Văn Bài viết số 2

Chou Chou

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
TV BQT được yêu thích nhất 2017
4 Tháng năm 2017
4,070
4,352
704
23
Phú Thọ
THPT Thanh Thủy

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Đề bài: (Nghị luận văn học) : Cảm nhận của anh / chị về bài "Thương vợ" của Trần Tú Xương.

Mọi người giúp em lập những luận điểm chính và hướng làm bài với ạ!

@lê thị hải nguyên @p3nh0ctapy3u
I/ Mở bài Dàn ý phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
- Tú Xương là nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đồng thời cũng là tác giả của những vần thơ trữ tình đằm thắm , thiết tha .
- “Thương vợ” là một sáng tác tiêu biểu cho bút pháp trữ tình trong thơ Tú Xương.
- Bài thơ đã khắc họa chân dung bà Tú vất vả đảm đang , giàu đức hi sinh và bộc lộ sự cảm thông , lòng yêu thương trân trọng ngợi ca người vợ của nhà thơ .

II/ Thân bài Dàn ý phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
1/ Giới thiệu chung
- Trong thơ trung đại Việt Nam , các nhà thơ –nhà nho ít khi viết về cuộc sống tình cảm đời tư của mình , càng hiếm khi viết về người vợ . Thơ văn xưa coi trọng mục đích giáo huấn , dùng văn thơ để dạy đời , tỏ chí “văn dĩ tải đạo” , “thi dĩ ngôn chí” , với những đề tài phổ biến như : chí làm trai , nợ công danh , chí kinh bang tế thế hoặc những ưu tư về thời cuộc …
- Cũng trong xã hội xưa , vị thế cảu người phụ nữ ít được coi trọng , thậm chí còn bị coi rẻ .
- Tú Xương thì khác . Ông có nhiều bài thơ viết về vợ với những câu đầy thương mến , hóm hỉnh :

“Có một cô lái , nuôi một thầy đồ ,
Quần áo rách rưới , ăn uống xô bồ”


Đây là lời đáp của bà Tú khi được ông Tú hỏi về câu đối vừa mới viết :

“ Thưa rằng hay thực là hay ,
Không hay sao lại đỗ ngay tú tài ,
Xưa nay em vẫn chịu ngài”


- Trong một loạt bài thơ Tú Xương viết về vợ , Thương vợ được coi là tác phẩm tiêu biểu hơn cả . Bài thơ thể hiện cả hai mặt trong thơ Tú Xương , vừa ân tình vừa hóm hỉnh .
- Thương vợ được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng ngôn ngữ rất sinh đọng tự nhiên , mang đậm sắc thái dân gian , mang nét riêng độc đáo của thơ Tú Xương .

2/ Hai câu đề :

Quanh năm buôn bán ở mom sông ,
Nuôi đủ năm con với một chồng .


- Câu thơ mở đầu cất lên thật tự nhiên , dường như không chút gọt giũa mà nói được bao điều về hình ảnh và công việc làm ăn của bà Tú .
- Từ “quanh năm” diễn tả sự triền miên về thời gian , từ ngày này sang ngày khác , tháng này qua tháng khác và năm nào cũng vậy , bất kể mưa nắng , sớm trưa . Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó , bà Tú phải miệt mài với công việc “buôn bán” . Đó chỉ là kiểu buôn thúng bán mẹt , lời lãi chẳng được bao nhiêu ở chốn đầu sông cuối bãi .
- Hai từ “mom sông” cụ thể hóa không gian làm việc của vợ ông Tú , đó là nơi có thế đất hiểm trở , là doi đất nhô ra , ba bề là nước , khá chênh vênh nguy hiểm .
- Tú Xương đã quan sát , thấu hiểu cho nỗi vất vả của người vợ . Bởi vậy , ẩn sau mỗi lời thơ nôm na bình dị là một niềm cảm thông , thương mến sâu lắng . Với người vợ , một lời cảm thông như vậy của chồng cũng đủ để bù đắp cho bao nỗi đắng cay .
 
  • Like
Reactions: Chou Chou

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Đề bài: (Nghị luận văn học) : Cảm nhận của anh / chị về bài "Thương vợ" của Trần Tú Xương.

Mọi người giúp em lập những luận điểm chính và hướng làm bài với ạ!

@lê thị hải nguyên @p3nh0ctapy3u
Phân tích bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương.

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm convới một chồng.

Lặn lội thân cò khi quảng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững củng như không.

DÀN Ý

I. MỞ BÀI

- Thương vợ được viết khoảng năm 1896 - 1897. Bà Tú tên Phạm Thị Mẫn, là người vợ hiền thục đảm đang, tần tảo lo cho chồng con, nên tác giả rất quý trọng và có viết một số bài thơ về bà. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện ra phía trước, ông Tú khuất ở phía sau, nhìn kĩ mới nhận ra và hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn tri ân vợ.

- Đặc biệt, bài Thương vợ thể hiện lòng thương quý và biết an người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh cho chồng con.

II. THÂN BÀI

A. VIỆC MƯU SINH VẤT VẢ CỦA BÀ TÚ

1. Việc mưu sinh vất vả của bà Tú được diễn tả trong bốn câu đầu.

- Thời gian (quanh năm), công việc (buôn bán), không gian (ở mom sông): quanh năm bà Tú miệt mài buôn bán vất vả ở mom sông, lo liệu việc mưu sinh cho cả nhà là nuôi lũ con (năm con), lại nuôi luôn cả chồng (với một chồng). Lối nói úp mở vừa hóm hỉnh trong hai câu 1, 2 vừa nhấn mạnh lòng biết ơn pha lẫn sự ăn năn và tỏ ý thương quý bà Tú.

- Câu 3 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, có sử dụng biện pháp đảo ngữ (lặn lội thân cò) để diễn tả việc buôn bán vất vả của bà Tú, lặn lội cả những nơi vắng vẻ, nguy hiểm (nơi quãng vắng). Câu 4 tả cảnh bà Tú phải chen chúc trên mặt nước vào những buổi đò đông, eo sèo mua bán thật tất bật, nhọc nhằn.

B. ĐỨC TÍNH CAO ĐẸP CỦA BÀ TÚ

- Bà Tú là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con:

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Trong hai câu 5 và 6, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ:

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

- Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con.

- Nắng mưa chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo ("năm nắng mười mưa"), vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

C. THÓI ĐỜI ĂN Ở BẠC

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

- Trong hai câu 7, 8, giọng thơ như nguyền rủa thói ăn ở bạc bẽo của chính nhà thơ. Nhìn bề ngoài, quả thật ông chẳng những không chia sẻ với nỗi cực nhọc trong việc mưu sinh của gia đình, lại trở thành gánh nặng cho bà Tú, nên có cũng như không. Có vẻ như ông hờ hững, bạc bẽo đối với vợ, thật đáng chê trách.

- Lời chửi trong hai câu kết là lời Tú Xương rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi "thói đời" bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân xâu xa khiến bà Tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung.

III. KẾT BÀI

Xã hội xưa "trọng nam khinh nữ", coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc. Một nhà nho như Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là "quan ăn lương vợ", không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khiếm khuyết. Một con người như thế là một nhân cách đẹp.
 
  • Like
Reactions: Chou Chou

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Đề bài: (Nghị luận văn học) : Cảm nhận của anh / chị về bài "Thương vợ" của Trần Tú Xương.

Mọi người giúp em lập những luận điểm chính và hướng làm bài với ạ!

@lê thị hải nguyên @p3nh0ctapy3u
Khái quát tác giả:
- Trần Tế Xương,một người tài năng và tâm huyết nhưng lận đận về quan trường.
- Sáng tác trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm. Nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối
=>Trữ tình, trào phúng.
Nội dung bài thơ
Bài Thương vợ:
- Đề tài: về bà Tú – người phụ nữ chịu nhiều gian truân và vất vả trong cuộc đời thực
- Thương vợ: là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú
Công việc mưu sinh của bà Tú.
- “Quanh năm buôn bán ở mom sông”:
+ Thời gian: Quanh năm : suốt cả năm, hết năm này sang năm khác, không kể mưa nắng
+ Không gian: ở mom sông: chỗ chênh vênh, dễ sụp dễ té, nguy hiểm
+ Công việc: buôn bán
=>Câu thơ vừa giới thiệu bà Tú vừa gợi lên sự gian nan, vất vả.
- “Nuôi đủ năm con với một chồng”
+ Nuôi con (năm con): chuyện bình thường
+ Nuôi chồng (một chồng): khác thường
=> Cái gánh nặng mà bà phải mang
+ “Nuôi đủ” : đủ cả về số lượng và chất lượng
=>Nuôi được đàn con đông đúc đã là khó
=>Đủ cho một đức lang quân như ông Tú quả là vất vả: Bởi không chi lo cho ông ăn no, uống say, mặc ấm mà còn phải diện đẹp, phải tiêu pha, phải đầy đủ những thú phong lưu của nhà nho...
=>Liệu có thể nào nuôi đủ nếu không có nghề buôn thúng bán bưng quanh năm dãi dầu với mon sông, bến chợ? Để nuôi đủ được ngần ấy con, thêm đức ông chồng nữa thì bà Tú phải bươn chãi.
=>Bà Tú đảm đang, tháo vát và chu toàn
-Cách nói khôi hài:
+Chồng là thứ con cần phải nuôi
+Chồng xếp sau con: tự hạ mình
=>So sánh 5 con = 1 chồng: gánh nặng lại càng nặng hơn
=>thể hiện lòng tri ân, thương quý vợ.
Cụ thể hơn về cuộc sống tần tảo, xuôi ngược của bà Tú.
-"lặn lội thân cò khi quãng vắng”
+ “Lặn lội”: từ ghép + pháp đảo từ à nhấn mạnh nỗi gian truân, vất vả
=>Sử dụng câu đảo từ
+ “thân cò”: hình ảnh ẩn dụ à chỉ thân phận của bà Tú
+ “khi quãng vắng”: bao hàm cả không gian và thời gian (có khi ở nơi heo hút vắng vẻ chứa đầy bất trắc, hiểm nguy)
=>Câu thơ sáng tạo từ ca dao nhằm cụ thể hơn về thân phận của bà Tú: một mình đơn chiếc, tần tảo ngược xuôi.
- “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
+ “Eo sèo”:
âm thanh kì kèo, kêu ca, cáu gắt, phàn nàn giữa chợ.
+ “buổi đò đông”: chỉ nơi đông đúc người à diễn tả cảnh bà Tú chen chúc vất vả để buôn bán
- Hai câu thực đối nhau về từ ngữ:
+ lặn lội >< eo sèo
+ khi quãng vắng >< buổi đò đông

=> Hiệu quả: làm nổi bật sự vất vả, gian truân – đã vất vả vì đơn chiếc lại bươn chãi trong cảnh chen chúc chốn đông người.
- Giọng thơ:
+ tràn đầy thương cảm
+ pha chút ái ngại.
Đức tính chịu đựng hi sinh vì chồng con.
- “Một duyên hai nợ âu đành phận”
+ “duyên” (1): hạnh phúc thì ít
+ “nợ”: con lẫn chồng: lo toan, bộn bề thì nhiều.
=> Tú Xương coi mình là cái nợ mà bà Tú phải mang.
+ “âu đành phận”: chấp nhận số phận, không phàn nàn, lặng lẽ hi sinh.
- “Năm nắng mười mưa dám quản công”
+ “nắng mưa”:
ẩn dụ chỉ sự vất vả
+ “năm, mười”: số đếm, như nhân lên gấp bội sự nhọc nhằn
+ “dám quản công”: không nề hà, kể công
=>Bằng các thành ngữ sáng tạo, phép đối chỉnh, nhà thơ thể hiện trọng vẹn đức tính cam chịu hi sinh vì chồng con của bà Tú. Đó là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Âm điệu hai câu thơ:
+ vừa là lời Tú Xương trách mình
+ vừa là lời than cho tình cảnh người vợ hiền sống cam chịu vì chồng vì con.
=>Ở ngoài xã hội, bà Tú là người phụ nữ tảo tần, bươn chãi dù mưa hay nắng, lúc lặng lẽ âm thầm đơn chiếc, lúc lúc chen chúc chốn đông người thì chịu bao nhiêu tiếng chì chiết để chu toàn cho cuộc sống gia đình.
=>Trở về gia đình, bà Tú là người vợ nhu hoà, hiếu thuận, không phàn nàn cáu gắt với chồng con.
Lời tâm sự của nhà thơ.
- Thương vợ mà bật ra thành hành động qua ngôn ngữ trực tiếp:
+ chửi thói đời: thói quen đáng trách được mặc nhiên công nhận à tập tục bất công của nho giáo: không cho ông được thương vợ thiết thực, không cùng vợ lặn lội, eo sèo
+ Vậy nên ông tự trách: “Có chồng hờ hững cũng như không”
- Đằng sau tiếng chửi xã hội, chửi mình là những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm tràn phẫn uất, của bi kịch.
+ Bi kịch của Tú Xương: từng nuôi mộng “bia đá bảng vàng” “cho sang mặt vợ”
+ Bi kịch của xã hội: chữ Hán đến thời mạt vận, thi cử lộn tùng phèo
+ Rốt cục: Tú Xương trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vợ à tê tái, đớn đau.
 
Top Bottom