- 6 Tháng bảy 2015
- 6,549
- 13,985
- 1,304
- Quảng Nam
- Vi vu tứ phương


Đề bài: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.”
BÀI LÀM
Văn Miếu Quốc Tử Giám được biết đến như trường đại học đầu tiên của nước ta. Được biết đến với bài văn cho tấm bia đầu tiên của Văn Miếu, Thân Nhân Trung nổi tiếng với những bàn luận về trí thức, về hiền tài, về trụ cột tương lai của đất nước. Ông cho rằng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.”
Theo Thân Nhân Trung, hiền tài là người có tài năng để giúp vua giúp nước, đem lại cuộc sống an nhiên, bình yên cho nhân dân và là đầu tàu gương mẫu biết tu dưỡng tâm tính và đức hạnh để bồi dưỡng đời sau kế nghiệp. Ngoài ra, nguyên khí chính là tinh khí điều hòa, được thiên địa tẩm bổ như trong “Đường thư” từng đề cập đến.
Là một thế hệ hiền tài xuất sắc, Thân Nhân Trung là người xuất sắc phát hiện ra mối quan hệ giữa hiền tài và sự thịnh suy của một triều đại. Với ông, những đường lối chiến lược về văn hóa, giáo dục quyết định sự tồn vong, thịnh suy của một triều đại. Và đồng thời những đường lối về văn hóa, giáo dục ấy sẽ tạo ra, sẽ bồi dưỡng nên một thế hệ anh tài của đất nước mà vốn chúng được kiến tạo nên bởi tri thức, bởi đóng góp của những người hiền tài đi trước. Quan niệm mà Thân Nhân Trung đặt ra trong triều phong kiến chính là một tư tưởng quan trọng, ảnh hưởng rộng đến các quốc sách về văn hóa, về giáo dục của các triều đại thời phong kiến. Thậm chí, nó còn tác động và còn được lưu giữ, truyền tụng đến thời hiện đại này.
Vào thời phong kiến, nền giáo dục, thi cử được đề cao nhất vào thời vua Lê Thánh Tông. Nhờ vào những quyết sách đúng đắn trong việc đào tạo nhân tài mà nhà Lê đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, trở thành một nước giàu mạnh trong khu vực vào thế kỷ XV. Có lẽ chính là nhờ những quyết sách của vua Lê mà Thân Nhân Trung đã đi đầu và nhận ra việc nhà vua chăm lo cho dân, cho nước, cho việc bồi dưỡng hiền tài là một trong những công đức, là một trong những yếu tố then chốt quyết định đất nước giàu mạnh. Trong thời của vua Lê Thánh Tông thì ở 12 khoa thi Tiến sĩ có đến 502 người đỗ đạt và có 10 người đệ nhất danh. Những con người ấy chính là những bậc hiền tài xuất chúng và trở thành trụ cột chấn hưng nước nhà, đưa Đại Việt trở thành đất nước thịnh trị mà các quốc gia lân cận phải khâm phục.
Ngày xưa đã thế, ngày nay hơn thế. Là người lãnh đạo trong công cuộc cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận ra tầm ảnh hưởng của giáo dục đến sự suy vong, quyết định sự thành bại của công cuộc cách mạng, trường kỳ kháng chiến. Bởi vậy nên Bác mới khuyên mọi người dân Việt Nam đã hãy học để dựng xây đất nước, các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để đưa đất nước trở thành cường quốc sánh vai với bạn bè năm châu quốc tế. 500 năm trước Thân Nhân Trung là người đề xuất thì 500 sau, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn nó, mượn những kế sách, đề xuất ấy để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và tiến đến giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh.
Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và phồn vinh. Bởi vậy chúng ta cần phải chú tâm đến ngành giáo dục bởi chúng là chìa khóa để mở ra một tương lai tươi sáng cho đến nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung vẫn luôn được nhắc lại và trở thành chiến dịch, là nơi hướng đến của giáo dục Việt Nam hiện đại.
BÀI LÀM
Theo Thân Nhân Trung, hiền tài là người có tài năng để giúp vua giúp nước, đem lại cuộc sống an nhiên, bình yên cho nhân dân và là đầu tàu gương mẫu biết tu dưỡng tâm tính và đức hạnh để bồi dưỡng đời sau kế nghiệp. Ngoài ra, nguyên khí chính là tinh khí điều hòa, được thiên địa tẩm bổ như trong “Đường thư” từng đề cập đến.
Là một thế hệ hiền tài xuất sắc, Thân Nhân Trung là người xuất sắc phát hiện ra mối quan hệ giữa hiền tài và sự thịnh suy của một triều đại. Với ông, những đường lối chiến lược về văn hóa, giáo dục quyết định sự tồn vong, thịnh suy của một triều đại. Và đồng thời những đường lối về văn hóa, giáo dục ấy sẽ tạo ra, sẽ bồi dưỡng nên một thế hệ anh tài của đất nước mà vốn chúng được kiến tạo nên bởi tri thức, bởi đóng góp của những người hiền tài đi trước. Quan niệm mà Thân Nhân Trung đặt ra trong triều phong kiến chính là một tư tưởng quan trọng, ảnh hưởng rộng đến các quốc sách về văn hóa, về giáo dục của các triều đại thời phong kiến. Thậm chí, nó còn tác động và còn được lưu giữ, truyền tụng đến thời hiện đại này.
Vào thời phong kiến, nền giáo dục, thi cử được đề cao nhất vào thời vua Lê Thánh Tông. Nhờ vào những quyết sách đúng đắn trong việc đào tạo nhân tài mà nhà Lê đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, trở thành một nước giàu mạnh trong khu vực vào thế kỷ XV. Có lẽ chính là nhờ những quyết sách của vua Lê mà Thân Nhân Trung đã đi đầu và nhận ra việc nhà vua chăm lo cho dân, cho nước, cho việc bồi dưỡng hiền tài là một trong những công đức, là một trong những yếu tố then chốt quyết định đất nước giàu mạnh. Trong thời của vua Lê Thánh Tông thì ở 12 khoa thi Tiến sĩ có đến 502 người đỗ đạt và có 10 người đệ nhất danh. Những con người ấy chính là những bậc hiền tài xuất chúng và trở thành trụ cột chấn hưng nước nhà, đưa Đại Việt trở thành đất nước thịnh trị mà các quốc gia lân cận phải khâm phục.
Ngày xưa đã thế, ngày nay hơn thế. Là người lãnh đạo trong công cuộc cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận ra tầm ảnh hưởng của giáo dục đến sự suy vong, quyết định sự thành bại của công cuộc cách mạng, trường kỳ kháng chiến. Bởi vậy nên Bác mới khuyên mọi người dân Việt Nam đã hãy học để dựng xây đất nước, các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để đưa đất nước trở thành cường quốc sánh vai với bạn bè năm châu quốc tế. 500 năm trước Thân Nhân Trung là người đề xuất thì 500 sau, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn nó, mượn những kế sách, đề xuất ấy để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và tiến đến giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh.
Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và phồn vinh. Bởi vậy chúng ta cần phải chú tâm đến ngành giáo dục bởi chúng là chìa khóa để mở ra một tương lai tươi sáng cho đến nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung vẫn luôn được nhắc lại và trở thành chiến dịch, là nơi hướng đến của giáo dục Việt Nam hiện đại.
Tác giả: @baochau1112