[Bài viết số 1- lớp 10]

N

nguyentranminhhb

Đề 1:
Đôi lúc có những gì quá gần gũi với chúng ta nhưng thực chất chúng ta không hề hay biết, cũng như không thể giải thích được tại sao, vì chúng ta chỉ là giọt nước biển giữa đại dương bao la.

Cho dù chế độ xã hội này quyền tự do dân chủ vẫn chưa đến được với tất cả mọi người, có rất nhiều nỗi bất bình trước những thực tế cuộc sống,... Nhưng chúng ta vẫn phải biết tự hào về dân tộc anh hùng Việt Nam của chúng ta, đó chính là sự thực không thể nào thay đổi được.Đừng bao giờ nhìn nhận vấn đề bởi cặp mắt phiến diện.

Hi vọng rằng với những ý nghĩa này sẽ hữu ích đến mọi người.

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay, còn gọi là Cờ đỏ sao vàng, có ngôi sao vàng năm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Năm đỉnh của ngôi sao nằm trên một đường tròn có tâm ở chính giữa lá cờ và bán kính bằng 1/3 chiều rộng (2/9 chiều dài) lá cờ. Lá cờ này thể hiện ý tưởng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, và sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". . Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.
Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm vụ thể hiện. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.
Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:
"Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì đất nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh."

Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.
Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:
"Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai."
Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông Lê Quang Sô. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”.
Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.
Nguồn: google
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentranminhhb

Đề 2:
Ngày nay, người ta đang đầu tư rất nhiều cho việc "Người hóa" robot: biến chúng ngày càng trở nên giống con người hơn, từ cấu tạo những khớp xương, giọng nói.. và giờ là tình cảm, cảm xúc.Chỉ lạ một điều: Trong khi người ta vò đầu bứt trán để cài chíp cảm xúc cho những cỗ máy, thì cùng lúc đó, loài Người lại có khuynh hướng đi ngược lại. Tức là, họ ngày càng giống với những con robot: không có cảm xúc, không có lương tri, vận hành theo một quy trình sắp đặt sẵn. Căn bệnh vô cảm đã không chỉ còn là căn bệnh của một cá nhân, mà nó đã len lỏi, lan rộng ra cả một lớp người, một thế hệ, một xã hội. Con người, hay là một cỗ máy cấp cao?
Đứng trước cái xấu xa, cái đê hèn, mà không cảm thấy đau xót, phẫn nộ; không cảm thấy nhức nhối trái tim. Đứng trước điều tốt đẹp, những nhân cách cao thượng mà không cảm thấy ngưỡng mộ, cảm phục; không cảm thấy rung động tâm can. Căn bệnh vô cảm kéo người ta đến gần với cái chết lâm sàng: não thì vẫn hoạt động, nhưng trái tim thì đã ngừng đập.. Đó là một căn bệnh nguy hiểm biết chừng nào ! Thế nhưng, căn bệnh đó lại không ngừng lan rộng trong một xã hội công nghệ - thông tin ngày nay. Đi ra ngoài đường, chỉ thấy những dòng người đông đúc cố gắng rảo bước thật nhanh, hay trên những tuyến xa buýt không có chỗ vịn tay; còn mấy ai chịu khó đi bộ thư giãn, hay đạp xe vòng quanh bờ Hồ nữa. Giống như một cỗ máy được lập trình chỉ được thực hiện việc này trong từng này phút, việc kia trong từng kia phút, phải thật nhanh và chính xác, nếu không sẽ bị đào thải. Chính vì phải thật nhanh, thật chuẩn xác, nên còn mấy khi kịp để ý đến xung quanh? Những dòng xe lao vun vút, còn mấy ai để ý đến một cụ già cần qua đường? Những chen lấn trên chiếc xe chật chội, còn mấy ai để ý đến việc nhường ghế cho trẻ nhỏ, người già, người khuyết tật?.
Bệnh vô cảm xuất phát bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như thế. Để rồi tiến xa hơn là sự vô cảm trước cái tốt, và vô cảm trước cái xấu trong xã hội. Điều đáng sợ của căn bệnh này, là nó khiến con người trở nên ích kỷ, độc ác và tàn nhẫn hơn. Nếu như có cảm xúc, liệu những bà bảo mẫu ở trường tư thục Mầm non Hà Nội có bao giờ tát, lấy bát đũa đập váo đầu trẻ, hay giựt tóc trẻ chỉ vì trẻ không chịu ăn và quấy nhiễu? Nếu như có cảm xúc, liệu những người quản lý nhà máy Vê - đan có bao giờ dám thải những chất hóa học độc hại xuống dòng sông Đồng Nai, khiến cho hàng chục người đã và đang sinh sống ở những khu vực gần đó mắc phải căn bệnh ung thư? ..
Người ta dám làm những việc xấu, chỉ vì người ta vô cảm trước cái xấu: không cảm thấy phẫn nộ, đau xót, hay không cảm thấy day dứt, ăn năn trước những việc mà mình làm. Người ta có thể cười trước một cảnh bạo lực đẫm máu, nhưng lại không cười trước cảnh đoàn tụ của một gia đình nơi sân ga. Người ta có thể khóc khi bị thua cờ bạc, nhưng người ta lại không khóc trước sự ra đi của người thân, bạn bè.
Vô cảm trước cái xấu là một nhẽ, nhưng vô cảm trước cái tốt còn đáng sợ hơn. Tình yêu thương là nguồn gốc của sự sống, của con người. Người ta mất đi tình yêu thương thì sự sống cũng không tồn tại. Khi đọc một cuốn sách hay, hay một câu châm ngôn trong cuộc sống, người ta vô cảm. Người ta thấy nó sáo rỗng và nhạt thếch. Thế nhưng người ta lại tìm thấy điều gì đó thú vị ở những câu chuyện hài tục tĩu truyền từ blog này sang blog kia.. Người ta nghe một bài hát kháng chiến, hay một bài nhạc vàng, người ta thấy nó cũ rích và không phù hợp. Nhưng người ta lại thấy cái hay, cái mới mẻ trong những bài hát thị trường mà âm nhạc bị sáo đi sáo lại, lời lẽ thì thẳng đuột và vô hồn. Người ta nhìn tấm gương đôi bạn Tây Nguyên cõng nhau đi học sáu năm trời, người ta thấy thật ngu ngốc và tẻ nhạt. Nhưng người ta tìm thấy điều đáng chú ý, đáng quan tâm ở những scandal của một cô ca sỹ, diễn viên nào đấy. Những thứ đáng đọc, đáng nghe, đáng nhìn ..để mà học tập, mà noi gương, mà xúc động, rung cảm.. thì người ta không đọc, không nghe, không nhìn.. Sự vô cảm trước cái tốt, bắt nguồn từ sự thờ ơ với xã hội, thờ ơ với cộng đồng. Tầm nhìn của họ bị bó hẹp lại cho bản thân chính họ mà thôi. Sẽ có người bảo: "Người ta vẫn biết cười, biết khóc, biết lắng nghe, biết đọc, biết nhìn.. tại sao lại bảo là vô cảm?". Xin trả lời rằng, cảm xúc của họ chỉ tồn tại cho chính họ, mà không hề được chia sẻ, hòa chung cùng cộng đồng. Cảm xúc của họ không làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn mà ngược lại làm cho nó ngày càng giảm dần giá trị nhân văn, và kéo nó đi xuống.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm, nhưng chủ yếu do hai yếu tố: bản thân, hay xã hội bên ngoài tác động vào. Là do bản thân họ không có tình yêu thương, không có trái tim, họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, khô khan của mình. Họ dẫm đạp lên người khác để đạt được mục đích, bất chấp mọi thủ đoạn. Họ không cần biết điều đó là tốt hay xấu, chỉ cần biết thu lợi về cho bản thân mình. Một nguyên nhân khác là do ngoại cảnh tác động vào: khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân họ, thì họ sẽ trở nên hận đời,và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng tin vào cái tốt, nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp. Họ bị cái xấu làm hại, nên họ muốn tất cả mọi người phải nếm thử cảm giác của mình. Như trường hợp những cô gái tỉnh lẻ bị lừa gạt, mang trong mình căn bệnh AIDS đáng nguyền rủa, nên họ muốn trả thù cuộc đời: họ làm gái mại dâm để truyền nhiễm thứ virus đó cho biết bao người đàn ông khác. Những con người mù quáng, nhưng lại đáng thương hơn đáng trách. Họ cũng muốn "được" có cảm xúc, muốn được yêu thương và an ủi, vỗ về. Thế nhưng, trả lại họ là sự bạc bẽo của người yêu, gia đình và cộng đồng. Những người mắc bệnh AIDS luôn muốn truyền thứ virus đó cho những người khác, chẳng phải là do họ độc ác, hay nhẫn tâm.. mà do chính xã hội, cộng đồng này đã phủ nhận và không đón nhận họ. Chính vì bị phủ nhận, nên họ càng muốn được khẳng định. Họ trả thù những kẻ coi khinh họ. Vậy rốt cuộc, ai mới là người vô cảm ? Là những con người đáng thương đó, hay là chính cộng đồng này ?
Nguyên nhân, nguồn gốc của bệnh vô cảm bắt nguồn từ tình yêu thương. Suy cho đến tận cùng, tình yêu là cảm xúc chi phối con người nhiều nhất; chính vì vậy, vô cảm tức là thiếu tình yêu thương. Họ không yêu thương bản thân, gia đình, xã hội này, nên mọi thứ đối với họ đều là "rỗng", mà "rỗng" thì làm sao có cảm xúc cho được? Nếu như bắt nguồn từ tình yêu thương, thì kết thúc của nó cũng là tình yêu thương. Giải pháp duy nhất cho căn bệnh vô cảm này, chính là bù đắp tình yêu thương cho mình. Những kẻ sống bằng lý trí khô cứng, cần phải hiểu rằng: nên có một trái tim nóng. Để biết khóc, biết cười, biết lắng nghe, biết yêu thương, biết rung cảm. Nghe thì có vẻ sáo rỗng, nhưng thực sự là như thế. Nếu chúng ta biết mở lòng mình ra với thiên nhiên, ta sẽ thấy cuộc đời thật tươi đẹp, và quanh ta, sự sống đang nảy nở. Nếu chúng ta biết mở lòng mình ra với bạn bè, người thân, gia đình.., ta sẽ thấy: vẫn còn có người hiểu mình và ở bên cạnh mình; rằng mình không cô độc. Nếu chúng ta biết hòa mình vào xã hội, ta sẽ thấy những việc của ta giúp ích cho cộng đồng như thế nào, và ta sẽ thấy tự hào về chính bản thân mình. Chỉ mở lòng ra và đón nhận tất cả, ta sẽ thấy cảm xúc trong ta nảy bừng lên như chưa bao giờ bị chai sạn ...
Còn đối với những người - vốn là nạn nhân của những kẻ vô cảm, thì cần phải biết kiềm chế mình lại, để nhìn xem xung quanh, vẫn còn biết bao người tốt, vẫn còn biết bao cánh tay đang chìa ra và những nụ cười rộng mở. Và chúng ta, những cá thể trong cộng đồng, phải biết mở lòng mình và đón nhận những con người trót một lần sai phạm. Nếu chúng ta mỉm cười với họ, họ sẽ yêu quý và biết ơn chúng ta suốt đời. Nhưng nếu chúng ta quay lưng lại với họ, sẽ có ngày họ đứng trước mặt ta và trả thù chúng ta một cách đau đớn nhất. Tình yêu thương, chúng ta phải biết rằng, bao giờ cũng làm nên điều kỳ diệu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Anh lại chọn động từ "yêu" là động từ hay nhất, tuyệt vời nhất.
 
N

nguyentranminhhb

Tiếp ne`

Đề 2(Tiếp)
Bệnh vô cảm không phải là một khối u ác tính có thể phá hủy chúng ta trong vài ngày, vài tháng. Nó là mầm bệnh HIV có thể ủ trong cơ thể ta hàng chục năm, và giết dần từng tế bào cảm xúc. Để rồi, cho đến một ngày, tất cả cảm giác, xúc cảm của chúng ta đều bị phá hủy, và chúng ta không còn có thể rung động trước một điều tốt, hay phẫn nộ trước một điều xấu.. Nó không phát bệnh trên bề mặt, mà thâm nhập từ bên trong. Một người vô cảm vẫn có thể cười, nói, lắng nghe, ngắm nhìn và khóc. Thế nhưng trái tim họ lại bị đóng băng. Họ không rung động, nhưng hoàn cảnh bắt buộc họ phải thể hiện cảm xúc, thì họ sẽ thể hiện cảm xúc.
Bệnh vô cảm không phải là căn bệnh thuộc về cơ thể - vật chất, mà nó thuộc về tâm hồn. Hàn Mặc Tử bị bệnh phong - tức là căn bệnh mà các giác quan đều bị bại liệt, sờ lửa không nóng, dao cắt không đau .., nhưng ông vẫn có thể cho ra những bài thơ làm rung động trái tim hàng triệu con người... Người ta nói, những kẻ tự kỷ là những người vô cảm: họ thường là những người câm điếc, hoặc có rối loạn về thần kinh, họ có khuynh hướng tự hành hạ bản thân mình bằng cách cắt cổ tay, xăm mình, bấm lỗ ... hoặc luôn có ý định tự sát. Thực ra, điều đó không hoàn toàn là đúng. Họ cắt cổ tay, xăm mình, bấm lỗ.. không phải vì họ không biết đau, mà vì họ muốn khẳng định sự tồn tại của bản thân mình, một cách để biết rằng máu mình vẫn còn chảy, và mình vẫn đang sống. Một người như vậy, không hẳn là vô cảm, chỉ là họ không biết cách bộc lộ cảm xúc, họ bị bế tắc trong cuộc sống và muốn tự giải thoát. Riêng bản thân tôi nghĩ rằng, họ là những con người mang cảm xúc rất mãnh liệt, luôn đối chọi với cuộc đời, vì nhức nhối với những điều chướng tai gai mắt trong xã hội, và bế tắc trên con đường đi tìm lý tưởng của bản thân. Van Gốc là một ví dụ điển hình. Người ta có thể nói ông là một kẻ điên loạn vì đã tự cầm dao cắt một bên tai của mình, hay cầm súng dí vào đầu mình để tự sát.., nhưng không ai dám nói ông là một kẻ vô cảm, bởi những bức tranh mà ông để lại, luôn tràn đầy cảm xúc, với những màu sắc rực rỡ đối lập nhau. Hay hiện tượng những nhà văn Nhật có khuynh hướng tự sát sau khi hoàn thành tác phẩm tâm đắc nhất của mình, vì họ sợ tắc bút, họ sợ tất cả những gì mà họ viết ra tiếp theo sẽ không thể nào chiến thắng được những gì mà họ đã viết. Đưa ra ví dụ như vậy, để biết rằng, đôi khi có những cá nhân mà ta cho rằng, họ bị mắc bệnh vô cảm, thì thực sự không phải thế. Còn những người mà ta cho rằng họ bình thường, và họ có cảm xúc, thì thực ra lại chính là những kẻ vô cảm..
Tôi cũng đã từng có lần được chứng kiến những con người như thế.. Hồi cấp II, trường tôi học là nằm trong một khu chợ. Ồn ào, và lắm những người hành khất. Họ có thể đi xin từng hàng quán, hoặc hát xẩm để xin tiền. Có một đợt, có một gia đình ăn xin đến gần cổng trường để xin tiền học sinh. Họ có một cô con gái bị vấn đề về thần kinh, trông cô bé rất dị hợm, và nhếch nhác, bẩn thỉu. Bọn học sinh lớp 7 thường lấy đá hòn để ném vào người cô bé. Khi chạy ra ngăn, thì mấy đứa học sinh cười bảo "Nó không có cảm giác đâu, chị? Không biết đau đâu.". Mấy đứa bạn tôi chép miệng, bảo "Tao thấy, đúng là thà không có cảm giác còn hơn, chứ nó mà có cảm giác, thì sẽ đau lắm..". Tôi hiểu ý của chúng nó, tức là, nếu con bé mà biết đau, nếu nó hiểu tại sao nó bị ném đá, thì nó sẽ còn đau đớn hơn nữa.Tôi cũng đã nghĩ như vậy, cho đến 1 lần nhìn thấy con bé cứ đưa mắt nhìn mãi lên những lớp học.. Đôi mắt nó bé tẹo, dường như chỉ có mỗi lòng trắng. Nó cứ hướng mãi về một phía như vậy. Và tôi hiểu rằng, tôi đã sai rồi. Ai mới là kẻ vô cảm? Là con bé đó, hay là những đứa học sinh đã mở mồm ra nói "Nó không có cảm giác đâu ...", hay là chúng tôi - những người đã có cùng suy nghĩ ấy?
Đôi khi, phải biết lắng nghe và ngắm nhìn cuộc sống, để nghiệm ra nhiều điều. Đối với tôi, đó là một câu chuyện đáng nhớ, để nhắc nhở bản thân rằng, đừng nhìn vào bên ngoài, hãy nhìn vào trái tim người khác, để biết rằng, họ có phải là những kẻ vô cảm hay không ? ...
Xin mượn một câu nói để kết thúc toàn bộ vấn đề: "Một xã hội vô cảm là một xã hội chết!". Một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt của một cỗ máy vô tri, chắc hẳn chẳng ai muốn như vậy. Vậy thì hãy mở lòng mình ra, để cho cảm xúc của bản thân có cơ hội được bộc lộ, để hòa nhập vào cộng đồng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà học thuyết của Mac - Anghen lại đạt được thành công, chứ không phải là học thuyết duy tâm siêu hình "Con người là một cái đồng hồ, và trái tim là lò xo..." của những nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên khác; bởi vì ông đã nhìn con người theo cái nhìn biện chứng rằng tình cảm, cảm xúc mới chi phối và tạo nên con người.
 
P

p3nh0ctapy3u

[văn 10]Bài viết số 1

Một căn bệnh nguy hiểm đang lan tràn trong xã hội hiện đại ngày nay. Rất nhiều
người mắc phải căn bệnh này nhưng chính họ không hề hay biết. Căn bệnh này biến con người ta thành những cỗ máy vô tri, vô giác, đó chính là bệnh vô cảm.
Truyền thông yêu nước, tương thân, tương ái và tinh thần đoàn kết đùm bọc giúp
đỡ lẫn nhau là truyền thống quý báu và là niềm tự hào của dân tộc ta. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng bận rộn, con người ta như vô tình hay cố tình lãng quên, đánh mất đi truyền thông quý báu này, tự biến mình thành người lạnh lùng, vô cảm.
Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây hại cho người mắc bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới những người xung quanh. Vô cảm không chỉ dừng lại ở trạng thái không có cảm xúc, không buồn, không vui, không giận hờn, yêu ghét, mà trái tim người vô cảm không còn biết rung động trước bất kì điều gì. Hơn nữa bệnh vô cảm còn do lòng ích kỉ, sự hẹp hòi gây ra, người vô cảm chỉ biết nghĩ đến cái lợi của bản thân mình mà quên lợi ích chung, dẫn đến những lời nói, hành động, thái độ vô tâm, vô tình, nguy hiểm hơn nữa là sự vô nhân tính, mất nhân đạo.
Người vô cảm sống thu hẹp bản thân, thu mình trong cái vỏ ích kỉ, vô tình. Ở nhà họ chỉ biết thu vén cho bản thân và gia đình mình, mà quên đi tình làng nghĩa xóm, “thương người như thể thương thân”. Không còn “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, nhà hàng xóm có chuyện buồn: bị mất trộm, hay có người thân vừa qua đời, người vô cảm dửng dưng, thờ ơ như không có chuyện gì, nếu có cũng chỉ là những hành động mang tính gượng ép, thủ tục mà không xuất phát từ lòng chân thành. Người vô cảm không bao giờ tham gia vào những công việc chung: bàn việc của tổ dân phố, khu phố… tai hại hơn, người vô cảm luôn dùng sự ích kỉ lạnh lùng của mình để áp đặt người khác. Người vô cảm sống thu hẹp nên rất khó hoà nhập với tập thể, khó cộng tác với người khác khi làm công việc chung…
Ở ngoài xã hội, người vô cảm đem đến những luồng gió lạnh cho cuộc sống. Họ dường như không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, họ thờ ơ với tất cả những gì diễn ra xung quanh mà đối với họ là không liên quan, không ảnh hưởng đến mình. Đi ẩu, vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông là một trong những biểu hiện của sự vô cảm, vì mục đích của mình mà bất chấp an toàn của bản thân và những người khác, để rồi khi gây ra tai nạn giao thông, người vô cảm vội vã bỏ đi, để mặc người bị nạn ở đó, sẵn sàng phủi sạch trách nhiệm. Đáng phê phán hơn khi những người chứng kiến vụ tai nạn đó cũng có thái độ lạnh lùng, vô cảm. Nhiều người liếc qua rồi dửng dưng bỏ đi, nhiều người tụ tập thành đám đông nơi tai nạn xảy ra, để phân tích, bàn luận xôn xao xem ai đúng ai sai, ai va vào ai, ai sai trước, ai sai sau…thay vì đưa người bị nạn đi cấp cứu. Rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra do sự cấp cứu chậm trễ này.
Trong giáo dục, cần phải lên án mạnh mẽ sự vô cảm, vô tình của 1 số giáo viên. Họ đứng trên bục giảng để giảng bài không phải với niềm yêu người, yêu nghề, không phải với những bài giáo án của tình thương mà chỉ dạy cho hết bài, hết tiết, miễn sao lương vẫn đầy đủ. Tình trạng giáo viên dùng bạo lực để “dạy dỗ” học sinh mà báo chí phản ánh liên tục gần đây- điều đáng tiếc hơn tình trạng này không chỉ xảy ra ở cấp trung học, tiểu học mà còn ở những trường mẫu giáo, mầm non, phải chăng đây không chỉ là sự thiếu hụt kiến thức nghiệp vụ mà còn do sự lạnh lùng, vô cảm nơi trái tim đã hoá đá của những người cha, người mẹ thứ hai của học sinh?
Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều dẫn chứng cho thấy bệnh vô cảm đang lan tràn trong xã hội ngày nay. Đáng chê trách, phê phán hơn nữa những người có thái độ im lặng, không lên tiếng phê phán, góp ý khi những người xung quanh mình mắc bệnh vô cảm.

Dân gian ta có câu “giàu hai con mắt…”,những người bị mù mắt thật đáng thương nhưng không đáng sợ bằng những kẻ mắt sáng mà tim mù. Chúng ta là thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy tiếp thu, phát huy truyền thông quý báu yêu nước thương nòi của dân tộc ta, đừng tự biến dòng máu nóng trong người trở thành máu lạnh, hãy đem đến cho cuộc sống này những tia nắng ấm áp của tình người.
------------------------
nguồn :google
 
B

babycute1997

Tìm hiểu về lá cờ Việt nam.
Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".
Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.
Quốc kỳ Việt Nam hiện nay, còn gọi là Cờ đỏ sao vàng, có ngôi sao vàng năm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Năm đỉnh của ngôi sao nằm trên một đường tròn có tâm ở chính giữa lá cờ và bán kính bằng 1/3 chiều rộng (2/9 chiều dài) lá cờ. Lá cờ này thể hiện ý tưởng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, và sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". . Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.
Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm vụ thể hiện. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.
Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì đất nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.
Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:
Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai.
Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông Lê Quang Sô. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”.
Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.
Quốc kì Việt Nam
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

Nền cờ đỏ và ngôi sao vàng cũng được tìm thấy trên cờ hai nước khối xã hội chủ nghĩa là quốc kỳ Trung Quốc (27 tháng 9 năm 1949 đến nay) và quốc kỳ Liên Xô (12 tháng 11 năm 1923 đến 25 tháng 12 năm 1991). Nền đỏ cùng búa liềm vàng vốn là biểu tượng cho chủ nghĩa cộng sản.

Ngoài ra một số nước Châu Phi cũng có quốc kì rất giống Việt Nam nha : Burkina Faso( Cờ đỏ xanh sao vàng), Cameroon ( cờ 3 sọc xanh đỏ vàng và sao vàng), Maroc ( cờ đỏ sao xanh ), Somali ( cờ xanh sao trắng ).


TRường THPT Bùi Thị Xuân : Nguồn: google
 
T

tayhd20022001


Ý Nghĩa Lá Cờ Tổ Quốc Việt Nam.
Bài làm
Đây là những lời giải thích về ý nghĩa của cờ tổ quốc mà một bạn trên opera đã chỉ cho Sĩ.
Đôi lúc có những gì quá gần gũi với chúng ta nhưng thực chất chúng ta không hề hay biết, cũng như không thể giải thích được tại sao, vì chúng ta chỉ là giọt nước biển giữa đại dương bao la.

Cho dù chế độ xã hội này quyền tự do dân chủ vẫn chưa đến được với tất cả mọi người, có rất nhiều nỗi bất bình trước những thực tế cuộc sống,... Nhưng chúng ta vẫn phải biết tự hào về dân tộc anh hùng Việt Nam của chúng ta, đó chính là sự thực không thể nào thay đổi được.Đừng bao giờ nhìn nhận vấn đề bởi cặp mắt phiến diện.

Hi vọng rằng với những ý nghĩa này sẽ hữu ích đến mọi người.

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay, còn gọi là Cờ đỏ sao vàng, có ngôi sao vàng năm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Năm đỉnh của ngôi sao nằm trên một đường tròn có tâm ở chính giữa lá cờ và bán kính bằng 1/3 chiều rộng (2/9 chiều dài) lá cờ. Lá cờ này thể hiện ý tưởng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, và sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". . Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.
Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm vụ thể hiện. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.
Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:
"Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì đất nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh."

Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.
Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:
"Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai."
Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông Lê Quang Sô. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”.
Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.

Rất cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và mong sớm nhận được thật nhiều ý kiến đóng góp từ mọi người.
(mình tìm được bài này khi cô giáo dạy Lịch Sử Đảng yêu cầu tìm hiểu ngay bài nhập môn lịch sử Đảng ) mình thấy nó gần gũi nhưng ý nghĩ thì không phải ai cũng biết.
Nguồn - https://www.google.com.vn/url?sa=t&...z9FIyy3TcB9Y8TctMCjASBA&bvm=bv.49784469,d.cGE
 
Top Bottom