D
duoisam117


Cô mình mới trả bài viết số 7. Các bạn đọc rồi cho ý kiến nha!
>-
>-
>-
Đề: Trong bài thơ “Sang thu” nhà thơ hữu Thỉnh viết : “ Bỗng nhận …….. vắt nửa mình sang thu”. Hãy phân tích đoạn thơ trên.
Bài viết 1:
Thiên nhiên là một đề tài muôn thuở của thi ca. Từ xưa đến nay, trong bất kì một tác phẩm văn học nào – một bài thơ hay một ca khúc… chúng ta đều có thể nhận ra hình ảnh của thiên có mặt trong đó. Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ,… mượn từ thiên nhiên những hình ảnh tuyệt đẹp và biến chúng thành những tuyệt tác làm đứa con tinh thần của họ. Qua đó, họ còn muốn thể hiện tâm hồn thi sĩ của mình với thiên nhiên. Và với Hữu Thỉnh cũng thế. Là một nhà thơ của quân đọi nhưng ông lại có một tâm hồn rất lãng mạn với thiên nhiên . Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm “ Sang thu” của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1977 khi ông tham gia trại thi viết văn của quân đội ở ngoại thành Hà Nội. Với giọng điệu nhẹ nhàng, bài thơ đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ về thiên nhiên lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu:
“Bỗng nhận ra hương ổi
……………………….
Vắt nửa mình sang thu”.
Đọc đoạn văn ta thấy có chút gì đó ấm áp của mùa thu vừa chớm sang mà có lẽ ở những vùng quê miền Bắc mới cảm nhận hết được. Dấu hiệu mùa thu được tác giả nhận ra là gì? Phải chăng là lá vàng rơi xào xạc hay là cả trời thu xanh ngắt? Không như những nhà thơ khác, Hữu Thỉnh nhận ra mùa thu bằng hương thơm của ổi chín. Một hương thơm nhẹ nhàng đã bất chợt đến với ông : “ bỗng nhận ra”. Một cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng. Ở đây, chúng ta đã thấy rõ sự bứt phá của Hữu Thỉnh vượt ra khỏi khuôn khổ ước lệ của về mùa thu. Và thông qua đó, Hữu Thỉnh thể hiện phong cách sống rất riêng của ông. Trong không gian ấy, hương thơm của ổi cứ lan tỏa đi trong gió se “phả” rồi xộc thẳng vào mũi hương vị ngòn ngọt, chua chua của ổi chín. Gió se của mùa thu đă về rồi – một cơn gió se se lạnh và khô.
“ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về…’
Những hạt sương trong buổi sớm mai còn ươn ướt cứ “chùng chình” giăng thành một màng sương mỏng manh qua ngõ. Theo tác giả thì màn sương ấy còn chưa muốn tan biến hết nên cứ cố ý chậm lại. Có lẽ nàng thu ngại ngùng chưa muốn bước sang. Và chính những hình ảnh mộc mạc ấy đã khiến nhà thơ giật mình thốt lên: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như”thể hiện một tâm trạng bối rối, bâng khuâng của nhà thơ. Ông tự đạt cho mình một dấu chấm hỏi: Phải chăng thu về?. Có lẽ là thế, nhưng trong cảm giác lúc này của ông thì chưa chắc chắn lắm. Thu mới chỉ mới về đâu đó mà ông chưa kịp nhận ra.
Hình ảnh thiên nhiên lại được mở rộng ra, xa hơn ở khổ thơ thứ hai:
“ Sông được lúc dềnh dàng
…………………………………….
Vắt nửa mình sang thu”.
Cảm giác bối rối, ngỡ ngàng của nhà thơ bỗng tan biến nhường chỗ cho cảm xúc mãnh liệt của ông. Nước sông lúc này đã trở nên “dềnh dàng” diễn tả dòng nước sông cứ trôi nhẹ nhàng, khẽ gợn sóng và màu nước đã trong hơn. Những cánh chim trời lúc này cũng chớm gấp gáp hơn, chim bắt đầu vội vã hơn để đón chào mùa thu đến. Dường như mọi thứ cứ thay đổi một cách tất tả, thay đổi một cách nhẹ nhàng. Rõ ràng ở đây tác giả đã có cách nhìn thấu đáo và tinh tế. Lồng vào sự quan sát tinh tế của ông lại hiện diện một tâm hồn giao hòa với thiên nhiên. Ông ngước nhìn lên bầu trời. Đâu rồi những cái nắng gay gắt của mùa hè nóng bức, oi ả? Hình như nó đã nhạt dần trong không gian êm dịu, mát mẻ của trời thu. Trên bầu trời chỉ còn vẻn vẹn đâu đó vài áng mây của mùa hè:
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu..’’
Hữu Thỉnh không tả trời thu như Nguyễn Khuyến: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” mà
chỉ là một đám mây “vắt nửa mình sang thu”. Mùa thu mới hé mở rất êm dịu và càng tĩnh lặng.
Cụm từ “vắt nửa mình” rất có sức gợi hình và gợi cảm. Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình” khá là
sáng tạo của nhà thơ Hữu Thỉnh. Tại sao nó phải “vắt nửa mình”? Phải chăng trong đám mây đó
là sự kết hợp hài hòa giữa mùa hạ và mùa thu? Có lă còn lại trong đó chút nắng cua mùa hè,
một vài sợi mây trắng của sắc hạ xen lẫn vào sắc xanh nhạt của mùa thu. Hình như hạ vẫn còn
nuối tiếc chưa muốn sang. Những cảm nhận của nhà thơ càng rõ ràng hơn, ông đã sớm nhận ra
mùa thu về. Vâng, thu đã về thật rồi.
Quả là một bức tranh chuyển mùa tuyệt đẹp – một nét đẹp rất thôn quê, rất mộc mạc,
bình dị và yên bình.
Từ cuối mùa hạ sang đầu mùa thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệtSự
chuyển biến này đã được nhà thơ Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh
giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”. Thông qua đó, chúng ta cần thấy rằng, ở Hữu Thỉnh
luôn có một tâm hồn thi sĩ và yêu đời. Từng là một người chiến sĩ, phải trải qua biết bao nhiêu
gian khổ, dương đầu với cái chết và sự sống. Khi ấy, chả ai dám nghĩ đến việc hưởng thụ. Và giờ
đây, khi hòa bình dduocj lặp lại, ông cảm thấy thật sung sướng, lúc này cuộc sống đối với ông
mới thực sự có ý nghĩa, mới thật đáng quý biết chừng nào. Ngoài ra, ta còn có thể thấy được
họa quả là tình. Nó vẽ nên muôn cảnh đẹp của thiên nhiên và trong nó chứa đựng những cảm
xúc mãnh liệt, dạt dào của người thi sĩ.
Đề: Trong bài thơ “Sang thu” nhà thơ hữu Thỉnh viết : “ Bỗng nhận …….. vắt nửa mình sang thu”. Hãy phân tích đoạn thơ trên.
Bài viết 1:
Thiên nhiên là một đề tài muôn thuở của thi ca. Từ xưa đến nay, trong bất kì một tác phẩm văn học nào – một bài thơ hay một ca khúc… chúng ta đều có thể nhận ra hình ảnh của thiên có mặt trong đó. Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ,… mượn từ thiên nhiên những hình ảnh tuyệt đẹp và biến chúng thành những tuyệt tác làm đứa con tinh thần của họ. Qua đó, họ còn muốn thể hiện tâm hồn thi sĩ của mình với thiên nhiên. Và với Hữu Thỉnh cũng thế. Là một nhà thơ của quân đọi nhưng ông lại có một tâm hồn rất lãng mạn với thiên nhiên . Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm “ Sang thu” của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1977 khi ông tham gia trại thi viết văn của quân đội ở ngoại thành Hà Nội. Với giọng điệu nhẹ nhàng, bài thơ đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ về thiên nhiên lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu:
“Bỗng nhận ra hương ổi
……………………….
Vắt nửa mình sang thu”.
Đọc đoạn văn ta thấy có chút gì đó ấm áp của mùa thu vừa chớm sang mà có lẽ ở những vùng quê miền Bắc mới cảm nhận hết được. Dấu hiệu mùa thu được tác giả nhận ra là gì? Phải chăng là lá vàng rơi xào xạc hay là cả trời thu xanh ngắt? Không như những nhà thơ khác, Hữu Thỉnh nhận ra mùa thu bằng hương thơm của ổi chín. Một hương thơm nhẹ nhàng đã bất chợt đến với ông : “ bỗng nhận ra”. Một cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng. Ở đây, chúng ta đã thấy rõ sự bứt phá của Hữu Thỉnh vượt ra khỏi khuôn khổ ước lệ của về mùa thu. Và thông qua đó, Hữu Thỉnh thể hiện phong cách sống rất riêng của ông. Trong không gian ấy, hương thơm của ổi cứ lan tỏa đi trong gió se “phả” rồi xộc thẳng vào mũi hương vị ngòn ngọt, chua chua của ổi chín. Gió se của mùa thu đă về rồi – một cơn gió se se lạnh và khô.
“ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về…’
Những hạt sương trong buổi sớm mai còn ươn ướt cứ “chùng chình” giăng thành một màng sương mỏng manh qua ngõ. Theo tác giả thì màn sương ấy còn chưa muốn tan biến hết nên cứ cố ý chậm lại. Có lẽ nàng thu ngại ngùng chưa muốn bước sang. Và chính những hình ảnh mộc mạc ấy đã khiến nhà thơ giật mình thốt lên: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như”thể hiện một tâm trạng bối rối, bâng khuâng của nhà thơ. Ông tự đạt cho mình một dấu chấm hỏi: Phải chăng thu về?. Có lẽ là thế, nhưng trong cảm giác lúc này của ông thì chưa chắc chắn lắm. Thu mới chỉ mới về đâu đó mà ông chưa kịp nhận ra.
Hình ảnh thiên nhiên lại được mở rộng ra, xa hơn ở khổ thơ thứ hai:
“ Sông được lúc dềnh dàng
…………………………………….
Vắt nửa mình sang thu”.
Cảm giác bối rối, ngỡ ngàng của nhà thơ bỗng tan biến nhường chỗ cho cảm xúc mãnh liệt của ông. Nước sông lúc này đã trở nên “dềnh dàng” diễn tả dòng nước sông cứ trôi nhẹ nhàng, khẽ gợn sóng và màu nước đã trong hơn. Những cánh chim trời lúc này cũng chớm gấp gáp hơn, chim bắt đầu vội vã hơn để đón chào mùa thu đến. Dường như mọi thứ cứ thay đổi một cách tất tả, thay đổi một cách nhẹ nhàng. Rõ ràng ở đây tác giả đã có cách nhìn thấu đáo và tinh tế. Lồng vào sự quan sát tinh tế của ông lại hiện diện một tâm hồn giao hòa với thiên nhiên. Ông ngước nhìn lên bầu trời. Đâu rồi những cái nắng gay gắt của mùa hè nóng bức, oi ả? Hình như nó đã nhạt dần trong không gian êm dịu, mát mẻ của trời thu. Trên bầu trời chỉ còn vẻn vẹn đâu đó vài áng mây của mùa hè:
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu..’’
Hữu Thỉnh không tả trời thu như Nguyễn Khuyến: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” mà
chỉ là một đám mây “vắt nửa mình sang thu”. Mùa thu mới hé mở rất êm dịu và càng tĩnh lặng.
Cụm từ “vắt nửa mình” rất có sức gợi hình và gợi cảm. Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình” khá là
sáng tạo của nhà thơ Hữu Thỉnh. Tại sao nó phải “vắt nửa mình”? Phải chăng trong đám mây đó
là sự kết hợp hài hòa giữa mùa hạ và mùa thu? Có lă còn lại trong đó chút nắng cua mùa hè,
một vài sợi mây trắng của sắc hạ xen lẫn vào sắc xanh nhạt của mùa thu. Hình như hạ vẫn còn
nuối tiếc chưa muốn sang. Những cảm nhận của nhà thơ càng rõ ràng hơn, ông đã sớm nhận ra
mùa thu về. Vâng, thu đã về thật rồi.
Quả là một bức tranh chuyển mùa tuyệt đẹp – một nét đẹp rất thôn quê, rất mộc mạc,
bình dị và yên bình.
Từ cuối mùa hạ sang đầu mùa thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệtSự
chuyển biến này đã được nhà thơ Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh
giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”. Thông qua đó, chúng ta cần thấy rằng, ở Hữu Thỉnh
luôn có một tâm hồn thi sĩ và yêu đời. Từng là một người chiến sĩ, phải trải qua biết bao nhiêu
gian khổ, dương đầu với cái chết và sự sống. Khi ấy, chả ai dám nghĩ đến việc hưởng thụ. Và giờ
đây, khi hòa bình dduocj lặp lại, ông cảm thấy thật sung sướng, lúc này cuộc sống đối với ông
mới thực sự có ý nghĩa, mới thật đáng quý biết chừng nào. Ngoài ra, ta còn có thể thấy được
họa quả là tình. Nó vẽ nên muôn cảnh đẹp của thiên nhiên và trong nó chứa đựng những cảm
xúc mãnh liệt, dạt dào của người thi sĩ.