Văn Bài Viết Số 1 - Văn Thuyết Minh [Văn 9]

Koiru

Học sinh
Thành viên
25 Tháng tám 2017
47
13
21
Bình Thuận
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Cây Lúa Việt Nam
Đề 2: Cây ... ở quê em
Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em
Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh ở quê em

Giúp mình với ạ! Mình chỉ cần dàn bài chi tiết là đủ rồi ạ :):) Cảm ơn trước :p
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Đề 1
Giới thiệu:
-lúa là một loại thức ăn chính của người dân việt nam từ bao đời nay
-nuôi dưỡng con người
-là thực phẩm xuất khẩu của việt nam
nguồn gốc:
xuất xứ từ một loài cây hoang dại có từ rất lâu đời,cách đây ít nhất 130 triệu năm
Đặc điểm:
-là loại ưa nước,có nước mới sống đc
-thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
- Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
- Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.
- Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể,dài từ 2m=>11m
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
Giống:
-Các giống lúa thông thường được phân loại theo cấu trúc và hình dạng hạt gạo của chúng.
+nếp thái:hạt dài,thơm,chứa ít amylopectin
+nếp ta:hạt to,ngắn,mẩy,chứa nhiều amylopectin
+gạo bắc thơm:sống ở miền bắc,khi nấu có vị thơm
+.............
Vai trò của cây lúa.
- Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
- Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
thành tựu:Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
kết lại:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
- Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

Đề 2
I - Mở bài:
Giới thiệu khái quát về loài cây mà em yêu thích. Có thể mở đầu bằng miêu tả.
II - Thân bài:
Giới thiệu chi tiết về loài cây ấy ( trong khi giới thiệu kết hợp với miêu tả) về các phương diện:
+ Nguồn gốc.
+ Đặc điểm ( chú ý miêu tả hình dáng, gốc, thân, lá, cành, hoa, quả...)
+ Vài trò và ý nghĩa của loài cây này đối với với con người ( Giá trị và lợi ích về kinh tế, môi trường, thẩm mĩ...)
III - Kết bài:
Phát biểu những cảm nghĩ của em về loài cây ấy.
Đề 3,vật nuôi
+ Nguồn gốc. xuất xứ loài vật ấy?
+ Cấu tạo của loài vật ấy (hình dáng bên ngoài, mắt, mùi, tai, gương mặt, thân kinh, lông, chân,...)
+ Hoạt động, tính nết cùa loài vật ấy?
- Cách nuôi như thế nào?
+ Cách chăm sóc loài vật ấy ra sao?
+ Giá trị kinh tế? (thương mại, buôn bán...)
+ Giá trị tinh thần? (niềm vui trong cuộc sống của con ngirời)
+ Cảm nghĩ của em về loài vật đó?

Đề 4
Mở bài:
-Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
-Nêu cảm nhận chung về đối tượng.
Thân bài:
+.Giới thiệu vị trí địa lí:
-Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
-Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
-Cảnh vật xung quanh ra sao?
-Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+Phương tiện du lịch: xe du lịch,...
+Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,...
+Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
-Có từ khi nào?
-Do ai khởi công (làm ra)?
-Xây dựng trong bao lâu?
+.Cảnh bao quát đến chi tiết:
a)Cảnh bao quát:
-Từ xa,...
-Nổi bật nhất là...
-Cảnh quan xung quanh...
+Chi tiết:
-Cách trang trí:
+Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+Mang theo nét hiện đại.
-Cấu tạo.
+Giá trị văn hóa, lịch sử:
-Lưu giữ:
+Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+Tô điểm cho... ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,...), thu hút khách du lịch.
-Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Bạn tham khảo nhé :):):)

Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh ở quê em

I. Mở bài

– Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ở quê em (nêu địa lí, đặc điểm chung về danh lam đó).
– Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh đó.

II. Thân bài

– Giới thiệu nguồn gốc của danh lam thắng cảnh đó.
+ Nguồn gốc từ đâu, từ bao giờ và được ai khám phá?
+ Danh lam thắng cảnh đó được mở mang và phát triển như thế nào?
+ Sự kiện hay nhân vật lịch sử gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết về danh lam thắng cảnh đó.
– Giới thiệu về kiến trúc:
+ Miêu tả về những nét đặc sắc nhất (về kiến trúc) và so sánh với những danh lam thắng cảnh khác.
+ Phân tích những nét đặc sắc tỏng kiến trúc ( những nét hoa văn, những sáng tạo riêng).
+ Giới thiệu bằng cách miêu tả những cảnh quan thiên nhiên xung quanh, và nó có vai trò gì đối với danh lam thắng cảnh đó. Ví dụ như: cây đa, giếng nước, ao hồ, vườn…
– Vai trò quan trọng của danh lam thắng cảnh đó với đời sống tinh thần của người dân địa phương.

III. Kết luận

Suy nghĩ, tình cảm của em về danh lam thắng cảnh đó.

Nguồn : Sưu tầm :p:D
 
  • Like
Reactions: Koiru

Lissell

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2017
135
74
59
Hà Nội
giúp mình thuyết minh về con gà vs khó quá
I. MB: Có một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đó là loài gà. (Có thể từ những câu thơ của Xuân Quỳnh trong bài "Tiếng gà trưa" để dẫn đến việc giới thiệu loài gà)
II. TB: - Gà có nguồn gốc từ gà rừng, được con người đem về nuôi nên có tên là gà nhà.
- Khác với gà rừng, do được chăm sóc, nên gà nhà có thói quen trở về chuồng mỗi khi trời tối.
- Gà thuộc họ chim, nhóm lông vũ. Có nhiều loại gà như gà gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta,...
- Xét về giới tính, có gà mái và gà trống:
+ Gà trống có thân hình vạm vỡ, trên đầu có mào đỏ chót, bộ lông rực rỡ, lông đuôi dài, chân có cựa - lực lưỡng và oai vệ.
+ Gà mái yểu điệu, đoan trang, lông mượt mà, lông đuôi ngắn, mắt tròn xoe, trên đầu không có mào, chân không cựa.
+ Thức ăn của gà là thóc, các loài côn trùng, giun đất, chuối cây thái nhỏ băm nhuyễn trộn cám, các loại bột dạng viên, ...
- Gà mái đẻ trứng, mỗi lứa có thể đẻ từ 15 đến hơn 20 quả. Trứng được ấp trong khoảng 3 tuần thì nở ra những chú gà con xinh xắn. Những chú gà con này vừa mở mắt có thể tự kiếm ăn, nhưng đối với gà nhà, chúng thường được mẹ dẫn đi kiếm mồi. Mỗi khi gà mẹ tìm được mồi liền cục cục,...gọi đàn con đến ăn. Những lúc gà mẹ dẫn con đi ăn, nếu có loài vật nào dám đụng đến đàn gà con thì lập tức bị gà mẹ chống trả quyết liệt.
- Vai trò của gà trong đời sống con người: gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người.
+ Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người. Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon như món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp la,...Trứng gà đánh với bột mì có thể làm bánh thuẩn, bánh ga tô, bánh kem,...Trứng gà còn là một dược phẩm dùng để dưỡng da. Ông bà ta thường luộc trứng để cạo gió mỗi khi bị cảm sốt.
+ Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay,...
+ Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Ngoài ra còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi, làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu,...
+ Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá.
- Không chỉ có lợi ích về vật chất, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người.
+ Tiếng gà gáy là chiếc đồng hồ báo thức cho người dân quê. Tiếng gà gáy mỗi sớm, mỗi chiều trở nên quen thuộc gợi cuộc sống thanh bình, yên ả. Vì thế mà nó đi vào thơ văn một cách tự nhiên. Ngay từ thời xa xưa, trong truyện cổ tích "Sọ Dừa", tiếng gà gáy xuất hiện đã đem lại sự đoàn tụ cho Sọ Dừa và cô Út. Và "Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh là một bài thơ rất hay về âm thanh "tiếng gà":"Trên đường hành quân xa- Dừng chân bên xóm nhỏ - Tiếng gà ai nhảy ổ - Cục cục tác cục ta - Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi"
+ Trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, đất đai, thần thánh thường có gà luộc nguyên con, để tỏ lòng trân trọng biết ơn ông bà, tổ tiên.
+ Gà còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống với trò chơi chọi gà độc đáo. Ở nước Pháp chú gà trống Gô-la tượng trưng cho sự phồn thịnh của nước nhà. - Hình ảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi điểm thêm cho bức tranh làng cảnh Việt Nam.
- Tuy nhiên hiện nay do bị ảnh hưởng của môi trường sống, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trong những năm gần đây, nhất là bệnh dịch cúm gia cầm H5N1. Vì thế mà con người cần chăm sóc cẩn thận để nguồn bệnh đỡ lây lan, không nên ăn gà bệnh. Cần phải có mạng lưới kiểm duyệt chặt chẽ nguồn thực phẩm này.
III. KB: - Khẳng định vị trí của loài gà.
- Tình cảm của em với loài vật nuôi này.
Nguồn : internet
 
  • Like
Reactions: Koiru
Top Bottom