Văn mẫu 11 [Bài văn] Trình bày hiền tài là nguyên khí quốc gia

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.”

BÀI LÀM
Văn Miếu Quốc Tử Giám được biết đến như trường đại học đầu tiên của nước ta. Được biết đến với bài văn cho tấm bia đầu tiên của Văn Miếu, Thân Nhân Trung nổi tiếng với những bàn luận về trí thức, về hiền tài, về trụ cột tương lai của đất nước. Ông cho rằng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.”

Theo Thân Nhân Trung, hiền tài là người có tài năng để giúp vua giúp nước, đem lại cuộc sống an nhiên, bình yên cho nhân dân và là đầu tàu gương mẫu biết tu dưỡng tâm tính và đức hạnh để bồi dưỡng đời sau kế nghiệp. Ngoài ra, nguyên khí chính là tinh khí điều hòa, được thiên địa tẩm bổ như trong “Đường thư” từng đề cập đến.

Là một thế hệ hiền tài xuất sắc, Thân Nhân Trung là người xuất sắc phát hiện ra mối quan hệ giữa hiền tài và sự thịnh suy của một triều đại. Với ông, những đường lối chiến lược về văn hóa, giáo dục quyết định sự tồn vong, thịnh suy của một triều đại. Và đồng thời những đường lối về văn hóa, giáo dục ấy sẽ tạo ra, sẽ bồi dưỡng nên một thế hệ anh tài của đất nước mà vốn chúng được kiến tạo nên bởi tri thức, bởi đóng góp của những người hiền tài đi trước. Quan niệm mà Thân Nhân Trung đặt ra trong triều phong kiến chính là một tư tưởng quan trọng, ảnh hưởng rộng đến các quốc sách về văn hóa, về giáo dục của các triều đại thời phong kiến. Thậm chí, nó còn tác động và còn được lưu giữ, truyền tụng đến thời hiện đại này.

Vào thời phong kiến, nền giáo dục, thi cử được đề cao nhất vào thời vua Lê Thánh Tông. Nhờ vào những quyết sách đúng đắn trong việc đào tạo nhân tài mà nhà Lê đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, trở thành một nước giàu mạnh trong khu vực vào thế kỷ XV. Có lẽ chính là nhờ những quyết sách của vua Lê mà Thân Nhân Trung đã đi đầu và nhận ra việc nhà vua chăm lo cho dân, cho nước, cho việc bồi dưỡng hiền tài là một trong những công đức, là một trong những yếu tố then chốt quyết định đất nước giàu mạnh. Trong thời của vua Lê Thánh Tông thì ở 12 khoa thi Tiến sĩ có đến 502 người đỗ đạt và có 10 người đệ nhất danh. Những con người ấy chính là những bậc hiền tài xuất chúng và trở thành trụ cột chấn hưng nước nhà, đưa Đại Việt trở thành đất nước thịnh trị mà các quốc gia lân cận phải khâm phục.

Ngày xưa đã thế, ngày nay hơn thế. Là người lãnh đạo trong công cuộc cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận ra tầm ảnh hưởng của giáo dục đến sự suy vong, quyết định sự thành bại của công cuộc cách mạng, trường kỳ kháng chiến. Bởi vậy nên Bác mới khuyên mọi người dân Việt Nam đã hãy học để dựng xây đất nước, các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để đưa đất nước trở thành cường quốc sánh vai với bạn bè năm châu quốc tế. 500 năm trước Thân Nhân Trung là người đề xuất thì 500 sau, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn nó, mượn những kế sách, đề xuất ấy để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và tiến đến giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh.

Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và phồn vinh. Bởi vậy chúng ta cần phải chú tâm đến ngành giáo dục bởi chúng là chìa khóa để mở ra một tương lai tươi sáng cho đến nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung vẫn luôn được nhắc lại và trở thành chiến dịch, là nơi hướng đến của giáo dục Việt Nam hiện đại.

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.

BÀI LÀM
Xứng danh với một thế hệ tông sư được lịch sử ghi nhận, những đóng góp của Thân Nhân Trung đã góp phần đề cao tầm nhìn của các nhà lãnh đạo và mở ra một thời đại mà giáo dục được coi trọng. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp” của ông chính là căn nguyên, là điểm mấu chốt khiến nhiều thế hệ nhà lãnh đạo vỡ lẽ, nhận ra tầm ảnh hưởng sâu rộng cũng như mối liên kết mật thiết giữa giáo dục và tương lai của đất nước.

Hiền tài là người vừa có tài vừa có đức. Tài giỏi ở đây chính là giúp vua trị nước, là người giúp nhân dân an cư lạc nghiệp. Còn đức ở đây chính là đức hạnh, tu dưỡng tâm tính, không sa đọa vào hư vinh chốn quan trường và biết bồi dưỡng đời sau kế nghiệp. Là người tiên phong trong việc phát hiện mối liên hệ giữa hiền tài và sự thịnh suy của triều đại, Thân Nhân Trung chính là bậc hiền tài lỗi lạc mà triều đình nhà Lê sinh thành, là quả ngọt mà vua Lê Thánh Tông dốc lòng tài bồi. Từ tư tưởng mới mẻ, độc đáo của mình, nhận định của ông chính là bước đột phá, ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh dân tộc mà các vua chúa thuộc triều đại tiến hành nghe theo.

Tiếp thu tư tưởng của Thân Nhân Trung, chủ tịch Hồ Chủ Minh đã đề cao vai trò của việc đào tạo nhân tài trong trường kỳ kháng chiến chống Pháp và tăng cường khả năng thành công của cách mạng Việt Nam. Nhờ những đường lối chính sách đúng đắn và cả việc bồi dưỡng nên những nhân tài làm trụ cột nước nhà, cuộc cách mạng giải phóng đất nước thành công, là tiền đề mở ra cuộc kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của kiến thức, của giáo dục nên Bác kêu gọi nhân dân cả nước ra sức học tập, kêu gọi các cháu thiếu niên, nhi đồng phải nỗ lực hơn nữa để có thể vươn ra thế giới, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Có thể nói, ở bất kỳ chế độ, ở bất kỳ thời đại nào thì việc bồi dưỡng nhân tài chính là yếu tố then chốt quyết định sự phồn thịnh của đất nước, gia tăng vận khí quốc gia, đưa đất nước đến đỉnh cao của cường thịnh. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải tiếp thu tư tưởng đúng đắn của Thân Nhân Trung nói riêng và kiên định, nỗ lực hơn trên chặng đường học vấn của mình nói chung.

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.

BÀI LÀM
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp” là một trong những tư tưởng mới mẻ, độc đáo của Thân Nhân Trung giúp nước Đại Việt phát triển lên một tầm cao mới và mở ra kỷ nguyên giáo dục, phồn vinh của nước nhà.

Là người đi đầu trong việc phát hiện ra mối liên hệ của hiền tài đối với sự hưng thịnh của đất nước, Thân Nhân Trung đã thành công trong việc thuyết phục nhà lãnh đạo và là đầu tàu gương mẫu bồi dưỡng nên những trụ cột của đất nước. Ông không nói rằng nhân tài mà là hiền tài. Vậy nhân tài khác với hiền tài như thế nào? Nhân tài là người tài ba, xuất chúng nhưng những người ấy chưa chắc sẽ đầu nhập vào đất nước. Họ có tài nhưng họ chưa chắc có đức, chưa chắc có thể tín nhiệm để đưa vào xử lý công vụ quan trọng của đất nước. Và hiền tài là người vừa có tài vừa có đức. Những con người ấy đâu chỉ là có tài năng có thể giúp vua trị nước, phục vụ cho đất nước giàu mạnh, phồn vinh mà còn là người có đức hạnh cao quý, là người có phẩm chất tốt đẹp và người luôn một lòng vì dân vì nước, bồi dưỡng những người kế nghiệp xuất sắc. Còn nguyên khí chính là khí chất, là hồn cốt của một dân tộc mà Thân Nhân Trung đã vận dụng nó một cách sáng tạo như để hiểu đến là vận khí của một dân tộc, là nền tảng dừng chân căn bản của một dân tộc.

Là quân thần dưới trướng vua Lê Thánh Tông, ông đã trợ giúp nhà vua dựng xây Đại Việt tiến đến bến bờ phồn vinh, dân chúng an cư lạc nghiệp. Nhận thức rõ về hiền tài là trụ cột của đất nước, ông đã mở đường cho những quốc sách đúng đắn của nhà vua, của các nhà lãnh đạo về chiến lược văn hóa và giáo dục cho bất kỳ thời đại nào. Như trong thời hiện đại, 500 năm kể từ thời vua Lê Thánh Tông, Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng ấy một cách nhuần nhuyễn vào chiến lược giải phóng dân tộc lâu dài. Người đã đề cao vai trò của học vấn, đã đưa ra chiến dịch chống nạn mù chữ và đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ, thống trị cường quyền của thực dân Pháp. Nhận thức rõ hơn ai hết về vai trò của giáo dục nên chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên định khuyên nhủ các thế hệ học trò hãy nỗ lực học tập, nỗ lực không ngừng tiến lên để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là một trong những tư tưởng đúng đắn giúp đất nước phát triển phồn vinh, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự nghiệp giáo dục và dựng xây nước nhà. Là học sinh trong thế hệ hiện đại, chúng ta cần phải nỗ lực học tập để mai sau trở thành trụ cột nước nhà, trở thành đầu tàu gương mẫu để đưa đất nước phát triển, tiến lên một tầm cao mới.

Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom