bài viết số 1 {văn lớp 11}

fancomicsbook

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng tám 2017
52
14
11
22
Nghệ An
trường trung học phổ thông đô lương 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Đọc truyện "Tấm Cám", anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong "Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442":
Đề 3: "Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng” ( Lỗ Tấn ) Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên ?
~>Lần sau nhớ kèm thêm đề bạn nhé! Đã sửa!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Đề 1: Đọc truyện "Tấm Cám", anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
=> 1. Cuộc đấu tranh cái thiện với các ác, giữa người tốt với người xấu có lẽ là cuộc đấu tranh dai dẳng mà khốc liệt nhất. Cho dù những cuộc chiến xâm lăng thuộc địa đã qua, tàn tích của nó ít nhiều còn tồn dư nhưng cuộc đấu tranh cho công lí của loài người có lẽ sẽ không bao giờ dừng lại
2. LIên hệ vài nét với tác phẩm: Tóm tắt ngắn gọn rồi phân tích => Trong truyện, "Tấm" đại diện cho phe thiện, còn "mẹ con Cám" đại diện cho phe ác. Và chúng ta đều thấy, cuộc chiến đấu giữa hai phe thiện và phe ác diễn ra xuyên suốt câu truyện. Trải qua nhiều lần ngã xuống rồi lại liên tục hồi sinh - một ngọn lửa kiên cường không ngừng đấu tranh - Tấm đã dành chiến thắng. Tuy cuộc chiến đấu đã đi hồi kết nhưng âm vang của nó vẫn còn lan tỏa dạy cho chúng ta một bài học: biết yêu, say mê cái thiện, ghét, cái xấu.
3. Từ đó liên hệ với xã hội, đời sống ngày nay: Nếu chúng ta biết sống đẹp và đấu tranh cho cái thiện thì xã hội này sẽ thế nào? => Nếu chúng ta không sống đẹp, chỉ chuyên nghĩ cách để hãm hại, chà đạp lên người khác, thì cuộc sống này sẽ như thế nào. ==> Xã hội chúng ta cũng đang không ngừng đấu tranh cho cái thiện để nó ngày một lan tỏa và khiến cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Mỗi bản thân chúng ta hãy biết cách trở thành người chiến sĩ can đảm trong cuộc hiến chống lại các ác đó.. Bạn thử để ý mà xem, nếu chúng ta ném một hòn đá nhỏ xuống mặt hồ, nó sẽ tạo nên vòng tròn nước lan tỏa ra xung quanh và ít nhiều ảnh hưởng tới môi trường ở đó. Và nếu chúng ta sống đẹp, làm việc thiện thì những điều tốt đẹp cũng có thể lan tỏa tới mọi người xung quanh. Cái ác có thể mạnh, nhưng không thể tổn tại vĩnh viễn. Cái thiện có thể yếu hơn, nhưng không lụi tắt, mà nó vẫn luôn tồn tại để đấu tranh với các ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong "Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442":
-_-
Đề 3: "Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng” ( Lỗ Tấn ) Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên ?


Trong cuộc sống, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn gặt hái được nhiều thành công. Thành công, đó có thể là lúc chúng ta tự mình nỗ lực đặt chân lên đỉnh núi cao vời vợi rồi lặng ngắm cả thế giới, là phút giây giật tung dải ruy băng và vỡ òa trong chiến thắng vì biết mình là người về đích trên đường đua sớm nhất,… Đó chính là kết quả của sự rèn luyện và phấn đấu không ngừng. Không ai trong chúng ta đạt được thành công mà không phải chăm chỉ, mệt mài, khổ luyện. Cũng giống như câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng
Thành công là khi bạn đạt được một mục tiêu, một điều gì đó trong cuộc sống và có lẽ thành công là ước muốn của rất nhiều người. Một con người thành công thường là người có đỉnh cao trên cuon đường công danh sự nghiệp, có địa vị nhất định. “Lười biếng” là không chịu làm việc, không chịu suy nghĩ, là thụ động, không cố gắng nỗ lực phấn đấu. Còn “dấu chân” là một cách nói hình tượng để chỉ những dấu ấn của con người trên bước đường thành công, những con người đó là những con người luôn lao động miệt mài, chăm chỉ học tập, sáng tạo không ngừng nghỉ. Và học xứng đáng được bước trên con đường đó. Nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” tức là khẳng định hành trình đến thành công không bao giờ có sự góp mặt của những kẻ lười biếng. Và chúng ta không thể thành công nếu không chăm chỉ, miệt mài làm việc và cố gắng theo đuổi mục tiêu mà mình đã đặt ra. Cánh cửa thành công chỉ chào đón những ai nỗ lực không ngừng nghỉ.
Có thể thấy, thành công không phải là đích đến mà là cả một hành trình dài dằng dặc. Liệu rằng những con người biếng liệu có đủ kiên nhẫn để bước đi trên con đường đó? Hơn nữa, con đường ấy không chỉ dài mà nó còn nhiều cạm bẫy, những chông gai, thử thách. Những kẻ lười biếng khi bước đi trên con đường đấy, chắc chắn sẽ vấp ngã và gặp phải những thất bại đau đớn. Đường thành công cũng không phải là con đường mòn mà nó là con đường mới, đòi hỏi sự đột phá, sáng tạo. Những người chỉ trông chờ, ỷ lại, thụ động không chịu suy nghĩ chắc chắn sẽ không thể thành công được. Kẻ lười biếng thụ động, dựa dẫm, thích hưởng thụ sẽ trờ thành con ngừoi ích kỉ, vô dụng cho người thân, gia đình, và xã hội. Trái lại, nếu chúng ta chăm chỉ, chịu khó, kiên nhẫn nỗ lực không ngừng trên con đường dài ấy, chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được nhiều quả ngọt, hoa thơm. Thành công cần có năng lực tốt, nhưng kể cả khi bạn có điểm xuất phát thấp, năng lực chưa tốt chỉ cần bạn chịu khó, kiên trì bề bỉ, chắc chắn bạn sẽ đạt được điều bạn muốn. Chịu khó suy nghĩ, lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ sẽ giúp bạn có kinh nghiệm vững chắc, từ đó giúp bạn tự tin hơn trên con đường thành công của mình.

Câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” là một ý kiến vô cùng đúng đắn và xác đáng. Chìa khóa của cánh cửa thành công chỉ nằm trong tay những con người chăm chỉ, miệt mài, coi sáng tạo là yếu tố quan trọng của cuộc sống. Thật đáng tiếc là ngày nay, không phải ai cũng ý thức đầy đủ được điều này. Bên cạnh những con người chăm chỉ, luôn không ngừng học tập và làm việc thì lại có những con người ý lại, biếng lười. Căn bệnh lười biếng, chây ỳ này đã trở thành căn bệnh của biết bao người. Điều đáng buồn, trong số đó, giới trẻ lại chiếm một phần không nhỏ. Họ suốt ngày chỉ ăn chơi, chạy đua theo những thứ giá trị ảo mà quên mất sự thể hiện giá trị thật của bản thân mình. Thật đáng chê trách cho những con người làm mất niềm tin mà xã hội đã đặt vào.
Dẫu biết rằng, chăm chỉ sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công nhưng bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn luôn sáng tạo, có lòng quyết tâm, ý chí và nghị lực. Nếu chỉ chăm chỉ, siêng năng mà dập khuôn máy móc cũng khó có thể chạm tay đến cánh cửa thành công được. Vì vậy, chúng ta cần phải năng động, sáng tạo đặc biệt là phải sáng tạo một cách có trách nhiệm. “Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện bởi mọi đích đến đều có lối đi của riêng mình”. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải luôn thắp lên cho mình một ngọn lửa ý chí và nghị lực để có thể giúp ta vượt qua khó khăn, biết đứng dậy sau vấp ngã. Việc rèn luyện cho mình các kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chăm chỉ, siêng năng? Đầu tiên chúng ta cần có lòng tự trọng. Khi tự trọng về danh dự của bản thân, chúng ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu, từ đó phấn đấu, cố gắng. Tự trọng và trách nhiệm là thứ động cơ để giúp chúng ta thoát khỏi căn bệnh lười biếng. Tiếp đó, việc đặt ra cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể, cố gắng bám sát kế hoạch và hoàn thành trọn vẹn mục tiêu đã đặt ra. Như vậy, mỗi chúng ta đều có thể tự chữa khỏi căn bệnh lười biếng này cho mình được.

Tôi từng rất tâm đắc với câu nói của nhà bác học Albert Einstein: “Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối”. Chúng ta đều có thể thấy rằng, không ai đạt được thành công mà lại không phải trải qua sự rèn luyện khó khăn, vất vả. Để có được một tác phẩm hội họa được cả thế giới chiêm ngưỡng thì người họa sĩ cũng phải chăm chỉ, miệt mài, cố gắng. Để có được một giọng hát hay được nhiều người mến mộ người ca sĩ cùng phải ngày đêm cần cù, rèn luyện. Tất cả đều nhờ vào sự chăm chỉ, siêng năng thì họ mới có thể thành công. Vậy nên “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, gặp bài toán khó không suy nghĩ sao biết mình làm được hay không. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện bản thân mình, chăm chỉ, miệt mài ắt sẽ thành tài, thành giỏi.
 
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Đề 3: "Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng” ( Lỗ Tấn ) Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên ?
Bạn tham khảo nhé :):):)
MB: – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn câu nói của Nhà văn Lỗ Tấn : “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”.
TB:
– Giải thích câu nói:

+ Người lười biếng là người ngại suy nghĩ, không muốn học tập,không muốn lao động, ngại vận động .

+ Thành công là mục đích, kết quả mà người ta phải đổ mồ hôi công sức, thời gian, trí tuệ, gian nan vất vả, thậm chí phải nếm trải những thất bại mới có được. Vì vậy sự lười biếng không bao giờ mang lại thành công.
=> Nhà văn Lỗ Tấn đã rút ra chân lý của sự thành công: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.

– Bàn luận:

+ Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy khó nhọc, thử thách, không phải con đường bằng nhung lụa.

+ Không có một thành quả, thành công nào mà không phải đổ bằng mồ hôi và công sức, trong suốt quá trình đó con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.

=>>chứng minh câu nói bằng dẫn chứng thực tế

(Dẫn chứng: Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, một học sinh giỏi có ước mơ hoài bão cao đẹp không thể là một người lười nhác, thụ động, …)

+ Tác hại của thói lười biếng: dần dần làm cho con người trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì trệ, … dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác.

=> Câu nói của Lỗ Tấn cũng nhằm ý phê phán thói lười biếng.

+ Khẳng định: Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỷ lại sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa.

KB: – Liên hệ bản thân. Rút ra bài học về nhận thức và hành động

Nguồn: Sưu tầm :p:D:rolleyes:
 
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình
Top Bottom