt không được bao bọc trong một cấu trúc bảo vệ khi thụ phấn, với các hạt phấn trực tiếp hạ xuống phôi. Bốn nhóm còn sống sót hiện vẫn phổ biến rộng khắp, cụ thể là thực vật quả nón, là nhóm cây thân gỗ thống trị trong một vài quần xã sinh vật. Thực vật hạt kín (Angiosperm), bao gồm thực vật có hoa, là nhóm thực vật chính cuối cùng đã xuất hiện, nảy ra từ thực vật hạt trần trong kỷ Jura (146-200 Ma) và đa dạng hóa nhanh chóng trong kỷ Phấn Trắng (65-146 Ma). Chúng khác với thực vật hạt trần ở chỗ các phôi hạt được bao bọc, vì thế phấn hoa cần phải phát triển một ống để xâm nhập qua lớp vỏ bảo vệ hạt; chúng là nhóm thống trị trong giới thực vật ngày nay ở phần lớn các quần xã sinh vật.

Tảo và Nấm

Tảo bao gồm vài nhóm sinh vật khác biệt, sinh ra nguồn năng lượng thông qua quang hợp. Dễ thấy nhất là các loài tảo biển, là các loại tảo đa bào thông thường rất giống với thực vật trên đất liền, được tìm thấy bao gồm tảo lục, tảo đỏ và tảo nâu. Các nhóm tảo này cùng với các nhóm tảo khác cũng bao gồm các sinh vật đơn bào khác nhau.

Thực vật có phôi đã phát triển và tiến hóa từ tảo lục; cả hai được gọi tổng thể như là thực vật xanh (Viridaeplantae). Giới thực vật (Plantae) hiện nay thông thường được chọn lựa sao cho nó là một nhóm đơn ngành, như chỉ ra trên đây. Với một ít ngoại lệ trong nhóm tảo lục, tất cả các dạng này đều có màng tế bào chứa xenluloza và lạp lục chứa các chất diệp lục a và b, và lưu trữ nguồn thức ăn dưới dạng tinh bột. Chúng trải qua sự phân bào có tơ khép kín mà không có các trung thể, và thông thường có các ti thể với các nếp màng trong thể sợi hạt phẳng.

Các lạp lục của thực vật xanh cũng được 2 màng bao quanh, gợi ý rằng chúng có nguồn gốc trực tiếp từ vi khuẩn lam nội cộng sinh. Điều này cũng đúng với tảo đỏ (xem Archaeplastida), và hai nhóm này nói chung được coi là có nguồn gốc chung. Ngược lại, phần lớn các nhóm tảo khác có các lạp lục với 3 hoặc 4 màng. Về tổng thể chúng là không có quan hệ họ hàng gần gũi với thực vật xanh, có lẽ có được các lạp lục tách rời khỏi các nhóm tảo lục hay tảo đỏ cộng sinh.

Không giống như thực vật có phôi và tảo, nấm không có cơ chế quang hợp, mà là dạng sinh vật hoại sinh: chúng thu được nguồn thức ăn bằng cách phân hủy và hấp thụ các vật chất xung quanh chúng. Phần lớn các loài nấm được tạo thành bởi các ống cực nhỏ, gọi là sợi nấm, chúng có thể hoặc không thể phân chia thành các tế bào nhưng chứa nhân tế bào. Phần giống như quả, trong đó các loài nấm đất là thông thường nhất, trên thực tế chỉ là các cấu trúc sinh sản của nấm. Chúng không có quan hệ tới bất kỳ nhóm thực vật quang hợp nào, mà có quan hệ họ hàng gần gũi với động vật.

Tầm quan trọng

Quang hợp và cố định điôxít cacbon của thực vật có phôi và tảo là nguồn năng lượng cũng như nguồn các chất hữu cơ cơ bản nhất trong gần như mọi môi trường sống trên Trái Đất. Quá trình này cũng làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, với kết quả là nó có thành phần ôxy cao. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào ôxy; chúng không thể sinh sống được trong các môi trường kỵ khí.

Phần lớn nguồn dinh dưỡng của loài người phụ thuộc vào ngũ cốc. Các loại thực vật khác mà con người cũng dùng bao gồm các loại hoa quả, rau, gia vị và cây thuốc. Một số loài thực vật có mạch, được coi là cây thân gỗ hay cây bụi, sản sinh ra các thân gỗ và là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng. Một số các loài cây khác được sử dụng với mục đích làm cảnh hay trang trí, bao gồm nhiều loại cây hoa.

Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật và về cơ bản đều sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn. Trong khi đó, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự tạo thức ăn cho mình.
 
Q

quangtuannhoc

Quan hệ sinh thái
Cây nắp ấm Nepenthes villosa, một loài thực vật ăn thịt.
180px-Nepenthes_villosa.jpg


Quang hợp do thực vật đất liền và rong, tảo thực hiện là nguồn năng lượng và vật chất hữu cơ cơ bản trong gần như mọi hệ sinh thái. Quá trình quang hợp đã làm thay đổi căn bản thành phần của khí quyển Trái Đất thời nguyên thủy, với kết quả là 21% ôxy như ngày nay. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào ôxy; những sinh vật không hiếu khí là những loài có môi trường sống bị giam hãm trong các môi trường kỵ khí. Thực vật là các nhà sản xuất chính trong phần lớn các hệ sinh thái mặt đất và tạo thành nền tảng của chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái này. Nhiều động vật dựa vào thực vật như là nơi trú ẩn cũng như nguồn thức ăn và ôxy.

Thực vật đất liền là thành phần quan trọng trong chu trình nước và một vài chu trình hóa địa sinh khác. Một số thực vật cộng sinh cùng với các vi khuẩn cố định đạm, làm cho thực vật trở thành một phần quan trọng trong chu trình nitơ. Các rễ thực vật đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và phát triển của các loại đất và ngăn cản xói mòn đất. Các quần xã sinh vật trên Trái Đất được gọi tên theo loại thực vật là do thực vật là các sinh vật thống lĩnh trong các quần xã này.

Hàng loạt các động vật đã cùng tiến hóa với thực vật. Nhiều động vật thụ phấn cho hoa để đổi lấy là nguồn thức ăn trong dạng phấn hoa hay mật hoa. Nhiều động vật cũng làm các hạt được phân tán rộng khắp do chúng ăn quả và để lại hạt trong phân của chúng. Cây ổ kiến gai (Myrmecodia armata) là những thực vật đã cùng tiến hoa với kiến. Cây cung cấp nơi cư trú, và đôi khi là thức ăn cho kiến. Để đổi lại, kiến bảo vệ cây tránh khỏi các loài động vật ăn cỏ và đôi khi là các loài cây cạnh tranh khác. Các chất thải của kiến lại cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho cây.

Phần lớn các loài thực vật gắn liền với nhiều loại nấm tại hệ rễ của chúng, trong dạng cộng sinh phụ thuộc, được biết đến như là nấm rễ (mycorrhiza). Nấm giúp cho cây thu được nước và các chất dinh dưỡng từ đất, trong khi cây cung cấp cho nấm các loại cacbohyđrat được sản xuất nhờ quang hợp. Một số thực vật còn là nơi ở cho các loại nấm sống trên cây, chúng bảo vệ cây khỏi các loài ăn cỏ bằng cách tiết ra các chất có độc tính. Một loại nấm như vậy là Neotyphodium coenophialum, có trên những cây cỏ đuôi trâu cao (Festuca arundinacea) đã gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho ngành chăn nuôi bò của Hoa Kỳ.

Các dạng khác nhau của sự sống ký sinh cũng khá phổ biến giữa các loài thực vật, từ dạng bán ký sinh như cây tầm gửi (một phần bộ Santalales) chỉ đơn thuần lấy đi một số chất dinh dưỡng từ cây chủ và vẫn có các lá có khả năng quang hợp, tới các loài ký sinh hoàn toàn như các loài cỏ chổi (chi Orobanche) hay các loài cỏ thuộc chi Lathrea lấy tất cả các loại chất dinh dưỡng chúng cần thông qua sự kết nối vào rễ các loài thực vật khác, và không có diệp lục. Một số loài thực vật, được biết đến như là dị dưỡng nấm, chúng ký sinh các loài nấm rễ, và vì thế có cơ chế hoạt động ký sinh ngoài trên các loài thực vật khác.

Nhiều loài thực vật là biểu sinh, nghĩa là chúng sống trên các loài thực vật khác, thường là trên các cây thân gỗ, mà không ký sinh các cây này. Thực vật biểu sinh có thể gián tiếp gây hại cho cây chủ bằng cách ngăn chặn nguồn chất khoáng và ánh sáng mà nếu không có chúng thì cây chủ đã nhận được. Một lượng lớn thực vật biểu sinh có thể làm gãy các cành cây to. Nhiều loài lan, dứa, dương xỉ và rêu thường có kiểu sống này.

Một số ít loài thực vật lại là cây ăn thịt, chẳng hạn như bẫy ruồi Venus (Dionaea muscipula) và các loài gọng vó. Chúng bẫy các loài động vật nhỏ và phân hủy con mồi để hấp thụ các khoáng chất, đặc biệt là nitơ.

Sự tăng trưởng
Một số loài thực vật có cơ chế bảo vệ đặc biệt, chẳng hạn các gai trên thân cây mâm xôi.

Những thực vật đơn giản như tảo có thể có khoảng thời gian sống ngắn khi tính theo từng cá thể, nhưng các quần thể tảo nói chung có tính chất theo mùa. Các loại thực vật khác có thể được sắp xếp theo kiểu phát triển mang tính theo mùa của chúng thành:

* Cây một năm: Sống và sinh sản trong một mùa sinh trưởng.
* Cây hai năm: Sống trong hai mùa sinh trưởng; thường sinh sản vào năm thứ hai.
* Cây lâu năm: Sống nhiều mùa sinh trưởng; liên tục sinh sản khi đã trưởng thành.

Trong số các thực vật có mạch, cây lâu năm bao gồm cả cây thường xanh, chúng giữ lá trong cả năm, và cây lá sớm rụng, thường rụng lá trên một số phần nhất định. Ở những vùng có khí hậu ôn đới và phương bắc, nói chung chúng bị rụng lá khi mùa đông tới; nhiều loài thực vật miền nhiệt đới rụng lá vào mùa khô.

Tốc độ tăng trưởng của thực vật nói chung là rất khác nhau. Một số loại rêu lớn chậm hơn 1 μm/h, trong khi phần lớn các cây thân gỗ đạt 25-250 μm/h. Một số loài dây leo, chẳng hạn sắn dây, không cần sản sinh ra các mô hỗ trợ dày, có thể tăng trưởng tới 12.500 μm/h.

Hóa thạch
180px-Fossil_Plant_Ginkgo.jpg

Các hóa thạch thực vật, bao gồm rễ, gỗ, lá, hạt, quả, phấn hoa, bào tử và hổ phách (nhựa hóa thạch do một số loài thực vật sinh ra). Hóa thạch của thực vật sống trên đất liền được ghi nhận lại trong các trầm tích đất liền, sông, hồ và ven biển. Các phấn hoa, bào tử và tảo (Dinoflagellata và Acritarch) được sử dụng để xác định niên đại các tầng đá trầm tích. Các phần còn lại của thực vật hóa thạch là không phổ biến như của động vật, mặc dù các hóa thạch thực vật là khá phổ biến mang tính cục bộ trong nhiều khu vực trên thế giới.

Các thực vật hóa thạch sớm nhất được biết đến từ kỷ Devon, bao gồm đá phiến silic Rhynie tại Aberdeenshire, Scotland. Các mẫu được bảo quản tốt nhất, mà từ đó kết cấu tế bào của chúng đã được miêu tả, được tìm thấy trong khu vực này. Sự bảo quản hoàn hảo đến mức các phần của các thực vật cổ này chỉ rõ từng tế bào riêng biệt trong mô thực vật. Kỷ Devon cũng cho thấy sự tiến hóa của những thực vật mà nhiều người tin là của loại cây thân gỗ hiện đại đầu tiên, Archaeopteris. Cây này giống như dương xỉ và có thân gỗ và lá lược của dương xỉ, không sinh ra hạt.
Các lá hóa thạch của bạch quả từ kỷ Jura tại Anh.

Các đơn vị than đá là nguồn chính của hóa thạch thực vật thuộc đại Cổ Sinh, với nhiều nhóm thực vật đã tồn tại vào thời kỳ này. Các đống đổ nát trong các mỏ than là các khu vực tốt nhất để thu thập; than tự bản thân nó là các phần còn lại của thực vật hóa thạch, mặc dù các chi tiết cấu trúc của các hóa thạch thực vật là ít rõ ràng trong than. Trong rừng hóa thạch tại công viên Victoria ở Glasgow, Scotland, các gốc cây của nhóm thực vật Lepidodendron được tìm thấy ở các vị trí phát triển nguyên thủy của chúng.

Các phần hóa thạch của thực vật quả nón và thực vật hạt kín như rễ, thân và cành có thể khá phổ biến trong các lớp đá trầm tích trong các hồ và ven bờ từ đại Trung Sinh và đại Tân Sinh. Tùng đỏ duyên hải (chi Sequoia) và các liên minh của nó như mộc lan, sồi và các loài cọ cũng thường được tìm thấy.

Gỗ hóa đá cũng khá phổ biến ở một số nơi trên thế giới, chủ yếu tìm thấy trong các khu vực khô cằn và sa mạc, những nơi chúng hay bị lộ thiên sớm do xói mòn. Gỗ hóa đá thường chứa nhiều silic (các chất hữu cơ bị thay thế bằng điôxít silic), và các mô thụ phấn thường được bảo quản khá chi tiết. Các mẫu vật như thế có thể cắt và đánh bóng bằng các dụng cụ chạm trổ đá. Các rừng hóa thạch chứa gỗ hóa đá đã được tìm thấy ở mọi châu lục.

Các hóa thạch của dương xỉ có hạt như Glossopteris được phân bổ khá rộng rãi ở vài châu lục thuộc Nam bán cầu, một thực tế hỗ trợ ý tưởng ban đầu của Alfred Wegener về thuyết trôi dạt lục địa.

Cơ chế của quá trình quang hợp

Quá trình quang hợp chia làm hai pha: Pha sáng và pha tối Pha sáng của quang hợp: Chỉ xảy ra khi có ánh sáng và diễn ra trên các hạt grana. Pha sáng có hai giai đoạn: Giai đoạn quang lí: Là giai đoạn hấp thu năng lượng ánh sáng nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp gọi chung là diệp lục và chuyển năng lượng giữa các sắc tố. Năng lượng ánh sáng hấp thu bởi các sắc tố khác sẽ được chuyển tới diệp lục a và bản thân phân tử diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng. Sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng, phân tử diệp lục ở trạng thái kích động ( kí hiệu là DL* ), dồi dào năng lượng . Giai đoạn quang hoá: Là giai đoạn chl sử dụng năng lượng photon hấp thu được vào các phản ứng quang hoá để hình thành nên các hợp chất dự trữ năng lượng và các hợp chất khử. Bao gồm quá trình quang hoá khởi nguyên, quá trình quang phân li nước và quá trình photphoril hoá quang hoá. Các quá trình đó được thực hiện cùng với dòng vận chuyển điện tử vòng và không vòng - Dòng vận chuyển điện tử vòng: Điện tử từ diệp lục qua chuỗi truyền điện tử, sau đó lại quay về diệp lục và trong quá trình truyền điện tử ATP được tổng hợp. - Dòng vận chuyển điện tử không vòng Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH2, O2b.Pha tối của quá trình quang hợp Pha tối của quang hợp diễn ra cả khi có ánh sáng và trong tối tại stroma. Pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng ( ATP, NADPH2 ), các enzim trong stroma và đường ribozơ 1,5đi (P) để cố định CO2.

Như vậy, để khử ba phân tử CO2 cần 9ATP và 6NADPH2, tạo ra một phân tử C3 ( glixeraldehit chứa liên kết cao năng )
 
Q

quangtuannhoc

NGUY HIỂM TỪ THỰC VẬT

Trong lịch sử của loài người, đã ghi nhận rất nhiều vụ án do đầu độc, mà hầu hết, chất độc thường đến từ thực vật.
Những cây có chất độc thì rất nhiều, chúng tôi không thể nào liệt kê hết. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập tới những cây độc mà có dạng như cây ăn trái, ăn lá, rễ, củ... để ăn hay để nấu uống thay trà hoặc làm gia vị... mà các bạn có thể bị lầm. Hoặc những cây các bạn cần tránh xa như: Mắt mèo, cây Sơn... Còn các loại cây khác thì chắn chắn các bạn không dại dột gì mà ăn thử khi chưa biết rõ về nó.
Ngoài những cây duốc cá và nấm độc mà chúng tôi đã trình bày ở phần trước, còn có những cây độc sau đây:




Cây lá ngón:
attachment.php

Còn gọi là thuốc rút ruột, hoàng đằng, đoạn trường thảo... Thuộc họ Mã tiền (Loganiaccae)




Được coi là cây độc nhất nước ta, người ta cho rằng chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người.
Là một loại cây mọc leo khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Thân cây có khía. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, nhẵn bóng. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Quả là một nang, hình thon, dài, màu nâu. (Xin đừng nhầm với cây hoa chè vằng, có hoa màu trắng. Quả hình cầu. Thuộc họ Nhài (Oleaceae)).

Hồi núi:


Illicium_floridanum800.jpg

Còn gọi là đại hồi núi. Thuộc họ hồi (Illiciaceae)

Hồi núi là một cây cao 8-15 m. Mọc hoang khắp vùng rừng núi ở trong nước. (Rất giống cây đại hồi mà chúng ta thường dùng để làm gia vị, cho nên phải lưu ý để tránh nhầm lẫn, vì cây hồi núi có độc). Hồi núi có hoa màu hồng rất đẹp. Quả hình na, hoa, đầu có mỏ hẹp, dài, và cong lên như hình lưỡi liềm. Lá và quả có tinh dầu, mùi vừa giống đại hồi, vừa giống tiêu.

Tỏi độc:


giant_rain_lily_liliaceae_cooperia_pedunculata.jpg




Thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Là một cây mọc hoang trong những vùng ôn đới lạnh, tuy ở Việt Nam không có, nhưng chúng tôi cũng đưa ra để cho các bạn tham khảo.

Tỏi độc là một loại cỏ sống lâu năm, có một dò (củ) to mẫm. Từ dò mọc lên cán với 3-4 hoa loe thành hình chuông, màu tím hồng nhạt rất đẹp, Quả là một nang to 3 ngăn, trong chứa nhiều hạt. Lá to dài, đầu lá hẹp, rụi tàn vào mùa nắng, không có dấu vết gì của cây nữa cho đến mùa thu tới, lại thấy hoa từ dưới đất xuất hiện.
Toàn bộ cây đều có độc, người và gia súc ăn phải sẽ chết.

Trẩu:


suoigiangmuahoatrau1.jpg




Còn gọi là cây Dầu Sơn, Ngô đồng, Thiên niên đồng, Mộc du thụ. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaccae)




Trẩu là một cây to, cao từ 8m trở lên,, thân nhẳng. Cây mọc hoang và cũng được trồng khắp nơi trong nước. Lá đa dạng nhưng có đặc điểm chung: ở gốc phiến lá và kẽ thùy bao giờ cũng có 2 tuyến đỏ nổi rõ. Hoa màu trắng, đốm tía. Quả hình trứng màu lục, cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ. Lá và hạt đều có saponozit độc

Hoàng nàn:


HOANGNAN.JPG




Còn gọi là Vỏ Dãn. Thuộc họ Mã Tiền (Loganiaccae)




Là một dây leo mọc hoang ở các vùng rừng núi miền Bắc nước ta. Cành gầy, nhẵn, có những móc mọc đối ở cành non. Thân có vỏ xám với những đám màu vàng đỏ. Lá mọc đối, hơi bầu dục. Quả hình cầu, vỏ ngoài cứng, trong chứa nhiều hạt hình khuy áo, rất giống hạt mã tiền. Vỏ và hạt hoàng nan rất độc.


Mã tiền:
2472.JPG



Còn gọi là Củ chi. Thuộc họ Mã tiền (Loganiacae)




Mọc hoang rất nhiều ở miền Nam nước ta. Là một cây nhỏ, vỏ xám, cây non có gai. Lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục. Hoa nhỏ, màu hồng, họp thành xim thành tán. Quả mọng hình cầu, to bằng quả cam, có chứa cơm màu trắng và nhiều hạt hình khuy áo.
Một số mã tiền được khai thác ở miền Bắc nước ta là dây leo, có đường kính thân 10-15 cm, chiều dài có thể 30-40 mét. Mã tiền rất độc khi dùng với liều cao, rất dễ tử vong khi ngộ độc.

Cây Sừng dê:
im0000215am.jpg

Còn gọi là Cồng cộng, Sừng Bò... Thuộc họ Trúc Đào (Apocynaccae).




Là một cây nhỏ, cao từ 3-5 mét.Cây mọc hoang rất phổ biến ở Việt Nam. Toàn thân và lá khi bẻ có mủ màu trắng sữa. Lá mọc đối, hơi giống hình thìa, tràng hoa hình phễu rộng, xẻ 5 cánh màu vàng, đầu cánh hẹp lại thành hình sợi. Quả khô gồm 2 đại dính vào nhau chứa nhiều hạt có cuống và chùm lông mịn dài.
Toàn thân cây sừng dê đều có chất độc, nhất là hạt. Người ta còn dùng cây sừng dê để chế thuốc tẩm độc tên dùng trong săn bắn.
 
Last edited by a moderator:
Q

quangtuannhoc

Cây Thông Thiên:


Thevetia_apocynaceae2.jpg



Còn gọi là Hoàng giáp trúc đào. Thuộc họ Trúc Đào (Apocynaccae)




Cây được trồng làm cảnh và mọc hoang (do trồng rồi bỏ) tại nhiều nơi ở các tỉnh Việt Nam do có hoa màu vàng rất đẹp.
Toàn thân cây thông thiên rất độc, nhất là hạt, người ta ghiền nát hạt để làm thuốc trừ sâu bọ.

Hành biển:


Hoahanhbien3.jpg

Scilla Maritima. Thuộc họ Hành Tỏi (Liliaccea).




Hành biển là cây mọc hoang tại những bãi cát quanh vùng biển Địa Trung Hải và những nước ở Bắc Phi... Việt Nam đã di thực và trồng một số nơi trong nước. Cây có một dò rất lớn, có thể nặng từ 3-8 kg. Vào mùa Xuân có lá hình mác, cuối mùa Hạ, lá khô và xuất hiện cán hoa dài mang nhiều hoa nhỏ màu trắng hay xanh lục.
Hành biển rất độc, người ta dùng nước sắc để diệt chuột và sâu bọ.

Cà độc dược:


Caugaihoa.jpg




Còn gọi là Cà duợc, Mạn đà la (Thuộc họ Cà (Solannaceae)




Nước ta có 3 dạng cà độc dược
1- Hoa trắng, thân xanh, cành xanh
2- Hoa đốm tím, cành và thân tím
3 - Lai hai dạng trên.
Các dạng cây trên đều là những cây nhỏ, mọc hằng năm, cao từ 1-2 mét. Mọc hoang và được trồng làm cảnh khắp nơi trong nước.
Cà độc dược thuộc loại thuốc độc bảng A, nhưng nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, đắp ngoài mụt nhọt...

Cây mù mắt:
images

Là một cây thuộc loại thân thảo, cao khoảng 0,5 m. Thuộc họ Lộ Biển (Lobeliaceae)




Mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Lá hình mác nhọn, mép có răng cưa. Hoa mọc ở kẽ lá, 4 lá dài, 5 cánh hoa màu trắng. Quả nang, có hai ô đựng nhiều hạt nhỏ.
Toàn thân cây có nhựa mủ độc, vào mắt có thể làm mù mắt, nếu nếm vào có cảm giác nóng bỏng.
 
Last edited by a moderator:
Q

quangtuannhoc

Cây Ô dầu:


O%20DAU.jpg

Còn gọi là Củ Gấu Tàu; Củ Ấu Tàu. Thuộc họ Mao Lương (Ranunculaccae)




Cây mọc hoang ở các vùng núi cao biên giới miền Bắc nước ta. Là một loại cây thân thảo. Cao 0,6-1 mét. Thân mọc thẳng đứng, có lông. Lá hình mắt chim, chia thành ba thùy, có răng cưa ở nữa trên. Hoa lớn màu xanh tím, mọc thành chùm dài 5-15 cm. Quả có 5 đại, mỏng như giấy, hạt có vẩy ở trên mặt.
Người ta thường thái mỏng, ngâm rượu dùng xoa bóp đau nhức, sai khớp, dập gãy chân tay. Người ta còn dùng tẩm độc đầu các mũi tên để săn bắn.

NHỮNG CÂY ĐỘC KHÁC

Còn vô số cây cỏ có mang độc chất, mà khi dùng làm thực phẩm, thì các bạn có thể vong mạng, nhưng chúng tôi không thể kể hết vì không có tiêu bản, cũng như không đủ khả năng. Cho nên các bạn cần phải thật thận trọng khi dùng cây cỏ làm thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều cây không cần ăn mà chỉ cần va chạm, hay bị dính mủ, thì các bạn cũng bị tổn thương, tiêu biểu cho những loại đó là:




Cây mắt mèo(quá quen thuộc với học trò :D):


img03307hi.jpg
post ảnh cũng như không :D
tên khoa học Mucuna Pruriens Papilionaecca. Thuộc họ Đậu (Fabaceac)




Là một loại dây leo hằng niên, mọc ở đất hoang, rừng chồi, trảng cỏ, rừng thưa, rừng tái sinh... ít khi mọc ở rừng rậm... Thân, lá, trái đều có lông tơ. Hoa màu tím thẫm, chùm thòng. Trái hơi cong, khi già có màu nâu đen phủ đầy lông vàng, loại lông này rất ngứa. Khi các bạn vô tình chạm phải hay do gió thổi bay đến, thì ngứa ngáy khó chịu vô cùng, càng gãi càng ngứa. Nếu vào mắt thì có thể bị mù tạm thời.
Nếu bị dính lông mắt mèo, thì các bạn đừng gãi mà hãy áp dụng một trong những phương pháp sau:
- Dùng rơm, cỏ khô, giấy... đốt thành ngọn lửa rồi hơ phớt mặt da cho lông mắt mèo bị cháy đi thì đỡ ngứa.
- Nắm cơm thành vắt (cơm nếp càng tốt) lăn trên chỗ ngứa cho lông mắt mèo dính theo.
- Dùng băng keo to bản dán áp vào nơi ngứa rồi lột ra, lông mắt mèo sẽ dính theo băng keo.

Cây sơn:


hazeno_1.jpg




Mọc hoang khắng rừng núi và đồng bằng nước ta. Là một loại cây nhỏ, cao từ 2-5 m. khi lá còn non màu tím thẫm. Thân màu xám. Trái hình cầu, màu xám. Những người dị ứng với cây sơn sẽ bị phù mặt và cơ thể khi chạm phải

Cây hồng thự:


sinhton29_27.jpg




Mọc hoang ở các những cùng đầm lầy, các vùng cửa sông ngập mặn, ven bờ biển. Thân cây bao phù một lớp phấn trắng, lá dày, cứng. Quả hình cầu, kết thành chùm, hay đơn lẻ. Cây hồng thự có nhựa rất độc, dính vào da sẽ bị phồng dộp, văng vào mắt có thể bị mù.
 
Last edited by a moderator:
D

dinhvietha25

Bài viết của bạn rất hay nhưng hình vẽ hơi khó nhìn. Có hình màu post lên cho dễ nhìn nhé. Cảm ơn!
 
Q

quangtuannhoc

Bài viết của bạn rất hay nhưng hình vẽ hơi khó nhìn. Có hình màu post lên cho dễ nhìn nhé. Cảm ơn!

mình xin lỗi bạn nha , mấy cây này hiếm quá , mình chỉ tìm được ảnh trắng đen thôi , nhưng mình nghĩ cũng nhìn được mà bạn :confused:
 
S

sakura1234

quả thật là khó nhìn quá đi! hay bạn làm rõ mí phần mà nó dính chùm 1 màu đen đấy, đc hok?
mà sao bạn siêng vậy?
 
T

th0_luv_pink_kut3

Bài viết của bạn hay quá ah...
Cảm ơn bạn nhiều nhé
Nếu còn bài nào thì bạn post típ nha
 
Q

quangtuannhoc

quả thật là khó nhìn quá đi! hay bạn làm rõ mí phần mà nó dính chùm 1 màu đen đấy, đc hok?
mà sao bạn siêng vậy?

tại mình viết cái đó trong word sẵn , rồi post lên cùng một lúc cho mấy bạn , nếu mình sưu tập được nữa thì mình sẽ viết thêm ^^
cám ơn các bạn rất nhiều vì đã ủng hộ mình nha :D
 
Last edited by a moderator:
D

dinhvietha25

Đây là một bài viết về thực vật ở bách khoa toàn thư mở vi.wikipedia.org, mình post lên cho các bạn tham khảo:

Rừng
Rừng cọ tại-một loại rừng mà cây cọ chiếm ưu thế ở tầng cây caoRừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.

Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng.

Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm Những chỉ dẫn về lâm học, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ông có công xây dựng học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ 19.

Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm Học thuyết về rừng. Sự phát triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh thái học.

Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.

Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.

Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.

Vai trò của rừng trong cuộc sống
Rừng ở Bắc MỹNếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976).
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm.
Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5°C.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.
Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng.
Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng ( diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).

Đặc trưng của rừng
Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó.
Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao.
Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác.
Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.
Rừng có phân bố địa lý.

Cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian.


Cấu trúc tổ thành

Rừng bạch đàn-Rừng đơn ưu cây bạch đànTổ thành là nhân tố diễn tả số loài thamg gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác,tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây khác nhau trên cùng đơn vị thể tích.

Trong một khu rừng nếu một loài cây nào đó chiếm trên 95% thì rừng đó được coi là rừng thuần loài, còn rừng có từ 2 loài cây trở lên với tỷ lệ sấp xỉ nhau thì là rừng hỗn loài.

Tổ thành của các khu rừng nhiệt đới thường phong phú về các loài hơn là tổ thành các loài cây của rừng ôn đới.


Cấu trúc tầng thứ
Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thước nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới.

Một số cách phân chia tầng tán:

Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục.
Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính liên tục.
Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.
Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.
Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo.

Cấu trúc tuổiCấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây tham gia hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc về mặt không gian.

Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi lâm phần thành các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều khi là các mức 10, 15, hoặc 20 năm tùy theo đổi tượng và mục đích.


Cấu trúc mật độ
Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ảnh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng.


Một số chỉ tiêu cấu trúc khác

Độ tàn che là mức độ che phủ của tán câyĐộ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ. Ví dụ độ che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.
Độ tàn che: Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường phân chia theo các mức từ: 0,1; 0,2;...0.9;1.
Mức độ khép tán: Mức độ này thể hiện sự giao tán giãu các cá thể. Cũng là chỉ tiêu để xác định giai đoạn rừng.
Phân bố mật độ theo đường kính: Biểu đồ và hàm toán học phân bố mật độ cây rừng theo chỉ tiêu đường kính.
Phân bố mật độ theo chiều cao: Tương tự như với đường kính chỉ khác là căn cứ theo chiều cao.

Phát triển của rừng
Cũng giống cá thể sinh vật, rừng cũng có sự biến đổi theo thời gian. Nesterop (1949) đã chia quá trình phát triển của rừng thành các giai đoạn: (chủ yếu áp dụng cho rừng trồng, rừng ôn đới).

Rừng non: Mối quan hệ giữa các cây gỗ là mối quan hệ hỗ trợ. Chỉ xuất hiện mối quan hệ cạnh tranh giữ cây gỗ và cây bụi thảm tươi.
Rừng sào: Rừng bắt đầu khép tán, xuất hiện quan hệ cạnh tranh gay gắt về ánh sáng và chiều cao giữa các cá thể cây gỗ. Giai đoạn này cây gỗ phát triển mạnh về chiều cao.
Rừng trung niên: Rừng khép tán hoàn toàn, sự phát triển về chiều cao chậm lại, có sự phát triển về đường kính. Rừng đã thành thục về tái sinh.
Rừng gần già: Giai đoạn này có sự phân chia không rõ với 2 giai đoạn liền trước và liền sau của nó. Trong giai đoạn này cây rừng vẫn có sự ra hoa kết quả và tăng trưởng về đường kính.
Rừng già: Trữ lượng cây gỗ đạt tối đa. Có một vài cây gỗ già, chết. Tán cây thưa dần, cây rừng vẫn ra hoa kết quả nhưng chất lượng không tốt.
Rừng quá già: Cây tầng cao ngừng trệ sinh trưởng, ra hoa quả ít, chống đỡ bệnh tật kém, có hiện tượng rỗng ruột và dễ dàng gãy đổ.

Diễn thế rừng
Hệ sinh thái rừng với những đặc trưng riêng, luôn vận động và biến đổi không ngừng. Quá trình này được gọi chung là động thái rừng. Diễn thế rừng là một trong các trạng thái vận động của hệ sinh thái rừng bao. Diễn thế rừng là sự thay thế thế hệ rừng này bằng thế hệ rừng khác mà trong đó tổ thành loài cây cao - nhất là loài cây ưu thế sinh thái - có sự thay đổi cơ bản. Nói cách khác, diễn thế rừng là sự thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinh thái rừng khác. Hiểu theo một các đơn giản nhất, diễn thế rừng không phải là sự thay thế các thế hệ cây rừng mà là sự thay thế các loài cây rừng.

Ví dụ:

Cỏ → Cây bụi → Cây cao ưa sáng → Cây cao chịu bóng.
Rừng → Rừng gỗ + Tre nứa → Cây bụi → Cỏ.
Nguyên nhân của diễn thế rừng theo Sucasov (1954, 1964) có thể là mối quan hệ tác động cạnh tranh lẫn nhau giữa các loài, loài nào cạnh tranh tốt thì sẽ chiếm ưu thế, Ví dụ như diễn thế rừng ngập mặn: Mắm → Giá, Vẹt. Hoặc có thể là do sự cạnh tranh giữa các loài làm thay đổi môi trường sống, xuất hiện 1 loài mới đến định cư. Ngoài ra còn chịu tác động của nhiều nguyên nhân bên ngoài khác như: đất đai biến đổi, các nạn dịch sâu bệnh (ví dụ: dịch châu chấu), tác động mãnh liệt của con người.

Phân loại diễn thế theo các căn cứ khác nhau: Theo chiều hướng diễn thế, phân thành 2 loại: Diễn thế tiến hóa và diễn thế thoái hoá. Theo nguồn gốc diễn thế, phân thành 2 loại: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.


Diễn thế nguyên sinh
Là sự hình thành rừng ở những nơi hoàn toàn chưa hề có rừng, trải qua 1 loạt các sự biến đổi của các quần xã thực vật khác nhau cuối cùng hình thành nên quần xã thực vật rừng tương đối ổn định.

Diễn thế nguyên sinh gồm 4 pha:

Di cư: Sự di cư các mầm mống thực vật đến vùng đất mới.
Định cư: Các mầm mống thực vật thích nghi, phát triển những thế hệ đầu tiên.
Quần tập: Xuất hiện tái sinh tự nhiên.
Xâm nhập: Nhóm thực vật khác xâm nhập vào nhóm thực vật đã thích nghi ổn định trước và đã tác động đến môi trường sống.
Ví dụ: Diễn thế rừng ngập mặn. Cây Mắm, Sú đã tiên phong xâm nhập vùng đất ngập nước mới lắng động cát ở ven bờ, chúng thích nghi và phát triển, cố định cát bùn, làm thay đổi dần môi trường sống, đến 1 giai đoạn nào đó sẽ xuất hiện sự xâm nhập của Vẹt, Rà, các loài này sẽ chiếm ưu thế và lấn áp loài cũ để phát triển thành quần xã ưu thế, môi trướng sống sẽ thay đổi,tích lũy nhiều mùn hơn, cạn hơn. Sau giai đoạn này sẽ xuất hiện các loài sống bán ngập (Đước), tiến dần đế xuất hiện các loài thực vật sống cạn (Tràm).


Diễn thế thứ sinh
Diễn thế thứ sinh diễn ra trên cơ sở diễn thế nguyên sinh, bắt đầu từ khi hệ sinh thái rừng bị tác động từ bên ngoài (khai thác, chặt phá, nương rẫy...), sau đó là phục hồi rừng và hình thành nên các rừng thứ sinh.

Các nhân tố ảnh hưởng đến diễn thế thứ sinh: Hình thức và mức độ tác động vào rừng, điều kiện khí hậu,thổ nhưỡng.

Ví dụ: Nương rẫy hoang hóa → Cây bụi → Các loài ưa sáng → Rừng thứ sinh.;););)
 
Q

quangtuannhoc

bài viết của bạn dinhvietha25 rất phong phú , mình cám ơn bạn nhiều nha :)
 
M

mr.lik

Kiếm hộ Lik loại hoa khổng lồ của quần đảo in dô nê xi a nữa nha . Thank trước
 
Q

quangtuannhoc

Kiếm hộ Lik loại hoa khổng lồ của quần đảo in dô nê xi a nữa nha . Thank trước

biết rồi , đó là loài rafflessia
rafflesia.jpg

hè , đẹp hem , cánh hoa dày 2cm , chiều dài là 2m1 , chiều cao hổng biết
Wolffia angusta ( bèo chó sói ) nhỏ nhất thế giới
wolffia.jpg

smell-plant.jpg
titan arum , phát mùi kinh dị nhất thế giới
Hydnora africana ( hoa ăn thịt châu phi)
Hydnora_africana-SC-6.jpg
 
Last edited by a moderator:
D

dinhvietha25

Thêm bài nữa về Xương rồng .
Họ Xương rồng

Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Eudicots

Bộ (ordo): Caryophyllales

Họ (familia): Cactaceae
Juss.

Phân họ
Cactoideae
Maihuenioideae
Opuntioideae
Pereskioideae

Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Họ Cactaceae có từ 24 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô.Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.

Xương rồng gần như là loại thực vật của Tân thế giới, ngoại trừ duy nhất là Rhipsalis baccifera, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới của Cựu thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi, Madagascar và Sri Lanka cũng như ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Loài này được cho là mới định cư gần đây ở Cựu thế giới (trong vài nghìn năm gần đây), có thể là do các loài chim di cư mang theo dưới dạng hạt không tiêu hóa được. Nhiều loài xương rồng khác đã thích hợp với môi trường sống mới trên các phần khác nhau của thế giới do sự đem theo của con người.

1.Mô tả
T%E1%BA%ADp_tin:Cactus_flower_closeup03.jpg


Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển. Phần lớn xương rồng, trừ nhánh Pereskioideae phân loại dưới-họ (xem ảnh bên), có lá tiêu biến rất đáng kể. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15-30cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc[1] đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm.[2]
T%E1%BA%ADp_tin:Cactus_flowers_for_web.jpg


Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm (..??). Loài xương rồng Saguaro (Carnegiea gigantea) có thể cao tới 15m (kỉ lục đo được là 17m67, trong khi đó 10 năm đầu nó chỉ cao 10cm. Cây xương rồng "Gối bông của mẹ chồng" ("mother-in-law's cushion", Echinocactus grusonii) nhỏ nhất ở quần đảo Canaria cao 2m50 và đường kính là 1m, cho bông mỗi 6 năm. Đường kính hoa xương rồng khoảng 5-30cm:eek:rng6The diameter of cactus flowers ranges from 5 to 30 cm; màu sắc rất sặc sỡ, lộng lẫy.

2.Chăm sóc
Hầu như người chơi xương rồng kiểng trong nhà không được hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc sau khi mua, dẫn tới tuổi thọ xương rồng không cao. Đối với những chậu xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà, chúng ta không được phép tưới nước cho cây. Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải sưởi sáu tiếng đồng hồ.

Thi thoảng nên tưới xương rồng, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ.. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm; đừng dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Để kiểm tra xem cây có đang thiếu nước không, chúng ta dùng một que tùng bách California đỏ cắm vào đất, nếu nó có phần sậm màu hơn màu của cả que thì đất vẫn ẩm.

3.Loài cây quen thuộc có chung họ xương rồng

Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetallum): Đây là loại hoa cảnh rất được nhiều người yêu chuộng vì đặc tính hoa đẹp chỉ nở một lần vào giữa đêm và có một sự tích giải thích về loài hoa này.
T%E1%BA%ADp_tin:Cactus_flowers.jpg



Thanh long (Hylocereus undatus)[1]: Đây là một loại cây ăn trái. Trái có mùi vị đặc trưng, hơi chua, ngọt. Vỏ trái màu từ đỏ hồng đến đỏ tía. Nhiều người Việt ưa chuộng loại trái này không chỉ để ăn mà còn để chưng trên các bàn thờ rất đẹp và trang trọng.


4.Công dụng

Con người trồng xương rồng ở khắp nơi trên thế giới, nhắc đến nó ai cũng liên tưởng với một loài cây trồng chậu, một loại cây cảnh quen thuộc trong nhà hay trong những vườn kiểng có khí hậu nhiệt đới. Nó còn hình thành cảnh quan khô cằn trong những hoang mạc, hay làm nên những hòn non bộ. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Australia, lượng nước sử dụng rất thiếu thốn, nên loài thực vật chịu-hạn chiếm ưu thế. Số lượng loài phát triển nhanh chóng, như các loài: Echinopsis, Mammillaria và Cereus, bên cạnh các loài khác. Nhêều loài còn đóng vai trò chủ yếu như: xương rồng Gối bông của mẹ chồng (mother-in-law's coushion en:Echinocactus grusonii), xương rồng Golden Barrel dekha.
T%E1%BA%ADp_tin:Ferocactus1.jpg


Người ta thường trồng xương rồng thành hàng rào, ở những vùng sâu vùng xa thiếu điều kiện kinh tế hoặc thiếu thốn nguồn nguyên liệu tự nhiên. Như khu bảo tồn Masai Mara, Kenya là một ví dụ. Xương rồng được dùng trang trí, tạo cảnh quan thiên nhiên cho ngôi nhà và chống trộm, nhiều mục đích khác nữa. Gai nhọn của xương rồng gây đau buốt cho kẻ trộm, khiến chúng phải thoái lui và bỏ ý định ban đầu của mình. Tuỳ loại, mà sự kết hợp hình dạng xương rồng và hình dạng hàng rào sao cho thẩm mỹ nhất.
T%E1%BA%ADp_tin:Opuntia_littoralis_var_vaseyi_4.jpg


Như các loại cây trồng khác, xương rồng cũng được sử dụng với mục đích thương mại, nhiều cây cho trái ăn được như giống: xương rồng lê gai (Prickly Pear en:eek:puntia), thanh long còn là giống cây dụ loài rệp son (hay con gọi là bọ diệp chi, dùng cho công nghiệp nhuộm ở Trung Mỹ).

Loài :peyote, Lophophora williamsii, được biết đến như một vị thuốc an thần (psychoactive ??) của thổ dân châu Mỹ. Nhiều loài của chi Echinopsis (trước đây là Trichocereus) có đặc tính an thần. Như loài xương rồng San Pedro, mẫu vật có thể tìm dễ dàng trong các vườn ươm, có chứa hoạt chất mescaline.

5.Nguồn gốc từ

Từ cactus (xương rồng) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ Κακτος kaktos, dùng để chỉ những loài cây kế[4] có gai ở đây, đặc biệt là cây kế a-ti-sô, và sau đó được dùng để gọi chung cho loài có gai này (do Carolus Linnaeus khám phá năm 1753, nay thuộc họ Mammillaria). Số nhiều của dạng từ "cactus" đang gây tranh cãi: "cactoi" hay "cactuses". Có người cho rằng từ này du nhập từ tiếng Hy Lạp cổ thì phải dùng luôn số nhiều của nó (trong tiếng Hy Lạp); tuy nhiên, từ này thoả quy tắc thành lập số nhiều trong từ vựng tiếng Latin, một loại ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tiếng Anh, nên chuyển sang là "cacti". Bất chấp các tranh cãi trên, từ "cactus" được sử dụng nhiều hơn các nghĩa số ít và số nhiều của nó, đại diện cho cả hai theo từ điển Random House Unabridged Dictionary (2006).
;););););););););););)
 
Q

quangtuannhoc

Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Australia, lượng nước sử dụng rất thiếu thốn, nên loài thực vật chịu-hạn chiếm ưu thế.

mình có đến australia rồi , nhưng mà chưa thấy cây xương rồng nào hết , chắc là tại mình ở vùng lạnh quá nên không thấy nó , australia chủ yếu thuộc đới nóng mà , nhưng chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi vào mùa đông , ở Canberra thường từ -5 đến 8 độ , ở Darwin là 32 độ lận đó
 
Top Bottom