Bài viết số 6- lập luận giải thích

M

mjnhheo999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai giúp em tuần sau nộp

Đề 1: Chủ tịch HCM nhận định"Mỗi sáng tác văn học dân gian là một hòn ngọc quý" Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Đê 2: Em hiểu thế nào về câu nói sau đây " Rễ của học tập thì đắng, quả thì ngọt "

Nếu được thì ghi em luôn cái dàn ý, tks nhiều
 
T

tiendat_no.1


2,
Bàn về học vấn, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Em hiểu y kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan điểm của mình về vấn đề này?
Dàn bài:

1.Mở bài.

- Những người có trình độ học vấn cao thường đạt được những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng không mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, trong nghiên cứu khoa học…


- Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
2. Thân bài.


* Ý nghĩa câu ngạn ngữ.

- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của mỗi người.


- Con đường học tập để có được học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay).


- Học vấn mang lại niềm vui, hạnh phúc và lợi ích to lớn cho con người (hoa quả ngọt ngào).

- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ, chỉ có không ngại khó, không ngại khổ, con người mới có thể thành công trong học tập.

* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ.


- Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.



- Muốn có học vấn cao, phải nỗ lực học tập. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh… Lao động trí óc rất vất vả, phải lao tâm khổ trí.


- Trong thực tế học tập và nghiên cứu, chúng ta thường gặp những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải dồn hết tâm huyết, sức lực để tìm hiểu, khám phá và giải quyết. Cần có thái độ kiên trì, vượt khó, thắng không kiêu, bại không nản.


- Quá trình học tập sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều người phải vừa lao động kiếm sống, vừa học tập.



- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập là Bác Hồ. Lúc còn trẻ, Bác phải làm phụ bếp dưới tàu biển, trong khách sạn, làm công nhân khuân vác ngoài bến cảng, quét tuyết ở công viên, làm thợ ảnh, làm báo … Tuy phải làm rất nhiều nghề vất vả để hoạt động cách mạng, nhưng Bác vẫn chuyên cần học tập nên đã đạt đến trình độ học vấn cao.




(- Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người xung quanh, đương thời hoặc trong lịch sử để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.)
* Mở rộng vấn đề.

- Không nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mặt kiến thức. Học vấn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quí.



- Để đạt được những điều đó, mỗi người cần cố gắng không ngừng. từ bỏ một thói xấu hoặc làm một việc tốt cũng là vượt qua khó khăn, thử thách.




- Không phải khi nào cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Thực ra, trong học tập vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học thì sự say mê làm vơi đi mệt nhọc, kết quả học tập sẽ rất khả quan.
3. Kết bài.

- Ai cũng muốn hái những hoa quả ngọt ngào trên cây học vấn. Nhưng nó chỉ dành cho những người chấp nhận những chùm rễ đắng cay.


- Thế hệ trẻ ngày nay muốn trở thành người có học vấn, muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học thì phải tự trang bị cho mình tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên con đường học tập.


Học vấn có những chùm rễ đắng cay: việc học đầy gian khổ, phải thức khuya dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi, khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi… đó là chưa kể đến những lúc thi hỏng.
- Hoa quả ngọt ngào: kết quả của sự học: sự học thành công - có sự vẻ vang, có cuộc sống hạnh phúc, được mọi người quý mến…


.Câu ngạn ngữ này gợi cho chúng ta bài học gì?

- Phải kiên trì, vượt mọi gian khổ, có khi là cay đắng để học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang cho một tương lai tốt đẹp…”.


Đáp án của người ra đề khiến chúng tôi ngạc nhiên. Như vậy, theo quan điểm của tác giả tài liệu, mục đích duy nhất của việc học là “hoa quả ngọt ngào”, là thành công, vẻ vang, hạnh phúc, được mọi người quý mến. Mục đích ấy khiến người ta có thể chịu đựng gian khổ để học hành, rèn luyện.



Cách trả lời ấy rất phiến diện, chỉ hướng vào mục tiêu thực dụng có phần hẹp hòi của việc học. Đặc biệt, tác giả tài liệu trên đã mắc sai lầm khi cho rằng việc học là gian khổ, cay đắng mà không biết rằng bản thân việc học đã là hạnh phúc, cái “hoa quả ngọt ngào” nằm ngay chính trong quá trình học tập. Phân biệt rạch ròi giữa “chùm rễ đắng” (học tập) và “hoa quả ngọt ngào”(thành công) cũng không đúng. Nói thế nghĩa là người ta chỉ dành một khoảng thời gian nhất định để học tập, rồi sau đó chỉ việc hưởng những thành quả ngọt ngào của nó? Giả sử nếu không có “hoa trái ngọt ngào” mang màu sắc thực dụng như trên thì người ta không chịu học chăng?



Như vậy, cách trả lời của tài liệu trên tưởng như đúng nhưng thực chất đã gieo vào trí óc học sinh những quan niệm sai lầm, lệch lạch về vai trò, vị trí của học vấn đối với đời sống con người. Phải chăng những tiêu cực trong giáo dục hiện nay cũng xuất phát từ những quan niệm sai lầm về mục đích của việc học? Quan niệm học chỉ vì những mục tiêu lợi ích trước mắt sẽ gây ra những hậu quả hết sức nặng nề.


của triết học của phương Đông, người xưa quan niệm học vấn, giáo dục có vai trò thiêng liêng đối với việc giúp con người hoàn thiện nhân cách, trí tuệ. “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý” (ngọc không mài giũa chẳng nên hình, người không học không biết đạo lý). Đạo lý ở đây là chân lý của vũ trụ, trời đất, và đặc biệt là đạo lý làm người, cách ứng xử tốt đẹp giữa con người với nhau. Người xưa quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là mục tiêu đạo lý, lễ nghĩa được đặt lên hàng đầu. Ca dao có câu: “Học là học để làm người. Biết điều hơn thiệt, biết lời thị phi”. Các nhà giáo luôn chú trọng giáo dục đạo đức cho học trò, và dùng chính mình để nêu gương cho học trò.



Người dân Việt Nam đặc biệt coi trọng việc học, cho rằng được học hành là một hạnh phúc lớn lao. “Thương con cho bạc cho tiền-Không bằng cho bút cho nghiên học hành”. Học là một hành trình không có điểm dừng vì “bể học vô bờ”, như Khổng Tử đã dạy “Học nhi bất yếm” (học không biết chán). Bậc học giả chân chính tìm thấy niềm vui vô bờ bến ngay trong chính hành trình vô tận của việc học. Ngạn ngữ có câu “Rất vui chẳng gì bằng đọc sách…”. Vì vậy, việc học hành đối phó, chạy theo bằng cấp, học chỉ để tìm kiếm danh vọng, lợi lộc là hoàn toàn xa lạ với đạo học chân chính.



Giai thoại danh nhân kể rằng C.R.Darwin dù đã được mệnh danh là nhà bác học nhưng vẫn miệt mài học tập, nghiên cứu. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Có nhiều cụ tuổi gần đất xa trời vẫn đăng kí tham gia các chương trình học Thạc sỹ, Tiến sỹ… Chính niềm đam mê học vấn đã tạo nên những bộ óc vĩ đại của nhân loại.



Quan niệm về “học” cũng không chỉ bó hẹp trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, hay chỉ là những quá trình đào tạo chính quy, bài bản mà mở rộng tới tất cả những hoạt động mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Theo quan niệm của chúng tôi, đối với những người có ý thức hoàn thiện mình thì phần lớn những hoạt động của người ấy ít nhiều đều có tính chất “học”. Những con người đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.



Dĩ nhiên việc học trước hết nhằm hướng tới mục đích giúp con người có điều kiện xây dựng một cuộc sống vật chất, tinh thần đầy đủ, tốt đẹp hơn. “Nên thợ nên thầy vì có học. No ăn no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi). Giáo dục, học vấn cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng quốc gia văn minh, giàu mạnh như Hoàng đế Quang Trung quan niệm “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Học giả Thân Nhân Trung cũng có một câu nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bác Hồ cũng viết “Vì lợi ích trăm năm trồng người”.



Hiền tài chỉ có được từ một nền giáo dục phát triển, từ những cá nhân biết coi trọng, chăm lo việc học. Muốn phát triển nền giáo dục, thiết nghĩ trước hết mỗi cá nhân cần xác định đúng mục đích của việc học.
 
T

tiendat_no.1

1,
Văn chương dân gian thì có tính dân dã và tập thể. Ngày xưa dòng văn chương này thường của những người bình dân sáng tác và truyền miệng. Vì vậy những sáng tác ấy khá nhiều nhưng lúc đầu thường chất lượng còn đơn giản, thô sơ. Một số rất ít được sửa chữa, gọt rũa trong quá trình truyền miệng trở thành có giá trị. Từ quan điểm đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý". Và quả thực những sáng tác còn lại được với thời gian của văn chương dân gian đã được tẩy rửa hết tạp chất và cô luyện đến hàm súc thành sáng đẹp.
Sẽ không có gì phải bàn về văn chương bác học, bởi tên tuổi các nhà thơ cổ điển: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương và các nhà thơ nhà văn hiện đại nổi tiếng của thế kỷ XX: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật…đã tự khẳng định vị thế của văn chương bác học.
Điều đau lòng là hiện nay văn chương bác học và sáng tác của quần chúng đang bị lẫn lộn rất nghiêm trọng. Văn chương bác học là nghệ thuật, còn sáng tác của quần chúng đại trà thì chưa phải là nghệ thuật, chưa phải là văn chương. Nhưng bác học thì bao giờ cũng ít, mà quần chúng thì lại đông đảo. Và một số người vì ý đồ riêng đã cố tình đánh tráo giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật để kiếm lợi. Thế là sáng tác của quần chúng đã được xuất bản tràn lan và phát hành rộng rãi. Và mọi người quan niệm một cách đơn giản là đã in thì thành sách, thành tác phẩm và người viết những thứ đó nghiễm nhiên được gọi là nhà thơ nhà văn. Và "Thơ phường, thơ xã bủa vây Hội Nhà văn Việt Nam" như tiêu đề một bài viết được tải trên một số trang web mới đây.
Trong bài này, nhà thơ Vũ Quần Phương - Chủ tịch Hội đồng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam đã dũng cảm bộc bạch lo lắng có trách nhiệm rất đúng rằng: "Ranh giới giữa chuyên nghiệp và nghiệp dư ngày càng không rõ nét. Nhiều người nghiệp dư nhưng cũng dùng những thao tác chuyên nghiệp để xuất bản và phát hành: trình bày ấn tượng, in sang trọng, quảng cáo giới thiệu rầm rộ… nên độc giả rất khó phân biệt. Chọn sách thì không thể căn cứ vào nhà xuất bản nữa rồi…Nghe theo nhà phê bình thì người phê bình thực sự rất ít viết, bạn bè viết giúp thì lại không chuẩn mực. Tập dở nhiều lấn át và che khuất tập hay…Những người ban đầu chỉ định chơi thơ thôi thì bây giờ nhất định xin gia nhập Hội Nhà văn".
Một thông tin mới làm tôi giật mình thật sự, đó là tổ chức Câu lạc bộ Thơ Việt Nam, tổ chức của những người yêu thơ được thành lập từ mấy năm trước đây, chủ yếu gồm những người đã nghỉ hưu để bình thơ xướng họa cho vui, rồi một số người tập sáng tác thơ. Vì đội ngũ những người nghỉ hưu và tập sáng tác này khá đông đảo, nên tổ chức cũng phát triển nhanh và rộng rãi.
Bỗng gần đây, tổ chức này muốn xin Nhà nước cho đổi tên thành Hội Nhà thơ Việt Nam, tồn tại trên danh nghĩa song song ngang bằng với Hội Nhà văn Việt Nam. Đây là một quan niệm nhầm lẫn, đánh đồng giữa văn chương có nghệ thuật cao và những sáng tác theo phong trào. Dẫu ở tổ chức này thỉnh thoảng cũng có người có được một vài sáng tác chất lượng nhất định. Không biết những người có trách nhiệm đã phân biệt rõ điều này? Bởi yêu thơ, tập làm thơ và bình cho nhau nghe cũng là có ý nghĩa và đáng quý. Và không ảo vọng thành nhà thơ, tức là "biết mình biết người" thì càng quý hơn, sẽ được xã hội trân trọng. Người ta chỉ thực sự vĩ đại khi ở đúng vị trí của mình. Còn "áo rộng hơn người" thì xưa nay thường thành đề tài để mọi người đàm tiếu.
Phân biệt giữa văn chương bác học và những bài tập sáng tác chưa thành tác phẩm của quần chúng vẫn cần thiết được đặt ra một cách nghiêm túc, nếu chúng ta còn muốn có những tác phẩm đỉnh cao, xứng đáng với dân tộc và thời đại
 
M

mjnhheo999

Ai làm giùm luôn cái đề 3 : Em hiểu thế nào về câu " Nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người"
 
Top Bottom