Văn mẫu 10 [Bài văn] Thuyết minh về tác gia Nguyễn Trãi.

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Thuyết minh về tác gia Nguyễn Trãi.

BÀI LÀM
Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một trong số ít những nhân vật đa tài, đa năng. Ông không chỉ là nhà chính trị quân sự lỗi lạc và tài ba, có học vấn uyên thâm, tầm nhìn xa trông rộng mà còn là bậc khai quốc công thần đời đầu của triều Hậu Lê. Tuy tuổi trẻ của ông gắn liền với nhiều công lao, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh vì dân vì nước thì đến cuối đời, ông lại chịu một kết cục thê lương, liên lụy đến tam tộc của mình.

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442 tên hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang nay thuộc tỉnh Hải Dương. Xuất thân trong gia đình danh giá, có truyền thống khoa cử, văn học, truyền thống yêu nước, ông được giáo dục cẩn thận về đạo đức, về nhân cách, về học thức. Chúng là tiền đề căn bản nhất trong sự nghiệp hoạt động của ông về sau.

Cuộc đời của Nguyễn Trãi trải qua nhiều thăm trầm. Khi còn nhỏ thì mẹ ông bệnh mất, cha ông một mình nuôi con. Lớn lên một chút thì ông ngoại ông đồng thời cũng là người truyền cảm hứng cho con đường hoạt động của ông về sau cũng qua đời. Sau lại khi cha con Nguyễn Trải thi đỗ, chuẩn bị vào triều làm quan thì nhà Hồ sụp đổ, quân Minh tràn sang xâm lược nước ta và cha ông bị giặc bắt. Ông muốn theo cha để làm tròn chữ hiếu nhưng lại được cha ông khuyên giải nên ông đành từ biệt cha ở ải Nam Quan rồi rời đi. Sau này khi viên quan nhà Minh chiêu dụ ông ra làm quan thì bị ông khước từ quyết liệt. Tức giận trước thái độ của ông, chúng giam lỏng ông ở thành Đông Quan tận 10 năm trời. Mãi đến khi ông nghe phong phanh về Lê Lợi, về một minh quân đang khởi nghĩa cứu nước thì Nguyễn Trãi tìm cách trốn thoát và gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Ông trở thành cánh tay phải đắc lực cho Lê Lợi bằng chính tài trí và nhân cách của mình.
Sau một thời gian dài cầm binh đánh giặc, nghĩa quân Lam Sơn giành được thắng lợi vẻ vang. Nhân lúc này, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi xuống tay viết bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai, tuyên bố về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân và khẳng định về nền độc lập, hòa bình, mở ra thời kỳ thịnh vượng sắp tới của đất nước.

Có lẽ là trời đố anh tài nên sau khi nhà Hậu Lê thành lập chưa lâu thành Lê Thái Tổ tức Lê Lợi băng hà. Bởi vậy nên kéo theo Nguyễn Trãi được xem như là công cao lấn chủ, có vẻ chuyên quyền nên ông không được tin dùng trong suốt 10 năm trời. Vì thế, ông quyết định cáo lão hồi hương, ở ẩn tại Côn Sơn. Sau lại ông được vua Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Những tưởng được nhà vua một lần nữa tín nhiệm, dốc hết tâm huyết ra phụng sự đất nước, kiến thiết quốc gia thì lần này lại là một cạm bẫy khiến ông rơi vào kết cục thê lương. Trong một lần đi tuần của vua Lê Thái Tông thì vua chết bất đắc kỳ tử nên cả Nguyễn Trãi và hầu thiếp Nguyễn Thị Lộ bị kết án vào tội giết vua, chịu án tru di tam tộc. Một bản thảm án tàn khốc vẫn thường được nhiều nhà sử học nhắc đến là bản thảm án Lệ Chi Viên. Và bản án này cũng đồng thời kết thúc sự nghiệp nhiều vẻ vang nhưng cũng đầy thăng trầm, biến cố của một người tài hoa, lỗi lạc như Nguyễn Trãi.

Với tư cách là một nhà chính trị, quân sự, thi sĩ, Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của đất nước trong cả cuộc đời của ông. Xuyên suốt những tác phẩm của ông luôn chứa đựng tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước cùng nghệ thuật sắp xếp, bố cục luận điểm chặt chẽ, sắc bén. Ông xứng đáng là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Thuyết minh về tác gia Nguyễn Trãi.

BÀI LÀM
Nguyễn Trãi là một trong những vĩ nhân tiêu biểu trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Ông là một người anh hùng dân tộc, một nhà tư tưởng lớn và đồng thời là một nhà văn hóa nổi bật, có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nước Đại Việt cổ xưa và nền văn học Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Trãi trải qua một tuổi thơ đau thương khi vừa lên 5 thì mẹ mất, lên 11 thì ông ngoại mất. Cha, ông cùng em trai sống nương tựa vào nhau nhưng rồi khi chế độ phong kiến nhà Hồ sụp đổ, ông chưa kịp vào triều làm quan, cha ông bị bắt và gia đình ly tán. Ông cùng em muốn theo hầu cha cho tròn chữ hiếu thì ông được cha khuyên giải nên ở lại quê nhà, tận tâm tận lực để cứu nước. Sau khi về đến Thăng Long thì quân Minh chiêu dụ ông ra làm quan nhưng bị ông cự tuyệt. Từ đây, ông bị giam lỏng ở thành Đông Quan trong suốt 10 năm trời. Mãi đến khi nghe tin Lê Lợi là minh quân, đang khởi nghĩa để chống lại quân Minh xâm lược thì ông mới tìm cách trốn thoát ngục giam và gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn. Khi tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn, ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách. Bằng nhiều mưu lược tài tình trong việc tiến đánh quân Minh thì Nguyễn Trãi nhanh chóng trở thành cánh tay phải đắc lực cho vị minh quân này.
Với sự gia nhập của Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn liên tiếp giành được nhiều thắng lợi nhờ những chiến lược, dùng binh xuất sắc. Về sau, quân Lam Sơn giành được thắng lợi trên toàn phương diện, buộc giặc Minh phải ký kết hiệp ước đầu hàng và rút quân về nước. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”, tuyên bố về nền độc lập dân tộc, khẳng định về nền hòa bình và mở ra một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên an bình và phồn vinh.

Nhưng quy luật thịnh cực tất suy luôn đi kèm với nhau. Sau khi nhà Hậu Lê thành lập chưa được bao lâu thì vua Lê Thái Tổ mất, bản thân Nguyễn Trãi không được triều đình trọng dụng bởi e dè các công thần khai quốc công cao lấn chủ. Bởi vì vậy nên trong suốt 10 năm ròng, ông không được trọng dụng nên đã cáo lão hồi hương, trở về Côn Sơn ẩn cư. Một năm sau, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra làm quan trở lại.

Cũng chính lần làm quan này đã đánh dấu một kết thúc thê lương cho bản thân và gia tộc của ông. Khi được mời ra làm quan lại, ông nỗ lực cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp phát triển, xây dựng đất nước. Rồi trong một lần vua Lê Thái Tông đi tuần, Nguyễn Trãi mời vua vào Côn Sơn dừng chân. Xót xa thay khi Lê Thái Tông đột ngột qua đời và Nguyễn Trãi cùng hầu thiếp Nguyễn Thị Lộ bị ghép tội mưu sát vua, chịu thảm án tru di tam tộc. Bản án tàn khốc này cũng là dấu chấm hết cho sự nghiệp công danh vẻ vang nhưng đầy thăng trầm của ông.

Cả cuộc đời của Nguyễn Trãi là cống hiến và không ngừng cống hiến trên nhiều lĩnh vực chẳng hạn như chính trị, quân sự, thơ ca, văn học,… Ông là một con người toàn tài, có đức nhân nghĩa, là một anh hùng dân tộc, là niềm tự hào của các thế hệ con cháu Việt Nam.

Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom